Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ (Trang 29)

Mặc dù tiềm năng du lịch ở Cần Giờ là rất lớn, song nếu chúng ta chỉ biết dừng lại ở việc khai khác tiềm năng sẵn có thì ngành du lịch khó có thể phát triển so với các điểm du lịch khác trong và ngoài nước. Thách thức lớn cho ngành du lịch Cần Giờ là chúng ta chưa tạo ra được các dịch vụ du lịch đi kèm, do đó chỉ giữ khách trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, sản phẩm quà tặng du lịch của Cần Giờ không đa dạng, chất lượng chưa cao. Các sản phẩm quà tặng, quà biếu được mua bán, trao đổi chủ yếu từ các điểm buôn bán nhỏ, lẻ, tự phát, chưa tạo ra được một hệ thống để quản lý các mặt hàng quà tặng du lịch đồng bộ về chất lượng cũng như giá cả.

Cơ sở hạ tầng phụ vụ du lịch không nhiều, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn hạn chế vì nhiều lý do như thiếu vốn đầu tư; hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch còn thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi và an toàn cho du khách. Chưa cải tạo được bãi tắm Cần Giờ, hiện tại, bãi tắm này chưa được khai thác một cách triệt để. Tỷ lệ bùn trong nước quá cao làm cho nước biển khu vực này rất đục. Hơn nữa, do cường độ khai thác và nuôi trồng thủy hải sản cao mà công tác vệ sinh môi trường ở đây không được đảm bảo nên thường xuyên bị ô nhiễm. Ngoài ra, công tác kết nối tour du lịch với các công ty lữ hành để đưa khách xuống Cần Giờ bị hạn chế, khách du lịch chủ yếu đi tự túc và hầu hết là ít nghỉ lại đêm vì không có các loại hình phục vụ giải trí về đêm, tạo cho du khách tâm lý buồn chán và ít muốn quay lại Cần Giờ lần thứ 2.

4.2.2 Quan điểm

Khai thác đúng mức lợi thế, các yếu tố tiềm năng của rừng ngập mặn, biển, sông nước, truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa lễ hội dân gian… để phát triển khu du lịch sinh thái. Phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ phải đảm bảo tính bền vững và gắn chặt với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên rừng ngập mặn; Thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất

kỹthuật phục vụ phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Cần Giờ – Đô thị du lịch sinh thái rừng – biển của Thành phố Hồ Chí Minh .Ý tưởng biến huyện Cần Giờ trở thành đô thị du lịch sinh thái rừng – biển là ý tưởng có bước đột phá trước hết là của lãnh đạo cấp cao của Chính phủ và sau đó được cụ thể hóa bằng Dự án “Hệ thống công trình lấn biển kết hợp với khu đô thị – du lịch biển Cần Giờ”.

Dự án này đã được nghiên cứu khả thi chi tiết, đã được thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đang trong giai đoạn xúc tiến đầu tư. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 9, Môi trường và Tài nguyên – 2006.

4.2.3 Định hướng không gian phát triển du lịch sinh thái CầnGiờ Giờ

Trong 5 – 10 năm tới, cần đầu tư phát triển hoàn chỉnh và tổ chức khai thác có hiệu quả không gian du lịch trên địa bàn huyện và trên cơ sở từng bước khép kín và kết nối với không gian du lịch trong khu vực bao gồm các tuyến, điểm, khu du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.

Các tuyến du lịch dự kiến phát triển như sau:

 Tuyến đường bộ từ trung tâm Thành phố xuống Cần Giờ.

 Tuyến đường sông từ Thành phố đi Đồng Đình, Cần Thạnh; từ Cần Thạnh Lâm Viên đi Vũng Tàu – Cần Đước – Mỹ Tho.

 Kết hợp đường bộ – đường sông.

Các điểm du lịch có thể phát triển bao gồm:  Khu du lịch bãi biển 30/4 xã Long Hòa.

 Khu núi đá Giồng Chùa, xã Thạnh An (200 ha).  Khu đô thị – du lịch lấn

 Biển Cần Giờ

 Khu đô thị mới theo qui hoạch của huyện.

