Tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em (Trang 35 - 37)

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lao động trẻ em không chỉ có tác động tiêu cực đến đời sống và sự phát triển của bản thân trẻ, mà còn đến gia đình, cộng đồng và quốc gia nơi trẻ sinh sống.

* Tác động tiêu cực của trẻ em với cộng đồng, quốc gia nơi trẻ sinh sống:

Lao động trẻ em làm tăng tỷ lệ mù chữ dẫn tới trình độ dân trí thấp, nghèo đói gia tăng. Nguyên nhân là do trẻ em phải làm việc sớm, thƣờng là những công việc lao động chân tay, không đƣợc giáo dục và đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để giúp các em có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao khi trƣởng thành. Điều đó làm ảnh hƣởng tới sự phát triển kinh tế lâu dài của đất nƣớc. Cũng vì thế mà lao động trẻ em ảnh hƣởng tiêu cực đến nguồn nhân lực khiến cho năng lực cạnh tranh của quốc gia giảm sút khi tham gia vào thị trƣờng thế giới, tạo ra những trở ngại lớn đối với sự phát triển của quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng lao động trẻ em ảnh hƣởng rõ rệt

29

tới nền kinh tế quốc gia thông qua các chỉ số, không chỉ hiện tại mà trong cả tƣơng lai do chất lƣợng nguồn nhân lực kém. Rõ ràng, giữa nghèo đói và lao động trẻ em có mối liên hệ chặt chẽ. Nghèo đói là một trong những nguyên nhân dẫn tới lao động trẻ em và lao động trẻ em làm gia tăng tỷ lệ nghèo đói trong tƣơng lai. Đây là một vòng luẩn quẩn khó có thể chấm dứt và do đó, lao động trẻ em cần phải đƣợc ngăn ngừa và xóa bỏ.

Bên cạnh đó, lao động trẻ em sẽ dẫn tới các hậu quả xấu cho xã hội, trẻ không đƣợc giáo dục dễ sa ngã phạm tội hoặc mắc phải các tệ nạn xã hội.

* Tác động tiêu cực của lao động trẻ em đến bản thân trẻ:

Về thể chất:

Do còn non nớt, thiếu kinh nghiệm, sức khỏe và sự dẻo dai còn hạn chế, trẻ em dễ bị tổn thƣơng và gặp nhiều rủi ro về thể chất hơn ngƣời lớn khi làm việc. Ví dụ, trẻ em lao động có thể bị tai nạn dẫn tới bị thƣơng, bị chết hoặc tàn tật. Trẻ em làm việc trong những điều kiện lao động không bảo đảm có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng về lâu dài [37].

Các nghiên cứu cho thấy số lƣợng trẻ em làm việc trong các nhà máy và hầm mỏ có sử dụng máy móc thiết bị công nghiệp, hóa chất, yêu cầu công việc khó khăn, đối phó với động vật và côn trùng, hoặc tiếp xúc với nhiệt độ rất cao hay rất thấp đều gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, trẻ em có thể phải làm các công việc nhƣ mại dâm, phục vụ trong chiến tranh,và trong hành vi buôn lậu, ma túy, dẫn đến việc bị lạm dụng và thậm chí có nguy cơ tử vong.

Về tâm lý: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lao động trẻ em thậm chí còn gây ra những hậu quả về tâm lý của trẻ hơn là về thể chất.

Hậu quả tâm lý gây ra cho trẻ em lao động có thể bao gồm: chậm phát triển về trí tuệ; thiếu tự tin, khó hòa nhập xã hội, gặp khó

30

khăn trong việc tạo lập các mối quan hệ; có thái độ bạo lực hoặc các hành vi phạm tội, sử dụng chất kích thích; hoặc tâm trạng trầm cảm, lo lắng, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân [37].

Về nhận thức: Trong nhiều trƣờng hợp, khả năng nhận thức của trẻ em bị ảnh hƣởng do công việc mà trẻ phải làm, ví dụ nhƣ suy giảm năng lực nhận thức, giao tiếp và thực hành - những yếu tố cốt yếu để trẻ em thích nghi xã hội và có điều kiện sống tốt hơn.

Về giáo dục:

Lao động nặng nhọc hoặc nhiều thời gian có thể khiến trẻ em phải bỏ học sớm hoặc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập. Tuy nhiên, phổ biến hơn là lao động tƣớc đi của trẻ em thời gian cần thiết cho việc học tập, và vì vậy thành tích học tập của các em giảm sút, kỹ năng học tập yếu, bị thụt lùi so với bạn bè, bị bỏ mặc hoặc gặp khó khăn khi hòa nhập với bạn học [37].

Một phần của tài liệu Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)