4.1. Phương hướng phát triển sắp tới :
- Nhanh chóng hoàn thiện khuôn khổ Pháp lý về du lịch, tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về Du lịch. Trong năm 2005 phải hoàn tất việc trình Quốc hội thông qua Luật Du lịch và xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Du lịch.
- Tiếp tục quy hoạch và triển khai thực hiện, quản lý quy hoạch phát triển du lịch :
+ Hướng dẫn các địa phương điều chỉnh quy hoạch của địa phương mình theo quy hoạch phát triển Du lịch Việt Nam tới năm 2010 được điều chỉnh.
+ Xây dựng đề án Quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh trung du miền núi phía Bắc theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị.
+ Quy hoạch một số khu du lịch trọng điểm quốc gia như : Phú Quốc, Côn Đảo, Phong Nha – Kẻ Bàng, Pắc Bó ...
- Đầu tư phát triển du lịch :
+ Đầu tư trực tiếp ( FDI ) : phối hợp với địa phương tchú hội nghị kêu gọi đầu tư nước ngoài vào một số khu du lịch Quốc gia tại một số địa bàn trọng điểm như : Hạ Long, Cát Bà, Hà Nội, Ba Vì - Suối Hai ( Hà Tây ) , Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Văn Phong Đại Lãnh ( Khánh Hoà ) , Phú Quốc ( Kiên Giang ) ...
+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) : triển khai sự hợp tác hỗ trợ của Tổ chức Du lịch Thế giới ( WTO ) , tổ chức Phát triển Hà Lan
( SNV ) hoàn chỉnh Luật Du lịch. Kêu gọi nguồn hỗ trợ kỹ thuật của Tây Ban Nha cho dù án Luật Du lịch. Triển khai đề án du lịch và xoá đói giảm nghèo do WTO lựa chọn với sự hỗ trợ của Quỹ xoá đói giảm nghèo của WTO. Điều hành, thực hiện đúng tiến độ 3 dự án ODA do Tổng cục Du lịch quản lý ( do ADB, EU, Louxembourg tài trợ ) . Kêu gọi đầu tư từ ADB vào cơ sở hạ tầng du lịch cho các dự án thuộc hành lang Đông Tây.
+ Nguồn vốn đầu tư trong nước : chỉ đạo phối hợp địa phương triển khai dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và huy động mọi nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển du lịch.
- Hoàn thành Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2001 - 2005, xây dựng Chương trình giai đoạn 2006 - 2010 :
+ Trong nước : tổ chức một số sự kiện du lịch nổi bật nhằm chào đón các sự kiện quan trọng của đất nước như : 30 năm ngày giải phóng miền Nam, 115 năm ngày sinh của Bác, 45 năm ngày thành lập Ngành Du lịch … là những mốc thời gian quan trọng để thu hút khách du lịch. Phối hợp với các phương tiện thông tin đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, thông tin tuyên truyền. đa dạng hoá các sản phẩm du lịch thông qua các lễ hội truyền thống, liên hoan du lịch gắn với phát triển du lịch văn hoá - lịch sử. Tổ chức thành công “ Năm Du lịch Nghệ An ” nhân kỷ niệm 115 ngày sinh của Bác. Các tỉnh hưởng ứng Năm Du
lịch Nghệ An tổ chức nhiều sự kiện ( Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ … ) .
+ Ngoài nước : tập trung khai thác các thị trường khách du lịch trọng điểm; tham gia 11 Hội chợ quốc tế, mở 4 roadshow ( Ên Độ, ASEAN, Austrlia, Hoa Kỳ ) ; tuyên truyền trên CNN, các trang Web có thương hiệu lớn ( nếu cơ chế thuê người nước ngoài được cho phép ) .
- Đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh : đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp du lịch : tiếp tục thực hiện Quyết định số 97/2003/ QĐ - TTg ngày
14/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch.
- Tăng cường việc phối kết hợp với các Bộ, Ngành, địa phương để giải quyết những vướng mắc, khó khăn nẩy sinh; tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Không ngừng cải tiến phương pháp điều hành, bám sát thực tế, chỉ đạo giải quyết tập trung, dứt điểm những vấn đề nẩy sinh nhằm hoàn thành thắng lợi những kế hoạch đề ra.