 Các khu di chỉ khảo cổ: Trung tâm triển lãm, trưng bày, nghiên cứu hệ sinh thái rừng.

 ngập mặn tại các tiểu khu thuộc ban quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ.  Khu du lịch nhà vườn (300 ha) tại Long Hòa – Cần Thạnh.

 Trung tâm sinh hoạt dã ngoại thanh thiếu niên thành phố.  Khu di tích lịch sử các căn cứ kháng chiến vùng rừng Sác.  Bảo tàng sinh vật biển.

 Đình, chùa, lăng Ông Thủy Tướng.

Nhìn chung, hình ảnh chung của khu đô thị – du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ mang ý nghĩa đúng của khái niệm về du lịch sinh thái rừng - biển: đó là du lịch nhằm đưa du khách hiểu biết về hệ sinh thái gốc và tăng thu nhập của dân cư địa phương để bảo tồn hệ sinh thái gốc. Khu du lịch này không chỉ nhằm giảm thiểu sự quá tải trong khu du lịch trung tâm thành phố và tăng quỹ đất kết hợp du lịch.

4.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Hiện nay, khách du lịch đến với Cần Giờ chỉ với mục đích là nghỉ dưỡng vào cuối tuần, thưởng thức hải sản tươi sống… vì chưa có loại hình du lịch nào hấp dẫn. Vì vậy, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch để thu hút du khách là một việc làm hết sức cần thiết trong 05 năm tới. Các loại hình được ưu tiên phát triển như:

- Duy trì diện tích vườn cây ăn trái là 300 ha, chủ yếu là cây xoài và mãng cầu. Hàng năm, nông sản thu được từ 900 - 1.000 tấn, trong đó, xoài chiếm 35% - 40%. Nông dân luôn được hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật trồng trọt để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ du khách.

- Xây dựng phương án và đề xuất các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân phát triển mô hình du lịch Nhà - Vườn. Từ đó, có thể chọn một số hộ dân làm mô hình thí điểm và tổ chức chuyến tham quan, học kinh nghiệm quản lý, phát triển, xây dựng mô hình du lịch nhà - Vườn ở các tỉnh miền Tây. Sau đó có thể áp dụng, cải tạo thành một mô hình mới phù hợp với địa phương.

- Các cơ quan ban ngành huyện phối hợp với các Sở ngành chức năng của thành phố nghiên cứu giống xoài ra quả trái vụ kéo dài từ tháng 01 đến tháng 4 hàng năm nhằm tăng nguồn thu cho nông dân và kéo dài mùa du lịch Nhà - Vườn. Đồng thời, xây dựng thương hiệu sản phẩm xoài Cần Giờ, mắm tôm chua, khô cá dứa… trở thành món đặc sản nổi tiếng ở TP.HCM và cả nước.

Du lịch đường sông:

Tận dụng thế mạnh sông rạch chiếm 31,49% diện tích cả huyện, len lỏi trong rừng phòng hộ, thông thương giữa TP.HCM với các tỉnh lân cận là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch đường sông, là mối quan tâm hàng đầu của các cấp chính quyền và người dân địa phương, cần phải:

- Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành trong công tác quy hoạch, xây dựng các dự án khả thi phát triển tour, tuyến du lịch đường sông. Cần phải chú trọng công tác xử lý tốt việc cấp thoát nước và chất thải của các cụm dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu vực nuôi chim yến… nằm sát bờ sông.

- Căn cứ quy hoạch và các dự án khả thi phát triển du lịch đường sông ở các vùng trọng điểm du lịch, phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác hỗ trợ đầu tư

- Tiếp tục xây dựng các chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sông nước đặc thù, tạo ra những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao để phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch đường sông Cần Giờ, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, tạo thị trường ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này.

- Phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành phố cùng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn thành phố khảo sát tuyến du lịch đường sông nhằm xác định những tuyến khả thi nhất để các đơn vị đưa vào khai thác trong năm 2011 và năm 2012.

