Kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên

Một phần của tài liệu Hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 49 - 101)

Thiên Huế từ năm 2007 đến năm 2011 (từ 01/01/2007 đến 31/12/2011)

Thừa Thiên Huế là một trong những địa bàn có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng, lại là một địa phương vốn rất nhạy cảm về tôn giáo. Bên cạnh những ưu việt của nền kinh tế thị trường, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, đã phát sinh nhiều diễn biến hết sức phức tạp của các loại tội phạm nhất là các loại tội phạm về ma túy; tội phạm trong lĩnh vực kinh tế như tham nhũng, buôn lậu, quản lý các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, cỗ phần hoá, phá sản doanh nghiệp, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng v.v. với những thủ đoạn hết sức tinh vi, phức tạp. Bên cạnh đó, các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước vẫn không ngừng tuyên truyền, kích động, lợi dụng tôn giáo và các chức sắc trong tôn giáo để chống phá ta. Tuy nhiên, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã cùng với các cơ quan tiến hành tố tụng ngăn chặn và đẩy lùi nhiều loại tội phạm, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh, kiểm sát giải quyết nhiều vụ án dân sự, hành chính, kinh tế phức tạp, tăng cường kiểm sát các hoạt động tư pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể như sau:

2.3.1 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát

việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra như: Phân công cán bộ trực tiếp phụ trách theo dõi, thường xuyên cập nhật tình hình thụ lý và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Chủ động cùng với Cơ quan điều tra rà soát, phân loại, đối chiếu các tin báo giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Yêu cầu Cơ quan điều tra xác minh, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm theo đúng quy định của pháp luật. Một số đơn vị Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đã chủ trì, ký kết Quy chế phối hợp liên ngành về giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.

Các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện đã tiến hành kiểm sát trực tiếp 17 lượt tại các Cơ quan điều tra Công an cấp huyện về công tác giải quyết các tin báo, tố giác tội phạm. Đã ban hành 17 kết luận yêu cầu rút kinh nghiệm, khắc phục tình trạng giải quyết tin báo, tố giác tội phạm kéo dài quá thời hạn luật định. Qua công tác kiểm sát, đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 53 vụ / 50 bị can, góp phần đảm bảo cho việc ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án được kịp thời, có căn cứ và đúng pháp luật, hạn chế việc bỏ lọt tội phạm.

Từ năm 2007 đến năm 2011, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra 2.658 vụ / 4.308 bị can. Cơ quan cảnh sát điều tra đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố 2.496 vụ / 4.018 bị can, đình chỉ điều tra 39 vụ/ 80 bị can, tạm đình chỉ điều tra 55 vụ / 55 bị can chủ yếu là do chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu. Hiện còn đang điều tra 68 vụ / 155 bị can đang trong hạn luật định. Cơ cấu một số loại tội phạm cụ thể như sau:

- Tội cướp, cướp giật tài sản khởi tố 171 vụ / 330 bị can; - Tội cưỡng đoạt tài sản khởi tố 50 vụ / 62 bị can;

- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khởi tố 160 vụ / 215 bị can;

- Tội tham ô tài sản khởi tố 20 vụ / 20 bị can;

- Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng khởi tố 26 vụ / 26 bị can;

- Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản khởi tố 51 vụ / 97 bị can; - Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khởi tố 1 vụ / 5 bị can;

- Tội sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy 70 vụ / 155 bị can;

- Tội giết người khởi tố 42 vụ / 42 bị can;

- Tội cố ý gây thương tích khởi tố 401 vụ / 755 bị can;

- Tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em, dâm ô đối với trẻ em khởi tố 78 vụ / 92 bị can;

- Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khởi tố 461 vụ / 530 bị can;

- Tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc khởi tố 59 vụ / 262 bị can; - Tội gây rối trật tự công cộng khởi tố 47 vụ / 102 bị can; - Tội chứa mãi dâm khởi tố 25 vụ / 35 bị can;

- Tội chống người thi hành công vụ khởi tố 17 vụ / 17 bị can;

- Tội tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ khởi tố 22 vụ / 36 bị can… Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các quy định của pháp luật trong các trường hợp tạm đình chỉ và đình chỉ vụ án,

đảm bảo việc đình chỉ, tạm đình chỉ của Cơ quan điều tra đúng quy định pháp luật. Đã tiến hành kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hầu hết các vụ án mới khởi tố, kiểm sát viên đều có văn bản yêu cầu điều tra ngay từ đầu. Không có vụ án nào để quá hạn điều tra, truy tố. Qua công tác kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã từ chối phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp 5 trường hợp, hủy quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra 9 trường hợp, hủy quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án 6 trường hợp, huỷ quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra và ra quyết định truy tố 3 trường hợp theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã ban hành cáo trạng truy tố 2.378 vụ / 3.828 bị can, chiếm tỉ lệ 95,27 % số vụ Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra, đề nghị truy tố. Không có vụ án nào Viện kiểm sát phải ra quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Tiến độ và chất lượng công tác thực hành thực quyền công tố, kiểm sát điều tra được bảo đảm và từng bước được nâng cao.

Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những chuyển biến tích cực. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung 41 vụ (chiếm tỷ lệ 0,01 %), Cơ quan điều tra hai cấp đều chấp nhận lý do trả hồ sơ của Viện kiểm sát và tiến hành điều tra bổ sung. Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung 62 vụ (chiếm tỷ lệ 0,02 %), Viện kiểm sát không chấp nhận lý do trả hồ sơ của Tòa án và chuyển trả lại hồ sơ để Tòa án đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật là 43 vụ, kết quả Tòa án đã đưa vụ án ra xét xử theo đúng tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố. Trong số các vụ án trả hồ sơ, không có trường hợp nào việc trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung dẫn đến việc Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra phải đình chỉ điều tra. Một số đơn vị không có án trả hồ sơ là Viện kiểm sát nhân dân huyện Hương Trà; Quảng Điền; A Lưới và Nam Đông.

