1. HS ở các lớp TN nắm kiến thức chắc và sâu hơn, biểu hiện ở khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết tốt hơn, nắm được phương pháp giải và vận dụng một cách khoa học trong việc giải các bài toán. Kết quả kiểm tra cho thấy ở nhóm TN điểm trung bình cao hơn ở nhóm ĐC.
2. Tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi ở các nhóm thực nghiệm cao hơn và tỉ lệ HS yếu kém và trung bình của các nhóm TN thấp hơn nhóm ĐC.
3. Đồ thị đường các lũy tích về tỉ lệ học sinh đạt dưới điếm Xi của nhóm TN luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích tương ứng của nhóm ĐC,điều đó chứng tỏ kết quả học tập của nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm ĐC. Về hệ số biến thiên V của các nhóm TN cũng nhỏ hơn các nhóm ĐC, điều đó chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các nhóm TN nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các nhóm TN đồng đều hơn, ổn định hơn so với các nhóm ĐC.
Kết luận chƣơng 3
Sau khi tổ chức các lớp thực nghiệm sư phạm, qua quá trình theo dõi, phân tích và đánh giá các kết quả thu được, tác giả đưa ra một số nhận xét sau đây:
Việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo nội dung đã soạn thảo trong luận văn này đã góp phần kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp học sinh nâng cao nhận thức về những kiến thức khó trong phần động lực học vật rắn. Phương pháp đúng đắn và sự hỗ trợ kịp thời của GV đã giúp HS học tập đạt hiệu quả cao, phát huy được tính tự lực và tiếp thu kiến thức một cách vững chắc.
Các kết quả thực nghiệm đã khẳng định rằng, hệ thống bài tập và phương pháp giải do tác giả xây dựng đã góp phần nâng cao đáng kể chất lượng bồi dưỡng HSG phần động lực học vật rắn thuộc chương trình vật lí lớp 12 nâng cao ở trường THPT Nguyễn Du. HS không những nắm vững kiến thức cơ bản, mà còn được tìm hiểu sâu hơn các kiến thức nâng cao và vận dụng một cách linh hoạt các kiến thức đó.
Nhìn chung hệ thống bài tập và phương pháp giải các bài tập phần động lực học vật rắn đã xây dựng là rất khả thi. Nếu xây dựng được hệ thống và phương pháp giải bài tập phần động lực học vật rắn thuộc chương trình vật lí lớp 12 nâng cao, đúng trình độ, và trọng tâm, kết hợp với phương pháp bồi dưỡng đúng hướng của giáo viên sẽ nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo và bồi dưỡng HSG môn vật lí.
Tuy nhiên vì thời gian thực nghiệm có giới hạn nên đề tài chỉ minh chứng trong một phạm vi hẹp. Để đề tài đạt được thành công trong phạm vi rộng hơn cần phải có những yêu cầu cao hơn, cụ thể: Cần phải tiến hành thực nghiệm trên nhiều đối tượng HS mang tính “đại trà” hơn, đồng thời tiến hành ở nhiều cơ sở hơn để điều chỉnh, bổ sung hệ thống bài tập sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau đây:
1. Bước đầu đã xây dựng được hệ thống bài tập và định hướng phương pháp giải bài tập phần động lực học vật rắn thuộc chương trình vật lí lớp 12 nâng cao THPT nhằm bồi dưỡng HSG.
2. Việc sử dụng hệ thống bài tập đã được soạn thảo cho phần động lực học vật rắn để bồi dưỡng HSG không những đem lại hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức cho HS mà còn phát triển được khả năng tư duy, từ đó phát huy được năng lực giải quyết một số vấn đề nâng cao trong chương trình bồi dưỡng HSG.
3. Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ được tính khả thi của hệ thống bài tập đã soạn thảo.
Do điều kiện thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ thực nghiệm sư phạm trên số lượng học sinh có hạn. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng của hệ thống bài tập đã xây dựng chưa mang tính khái quát. Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm trên nhiều cơ sở để hoàn chỉnh hệ thống bài tập sao cho có thể áp dụng một cách thông dụng cho các lớp bồi dưỡng kiến thức cho HSG môn vật lí.
Rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến về nội dung cho hệ thống bài tập mà chúng tôi đề xuất, để tác giả tiếp tục hoàn thiện thêm về những ý tưởng của mình. Hy vọng rằng sau luận văn này tác giả sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm để có thể xây dựng hệ thống bài tập thuộc những chương khác trong chương trình vật lí THPT góp phần làm phong phú kho tài liệu đồng thời nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG hằng năm ở trường THPT Nguyễn Du nói riêng và các trường THPT trong thành phố Hà Nội nói chung.
References