Du lịch tín ngưỡng:

Phát huy đặc điểm một nền văn hóa lâu đời với kho tài nguyên nhân văn phong phú được chia thành các nhóm: di tích văn hóa khảo cổ như Giồng Am, Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ và nhiều di tích văn hóa tín ngưỡng như đình, chùa, miễu, thánh thất… đặc biệt là Khu di tích lịch sử chiến khu Rừng Sác và Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ. Với đặc điểm đó, việc nghiên cứu phát triển du lịch tín ngưỡng là một việc làm cần thiết nhằm phát huy thêm thế mạnh cho ngành du lịch Cần Giờ, cần phải:

- Tập trung đầu tư, tôn tạo, nâng cấp các đình, chùa về tín ngưỡng, tôn giáo: Lăng ông Thủy Tướng; đầu tư nâng cấp Lễ hội Truyền thống Ngư dân Cần Giờ, các đình, chùa được công nhận di tích văn hóa trên địa bàn huyện.

- Sau khi hoàn thành việc nâng cấp, trùng tu, sửa chữa các khu di tích, cần đưa các điểm trên để khai thác phục vụ du lịch bằng cách kết nối với các công ty lữ hành xây dựng các tour, tuyến điểm tham quan các di tích tín ngưỡng nhằm góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch.

Du lịch sinh thái nông nghiệp: được quy hoạch phát triển tại 04 xã phía bắc, với diện tích khoảng 28.710 ha đất nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển theo mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp, đến nay đã có 07 doanh nghiệp lập dự án quy hoạch đầu tư với tổng diện tích 565 ha, trong đó có 01 doanh nghiệp đã hoàn thành dự án đưa vào khai thác (điểm Du lịch sinh thái Cát Xanh), diện tích 2,3 ha, thu hút được khoảng 6.000 lượt khách tham quan mỗi năm.

Du lịch Mice (Hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng): được thực hiện ở 02 khu Resort 03 sao (Resort Phương Nam và Resort Cần Giờ) đã thu hút được 2.500 khách đến hàng năm, trong đó có đoàn khách đến từ các nước Nhật, Anh, Hàn Quốc, Colombia. Loại hình du lịch này có chiều hướng phát triển tốt trong các năm tới nếu cơ sở hạ tầng huyện được đầu tư tốt.

Tặng phẩm, hàng lưu niệm: ngày càng phát triển phong phú, đa dạng về mẫu mã, được sản xuất từ các sinh vật biển của các loài nhuyễn thể, ốc, đồi mồi… Các sản phẩm đặc trưng của huyện như thủy sản các loại, xoài, mãng cầu, khô cá dứa, mực và các loại khô hải sản khác được bày bán nhiều nơi đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách tham quan. Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ đang thí điểm sản xuất một số mặt hàng mỹ nghệ phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách như bàn, ghế được chế tác từ cây rừng ngập mặn với nhiều kích cỡ và kiểu dáng khác nhau; các hàng hóa thủ công như hàng thủ công lắp ghép kiến trúc, hình ảnh được chế tác từ các nguyên vật liệu từ rừng như hình người, hình chim thú… nhằm giới thiệu đến du khách về môi trường, cảnh quan thiên nhiên Rừng phòng hộ Cần Giờ. Tuy nhiên, quy mô sản xuất còn nhỏ, chủ yếu phục vụ công tác giới thiệu, quảng bá đối với du khách đến tham quan rừng phòng hộ, chưa thực sự trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng Cần Giờ để phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách trên địa bàn huyện.

Phát triển mô hình làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng tại địa phương: làng nghề cá (xã Thạnh An), nghề muối (xã Lý Nhơn), làng nuôi chim yến (xã Tam Thôn Hiệp)… việc đưa nét đặc trưng này để khai thác du lịch là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.

Xây dựng các tour, tuyến đưa du khách tham quan mô hình du lịch sinh thái rừng ngập mặn kết hợp với tìm hiểu đời sống các hộ dân giữ rừng; du lịch sinh thái nông

4.4 Khu du lịch sinh thái Vàm Sát ở Cần Giờ

Tổ chức Du lịch thế giới đã công nhận Khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam.