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chú trọng phát hiện, tổng hợp những vi phạm trong hoạt động điều tra để ban hành kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm. Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã ban hành 17 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục những vi phạm như chậm thay đổi các biểu mẫu trong hoạt động tố tụng hình sự; khám nghiệm các vụ án tai nạn giao thông và phương tiện giao thông không có đầy đủ thành phần và đúng quy định của pháp luật; việc thu thập và bảo quản vật chứng của vụ án chưa bảo đảm đúng quy định của pháp luật; đề nghị gia hạn thời hạn điều tra vụ án không kịp thời và bảo đảm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự v.v. Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã ban hành các kiến nghị gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn đề nghị tăng cường công tác quản lý trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội v.v. nhằm phòng tránh các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm xảy ra trên địa bàn.

2.3.2 Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm 2.238 vụ / 3.127 bị cáo, trong đó có 332 vụ tham gia xét xử lưu động tại địa bàn các bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội. Kết quả xét xử, Tòa án nhân dân hai cấp đã tuyên các hình phạt chính gồm: phạt tiền 35 bị cáo, cải tạo không giam giữ 87 bị cáo, từ 3 năm tù trở xuống 2464 bị cáo trong đó cho hưởng án treo 1266 bị cáo (chiếm tỷ lệ 40,5 % so với tổng số bị cáo Toà án đã đưa ra xét xử), từ trên 3 năm tù đến 7 năm tù 327 bị cáo, từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù 159 bị cáo, trên 15 năm tù 46 bị cáo, tù chung thân 9 bị cáo.

Trong các quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chú trọng nâng cao chất lượng xét hỏi, tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Nhìn chung, về cơ bản các vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm đều đảm bảo tính khách quan, chính xác và đúng quy định của pháp luật. Tội danh, mức hình phạt mà Viện kiểm sát đề nghị hầu hết phù hợp với kết quả xét xử của Hội đồng xét xử. Không có trường hợp nào Viện kiểm sát phải đình chỉ vì hành vi không cấu thành tội phạm; Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Điểm đáng lưu ý, là không có trường hợp nào Viện kiểm sát truy tố mà Toà án xét xử tuyên không phạm tội.

Qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chú trọng phát hiện, tổng hợp những vi phạm của Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân để ban hành kiến nghị. Đã ban hành 35 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân hai cấp khắc phục các vi phạm về thời hạn ra các quyết định tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kiến nghị về việc vi phạm thời hạn xét xử, không ra quyết định phân công Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký tòa án, không ra thông báo về việc kháng nghị của Viện kiểm sát, khắc phục các vi phạm về thời hạn gửi bản án, quyết định đến Viện kiểm sát.

Về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã thụ lý kiểm sát xét xử phúc thẩm 1019 vụ / 1089 bị cáo. Tòa án nhân dân tỉnh đã đưa ra xét xử phúc thẩm 821 vụ / 864 bị cáo, đình chỉ xét xử 156 vụ / 166 bị cáo. Hiện còn chưa xét xử 42 vụ / 59 bị cáo, đang trong hạn luật định.

Qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã ban hành 108 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh đã đưa ra xét xử

98 vụ, hiện còn 10 vụ chưa xét xử. Trong số các vụ án đã đưa ra xét xử, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm đã chấp nhận kháng nghị 48 vụ. Các kháng nghị không được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận chủ yếu là do nhận thức có sự khác nhau trong việc áp dụng pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; người phạm tội bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; phạm tội có tính chất côn đồ; cố tình thực hiện tội phạm đến cùng v.v.) theo quy định tại các Điều 46 (Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự), Điều 48 (Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự) Bộ luật hình sự và việc áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự (Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật) để xử phạt dưới khung hình phạt v.v.

Công tác phối hợp liên ngành được duy trì đều đặn. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã chủ trì nhiều hội nghị Liên ngành giải quyết án hình sự để xác định án trọng điểm (102 vụ), đến nay đã kết thúc điều tra, truy tố và đưa ra xét xử 98 vụ. Trong số án trọng điểm có 6 vụ giết người; 36 vụ cố ý gây thương tích; 5 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 7 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; 10 vụ cướp tài sản; 7 vụ cướp giật tài sản; 11 vụ trộm cắp tài sản; 9 vụ vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; 13 vụ vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ v.v. bàn bạc thống nhất hướng giải quyết nhiều vụ án phức tạp, nghiêm trọng. Phối hợp đưa ra xét xử lưu động nhiều vụ án có tính chất nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm, với mức án nghiêm minh, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ, phục vụ tốt yêu cầu, nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Nhìn chung, Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hình sự. Các hoạt động tố tụng như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi các vụ án giết người, chết không rõ nguyên nhân, các vụ án tai nạn giao thông nghiêm

trọng và các vụ trọng án khác luôn được chú trọng kiểm sát để việc khởi tố các vụ án, bị can có căn cứ, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Kiểm sát viên đã kịp thời đề ra các yêu cầu điều tra, thực hiện tốt công tác thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật. Chú trọng kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, đảm bảo đầy đủ các căn cứ trước khi phê chuẩn các lệnh, quyết định do Cơ quan điều tra đề nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Thực hiện tinh thần đổi mới công tác xét xử theo yêu cầu cải cách

Một phần của tài liệu Hoạt động của Viện Kiểm sát nhân dân - qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên - Huế (Trang 49 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)