0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Phương pháp xử lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TỒN DƯ CÁC HỢP CHẤT CƠ CLO TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở MỘT SỐ KHU VỰC KHO CHỨA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 27 -31 )

Công nghệ hóa học xử lý và cách ly triệt để tại chỗ kết hợp xử lý bằng công nghệ sinh học và thực vật học tái tạo sinh thái khu vực ô nhiễm được lựa chọn trong để xử lý thuốc DDT và 666 chôn lấp tại xóm Mới, xã Phúc Trìu, Thái Nguyên.

Phương pháp trồng cây, vi sinh này dễ thực hiện, rẻ tiền nhưng thời gian xử lý rất dài, khó kiểm soát chất lượng và thời gian xử lý.

Trong điều kiện khu vực Phúc Trìu (cụ thể là Xóm Chợ, xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên) có mặt bằng rộng, dân số không quá đông, hơn nữa để giảm chi phí vận chuyển, chi phí xây dựng công trình xử lý tốt nhất là dùng phương án cách ly triệt để, kết hợp sử dụng vi sinh, hoá chất, trồng thực vật để xử lý.

Phương án được chọn là Phương án xử lý “tổng hợp”, cách ly khối lượng đất nhiễm DDT và 666 chôn lấp tại Xóm Chợ, xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên.

Phương án bóc đất mặt, thu gom thuốc BVTV chôn lấp

Phương án bóc đất và thu gom thuốc phải được tiến hành bằng cơ giới. Tốc độ thi công càng nhanh càng tốt, tránh hơi thuốc ô nhiễm dân cư xung quang hố thuốc. Kinh nghiệm cho thấy phải thuê máy gầu xúc dung tích khoảng 0,5 m3/gầu. Máy xúc này có buồng lái tương đối khít, cách ly với không khí bên ngoài và như vậy công nhân lái máy ít phải chịu rủi ro do hít phải hơi thuốc.

Thuốc và đất ô nhiễm được bóc và thu gom gọn từng phần, tức là xúc đến đâu, dọn sạch hết đến đấy. Độ sâu lớp đất cần xúc sạch lấy từ kết quả khoan điều tra. Kỹ thuật thi công sẽ do một chuyên gia hướng dẫn cụ thể ngay tại công trường. Vấn đề là không được vội vàng làm rây bẩn ra khu vực xung quanh.

Thuốc và đất ô nhiễm tương đương thuốc được đổ vào bể và xử lý ngay trong bể bằng cách rải và trộn đều hóa chất là bột nhẹ để thay đổi pH, rồi dùng kiềm để hạ mức chlor của DDT và 666, than hoạt tính hấp phụ các loại khí thải (CO2, Cl2 v.v…).

Xử lý thuốc và đất ô nhiễm tương đương thuốc Bước 1.

Đáy các bể được lót một lớp đất sét “sạch thuốc” dày 30 cm, lấy ngay tại chân công trình. Đất này được gầu xúc bới và cho vào bể. Đội ngũ công nhân được trang bị bảo hộ lao động là ủng cao su, kính, găng tay, khẩu trang đặc biệt dùng xẻng-cuốc san gạt cho phẳng lớp đất này.

Bước 2.

Dải đều trên lớp đất “sạch” này một lớp mỏng vôi bột dạng bột nhẹ, rồi một lớp mỏng chế phẩm vi sinh yếm khí và than hoạt tính.

Bước 3.

Dùng gầu xúc đưa thuốc và đất ô nhiễm vào bể với khối lượng sao cho lớp thuốc và đất này không dày hơn 20 cm. Công nhân lại san gạt cho phẳng lớp thuốc này.

Bước 4.

Theo thứ tự rắc kiềm hạt hoặc vảy (NaOH), rồi chế phẩm vi sinh yếm khí và cuối cùng là than hoạt tính đều khắp lớp thuốc. Công việc được tiến hành khẩn trương và các thao tác phải chính xác; Công nhân phải được bảo vệ tránh bị bỏng (tay, chân và mắt) do kiềm.