Khu bảo tồn thiên nhiên này là nơi cư trú của nhiều loài chim nước, chim di cư và một số loài động vật lưỡng cư trên cạn. Thảm thực vật Cần Giờ phong phú với hơn 160 loài; là môi trường sinh sống của hơn 700 loài động vật thủy sinh không xương sống, 137 loài cá, trên 40 loài động vật có xương sống. Đặc biệt, nơi đây đang hình thành trở lại các sân chim tự nhiên với số loài chiếm tới 34% tổng số loài chim nước ở Việt Nam, trong đó có tới 9 loài quý hiếm được ghi trong sách Đỏ của thế giới.

Rừng Sác ở Cần Giờ là một vùng rừng đước, chà là ngập mặn rộng đến 600 hecta, nơi tập hợp của hàng trăm sông rạch lớn nhỏ, ngang dọc chằng chịt. Khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong rừng Sác, giữa dòng chảy của hai con sông Vàm Sát và Lòng Tàu.

Nơi đây, rừng Sác nổi tiếng trong thời chiến tranh chống Mỹ với những chiến sĩ đặc công gan dạ, giỏi võ nghệ và có khả năng xuất quỷ nhập thần, dũng cảm mưu trí trong nhiều trận đánh tàu chở hàng quân sự trên sông, phá huỷ các kho xăng, kho bom đạn của địch.

Tháp Tang Bồng

Trong rừng Sác có tháp Tang Bồng – cao 26 mét, được xây dựng để tri ân hơn 800 chiến sĩ đặc công đã hy sinh trong kháng chiến. Từ tháp Tang Bồng, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh rừng Sác.

Khu du lịch Vàm Sát có một trại nuôi cá sấu. Ngoài ra, còn có khu nuôi cá sấu tự nhiên, nuôi và nhân giống nhiều loại cá sấu như cá sấu Xiêm, cá sấu hoa cà… Du khách đến đây để tham quan môi trường sống, tìm hiểu tập quán và cách săn mồi của cá sấu. Hoặc cũng nhiều người đến để tham gia… câu cá sấu.

Du khách câu cá sấu

Có hai nơi không thể bỏ qua khi thăm Vàm Sát là Đầm Dơi và Tràm Chim. Đầm Dơi là một nơi có nhiều cây đước, là nơi trú ngụ của lòai dơi quạ, có cánh sải dài tới 1 mét, bay về sống hơn vạn con. Còn Tràm Chim với diện tích 602 ha hội tụ rất

nhiều lòai chim, cò. Trước kia, trong thời bom đạn, các loại chim bỏ đi hết. Từ khi rừng ngập mặn nguyên sinh được khôi phục, chim chóc và các loại động vật khác cũng dần dần kéo về: heo rừng, mèo rừng, trăn, kỳ đà, sóc, cá sấu, khỉ…

Tổ cò (Tràm Chim)

Tại đây, khu bảo tồn động vật hoang dã được xây dựng thành một khu vực an toàn để thu hút các loài động vật đến sinh sống, vừa bảo vệ chúng, vừa khôi phục mội trường tự nhiên.

Tháng 7/2002, tổ chức Du lịch thế giới đã công nhận Khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu du lịch sinh thái phát triển bền vững của thế giới tại Việt Nam.

Cuối năm 2003, sân chim và Đầm Dơi của khu du lịch sinh thái Vàm Sát đã được UBND thành phố phê duyệt khoanh vùng quy hoạch chim thú rừng tại rừng phòng hộ Cần Giờ nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, khu dự trữ sinh quyển, tạo nơi tham quan học tập, nghiên cứu và giáo dục cho nhân dân thành phố, du khách trong và ngoài nước./.

4.5 Quản lý nhà nước về du lịch

- Kịp thời thực hiện công tác quy hoạch ngành để thuận lợi trong công tác quản lý. - Tăng cường cải cách hành chính theo cơ chế một cửa để tạo thuận lợi cho doanh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái rừng ngập mặn Cần giờ (Trang 29)