Địa chỉ của biến:

Một phần của tài liệu Đề Cương Môn Kỹ Thuật Lập Trình Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Hà Nội (Trang 65)

- Nếu a[M] < c thì gọi đề quy trên đoạn [M+1, R] B2:

a. Địa chỉ của biến:

Khi khai báo một biến, máy tính sẽ cấp phát một vùng nhớ để chứa giá trị của biến. Kích thước của vùng nhớ được xác định tùy theo kiểu biến. Vùng nhớ phải được đặt tên, ta gọi là tên biến.

Để quản lý biến này, vùng nhớ được đánh địa chỉ, gọi là địa chỉ của biến. Địa chỉ của biến là địa chỉ của byte đầu tiên trong vùng nhớ của biến.

Để lấy địa chỉ của biến, ta sử dụng phép toán & theo cú pháp:

<&> <tên biến>;

b. Con trỏ:

Đôi khi, ta muốn lấy địa chỉ của các biến. Vì vậy cần có các biến để chứa các địa chỉ này gọi là các biến con trỏ.

Như vậy, con trỏ là biến dùng để chứa địa chỉ.

Các biến có nhiều kiểu khác nhau, vì vậy, để chứa địa chỉ của chúng, con trỏ cũng có nhiều kiểu. Kiểu của con trỏ trùng với kiểu biến mà nó sẽ chứa địa chỉ. VD: con trỏ kiểu float dùng để chứa địa chỉ các biến kiểu float, con trỏ kiểu int dùng để chứa địa chỉ các biến kiểu int…

Một con trỏ cũng cần phải được khai báo trước khi sử dụng. Cú pháp khai báo như sau:

<Kiểu con trỏ> <*> <Tên con trỏ>;.

VD: câu lệnh int a, b, *p, *q; sẽ khai báo hai biến a, b kiểu nguyên

và hai con trỏ p, q kiểu nguyên. Hai con trỏ p, q có cùng kiểu với hai biến a, b nên có thể dùng để chứa địa chỉ của hai biến a, b.

Khi có con trỏ, ta có thể sử dụng các phép lấy địa chỉ thông thường để gán địa chỉ vào con trỏ.

VD: các câu lệnh p = & a; q = &b; sẽ lấy địa chỉ của hai biến a, b

để gán vào con trỏ p và q. Khi đó, p và q chứa địa chỉ của hai biến a, b và ta nói p trỏ tới a, q trỏ tới b.

Một phần của tài liệu Đề Cương Môn Kỹ Thuật Lập Trình Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w