Sau các bước từ 2 đến 4 ở độ sâu sâu hơn 0,5 m trong bể thì công nhân phải dùng thang để trèo ra ngoài, giải phóng bể để gầu xúc xúc tiếp lớp tiếp theo cũng với khối lượng đủ dầy 20 cm. Các bước xử lý cùng hóa chất (bước 2-4) được tiến hành tương tự cho đến khi cách mép bể 30 cm thì dừng lại để gầu xúc phủ một lớp đất “sạch thuốc” lên trên cùng.

Các bước xử lý được lặp lại cho các ngăn từ thứ hai đến ngăn thứ sáu.

Phục hồi sinh thái khu vực đã nạo vét thuốc chôn lấp

Hố chôn thuốc được bồi hoàn bằng đất “sạch” lấy từ đất đào hố móng bể chứa và toàn bộ khu vực sẽ được san gạt bằng phẳng. Rải thêm mùn là rơm rạ hoặc lá cây, bổi. Rắc chế phẩm vi sinh cùng bột nhẹ tạo môi trường cho vi sinh hoạt động. Bước đầu trồng một số loại cây phát triển nhanh, sinh khối lớn là keo tai tượng, dưới tán là cỏ vetiver xung quanh và trên mặt ruộng, nhưng không dùng làm thức ăn cho trâu, bò. Ba năm đầu, khi cỏ tốt thì cắt và vùi cỏ xuống đất bổ sung mùn cho đất. Sau mỗi vụ lúa, lấy rơm phủ lên trên cho phân hủy. Chương trình quan trắc sẽ đánh giá quá trình ổn định sinh thái của khu vực.

Công nghệ xử lý vùng đất ô nhiễm hóa chất BVTV

Những diện tích đất chỉ có tồn dư sẽ được xử lý tại chỗ mà không vận chuyển vào bể cách ly.

Vùng đất bị ô nhiễm nếu có địa hình bằng phẳng thì cần bổ sung bột nhẹ, chế phẩm vi sinh, đắp bờ xung quanh tránh nước tràn rồi trồng cỏ vetiver và keo tai tượng có sinh khối phát triển nhanh. Khi cỏ tốt thì cắt và phủ đều trên mặt ruộng để bổ sung hữu cơ cho đất.

Nếu khu đất ô nhiễm có địa hình dốc thì phải phân ô, tạo ruộng bậc thang rồi tiến hành như khu ruộng bằng phẳng.

Quan trắc môi trường trong quá trình thi công

Thực tế cho thấy, bằng trực quan cũng có thể phát hiện là thuốc đã được nạo vét hết chưa. Các chuyên gia sẽ thường xuyên kiểm tra màu sắc của đất và qua mùi phát ra từ đất (không cần phải đưa ngang vào mũi!) để nhận biết mức độ sạch của nó. Khi quá trình xử lý được tiến hành gần xong, các chuyên gia sẽ tiến hành lấy mẫu phân tích tại vị trí tâm của hố chôn thuốc ở độ sâu 2,5 m và 3 m để xác định mức độ sạch của đất để quyết định xem có cần đào sâu nữa không.

Quan trắc môi trường sau xử lý

Sau khi xử lý, thiết lập chương trình quan trắc định kỳ đối với các môi trường khu vực xung quanh (chủ yếu là lấy mẫu nước ngầm) sẽ được thực hiện.

Đối với mẫu nước: Sẽ tiến hành lấy mẫu nước ngầm tại giếng của các nhà dân gần khu xử lý nhất dự kiến khoảng 4 mẫu nước ngầm/năm, chương trình lấy mẫu được tiến hành 1 – 2 đợt/năm và tiến hành trong 3 năm.

Các chỉ tiêu quan trắc bao gồm các sản phẩm phân hủy của DDT (sáu chất chính), 666 (3 đồng phân: alpha, beta và gamma).


Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ TỒN DƯ CÁC HỢP CHẤT CƠ CLO TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẤT Ở MỘT SỐ KHU VỰC KHO CHỨA HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 27 -31 )

×