- Tăng cường liên kết vùng trong hoạt động du lịch : các địa phương cần xác định sản phẩm du lịch đặc thù, liên kết chặt chẽ trong vùng, tạo sức mạnh của từng địa phương và của cả vùng, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm du lịch hiện có và sản phẩm mới. Các trung tâm du lịch đã phát triển cần có sự hỗ trợ và liên kết với các địa phương phụ cận để phát triển du lịch. Từng địa phương phải làm tốt công tác bảo vệ, phát triển và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự xã hội.
- Chủ động hợp tác và hội nhập quốc tế :
+ Hợp tác đa phương : tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN – ATF 2005 tại Malaysia, Diễn đàn du lịch Mekong, triển khai chương trình “ Ba quốc gia, một điểm đến ”, đăng cai tổ chức Hội nghị mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, tham gia đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO ) .
+ Hợp tác song phương : Đẩy mạnh các hd trong khuôn khổ hợp tác du lịch Việt Nam - Thái Lan, chương trình gắn kết 2 nền kinh tế Việt Nam - Singapore.
- Nâng cao hiệu lực quản lý ngành :
+ Tiếp tục kiện toàn tổ chức của cơ quan Tổng cục Du lịch, triển khai quy hoạch cán bộ Ngành Du lịch. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2010 và chú trọng đào tạo nguồn nhân lực toàn Ngành.
+ Phối hợp với Bộ Nội vụ hoàn thành việc xây dựng Thông tư vêf chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy các Sở.
+ Xây dựng Đề án về phân cấp quản lý nhà nước về du lịch.
+ Tăng cường công tác điều hành, cải cách hành chính, công tác kiểm tra, thanh tra giám sát và hậu kiểm.
- Tham gia tích cực vào Đại hội Đảng các cấp, góp vào phương hướng phát triển Du lịch trong Đại hội Đảng lần thứ X : đây là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự tham gia sâu rộng của ngành, đóng góp những quan điểm phát triển ngành cho đại hội để hình thành được những quyết sách mang tính chiến lược đối với phát triển ngành trong giai đoạn 5 năm tới.
4.2. Kiến nghị cá nhân để nâng cao vai trò quản lý về du lịch của Tổng cục Du lịch : cục Du lịch :
Để thực hiện được những nhiệm vụ nặng nề trên, Ngành Du lịch cần xác định phương châm chung trong phát triển là đảm bảo : An toàn - Tin cậy - Chuyên nghiệp với những giải pháp cụ thể sau :
- Tăng cường công tác quản lý điều hành, nâng cao trách nhiệm cá nhân và sự phối hợp trong công việc.
- Tập trung giải quyết một số cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho du lịch, gỡ bỏ những rào cản không cần thiết.
- Chủ động nắm bắt thực tế, giải quyết kịp thời những vấn đề nẩy dinh khi có tình hình đột biến.
- Tăng cường phối hợp giữa các Ngành, các cấp và các tổ chức du lịch. - Tăng cường công tác Đảng, công tác Đoàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
C. Kết luận :
Qua việc nghiên cứu đề tài này đã giúp cho em không chỉ hiểu thêm được vai trò của Tổng cục Du Lịch mà còn thấy được tầm quan trọng của Tổng cục đối với quá trình đổi mới và hội nhập của nước ta.Là một sinh viên ,em thấy mình phải có ý thức, trách nhiệm hơn và phải có nghĩa vụ hành động trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước.Bản thân phải luôn rèn luyện tư tưởng ,trau dồi kiến thức,để có thể cống hiến cho sự nghiệp của đất nước,đưa nước ta trở thành một trung tâm kinh tế-văn hoá-du lịch của khu vực.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy:Ths:Lê Trung Kiên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này
Danh mục tài liệu:
1. Trường đại học kinh tế quốc dân-khoa Du Lịch-Khách Sạn Giáo trình Kinh tế Du lịch
2. Du lịch Việt Nam trên đường hội nhập :
http://www.vtv.vn/vi-vn/doisong/tourist/2005/1/36454.vtv/
3. Sè 20/TCDL.
Báo cáo Tổng kết công tác năm 2004 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2005 của ngành du lịch.
4. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010