ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN I Nhược điểm

Một phần của tài liệu Những thành tựu về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

I. Nhược điểm

- Kinh phí cao (so mức thu nhập thấp của người Việt Nam, nhưng rẻ so với thế giới)

- Biến chứng: thường gặp những biến chứng sau

1. Đa thai

 Nguy cơ đa thai khi mang thai sau điều trị vô sinh lớn hơn khoảng 10 -20 lần so với mang thai tự nhiên.

 Tỉ lệ bệnh lý cao của trẻ sơ sinh non tháng cũng phải được nhắc đến, và ngay cả nguy cơ cao cho mẹ.

2. Nhiễm trùng

 Tần suất nhiễm trùng vùng chậu sau bơm tinh trùng vào buồng tử cung là 1,01-0,2%. Vi trùng có thể bị lây nhiễm do kỹ thuật lọc rửa tinh dịch, kỹ thuật bơm tinh dịch vào buồng tử cung không đảm bảo vô trùng hay do nhiễm trùng từ các vật dụng được sử dụng trong thủ thuật và nhiễm trùng từ tinh dịch. Đôi khi thủ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung làm hoạt hóa trở lại tình trạng nhiễm trùng vùng chậu mãn tính đã có sẵn.

3. Phản ứng phản vệ

 Các triệu chứng của shock phản vệ gồm: co thắt tử cung dữ dội, khó thở, đau ngực, nổi mẫn xuất hiện trong vòng 5 phút sau bơm tinh trùng vào buồng tử cung, sau đó trong vòng 6 giờ, mẫn đỏ nổi khắp người, phù tay, mặt và mi mắt.

4. Kháng thể kháng tinh trùng

 Bơm tinh trùng vào buồng tử cung đã đưa một lượng lớn “kháng nguyên tinh trùng” vào đường sinh dục trên của người phụ nữ, do đó, trên lý thuyết, có thể đưa tới sự hình thành các kháng thể kháng tinh trùng trong

cơ thể người phụ nữ. . Ở những người cơ địa nhạy cảm, hay đã có sẵn kháng thể kháng tinh trùng, bơm tinh trùng sẽ làm tăng lượng kháng thể lên.

5. Sẩy thai

 Tỷ lệ sẩy thai thường cao hơn ở những thai kỳ sau áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, có thể đến 20-30%. Nguyên nhân gây sẩy thai chưa được biết chắc chắn, tuy nhiên có mối liên quan với tuổi mẹ. Tuổi mẹ càng cao, tần suất xảy ra bất thường nhiễm sắt thể của noãn, từ đó của phôi, càng nhiều.

6. Thai ngòai tử cung

 Tỉ lệ thai ngoài tử cung sau áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là 3-5,5%. Thai ngoài tử cung thường xảy ra ở các trường hợp có bệnh lý ống dẫn trứng (viêm dính, tổn thương niêm mạc vòi trứng, ứ dịch vòi trứng,…).

7.Hiện tượng quá kích buồng trứng 8.Bất thường phôi

 Ví dụ một trẻ ra đời từ tụ tinh nhân tạo có 2 bộ máy sinh dục nam và nữ kết quả do sự kết hợp 2 trong 3 phôi đã dược cấy vào tử cung mẹ

II. Ưu điểm

- Tăng khả năng có con cho các gia đình hiếm muộn, người lớn tuổi - Lọc rửa tinh trùng có thể giảm được 99% HIV trong tinh dịch... Điều này có thể giúp các cặp vợ chồng nhiễm HIV vẫn có thể có con bình thường.

Phần 3: KẾT LUẬN

1. Kết luận

 Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm tăng khả năng có con cho các gia đình hiếm muộn, người lớn tuổi , vợ chồng nhiễm HIV vẫn có thể có con

bình thường.

 Thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) là một công nghệ gồm nhiều công đoạn mà mỗi công đoạn bao gồm rất nhiều chi tiết, trong đó mỗi chi tiết đều có thể ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ thành công chung, cho dù các khâu khác có thể được thực hiện rất tốt. Do đó, trong việc nghiên cứu nâng cao tỉ lệ thành công, bắt buộc phải nắm vững và hiểu rõ các ảnh hưởng có thể có của từng chi tiết, từng công đoạn lên tỉ lệ thành công. thực hiện đồng loạt trong khâu lâm sàng, bao gồm (1) công tác tổ chức, điều phối, (2) phác đồ kích thích buồng trứng, (3) kỹ thuật chuyển phôi và trong labo, bao gồm (1) thiết kế lại khu vực TTTON, (2) trang bị thêm một số máy móc, trang thiết bị chuyên dụng và phác đồ nuôi cấy-đánh giá phôi.

 Trong một chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bệnh nhân thường trải qua các bước: kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, nuôi cấy phôi, chuyển phôi, làm xét nghiệm thử thai, và theo dõi thai cho đến ngày sinh. Có thể nói sự thành công của một chu kỳ điều trị là một chuỗi liên kết chặt chẽ sự hoàn tất của các khâu trên và mối tương quan giữa độ dày nội mạc tử cung qua siêu âm với tỉ lệ thai lâm sàng bằng thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Lời khuyên và đề nghị

2.1. Lời khuyên

- Vấn đề thức ăn và điều trị hiếm muộn chưa có cơ sở khoa học rõ ràng. Các thói quen sống lành mạnh, điều độ ở cả người vợ và chồng sẽ giúp duy trì và cải thiện khả năng sinh sản:

+ Hạn chế đồ uống cafein

+ Nếu quá béo hãy tìm cách giảm cân + Nếu quá gầy, hãy tăng cân

+ Thử đi châm cứu

+ Đi bộ 30 phút mỗi ngày + Giải tỏa lo lắng

+ Dinh dưỡng cân bằng + Hạn chế đồ uống có cồn

+ Bỏ thuốc và tránh xa khói thuốc

2.2. Đề nghị

- Cần thiết nghiên cứu cải tiến về trang thiết bị máy móc, nâng cao tay nghề đội ngũ y bác sĩ nhiều hơn để đạt được kết quả cao và ổn định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO* Các ấn phẩm: * Các ấn phẩm:

1. PGS.TS. Ngô Đắc Chứng .2007. Giáo trình sinh sản và phát triển cá thể động vật.NXB Đại học Huế.

2. BS. Vương Tiến Hòa.Sức khỏe sinh sản.2001.NXB Y học.Hà Nội 3. PGS.TS.Trần Thị Phương Mai và BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, BS.CK.II Nguyễn Song Nguyên

4. ThS.Hồ Mạnh Tường, ThS. Vương Thị Ngọc Lan.2002.Hiếm muộn vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.NXB Y học.Hà Nội

5. Phan Kim Ngọc và Hồ Huỳnh Thùy Dương.2001.Sinh học của sự sinh sản.NXB Giáo dục

6. BS cao cấp PGS.TS .BS.CK.II Nguyễn Đức Vy.2006.NXB Y học. Hà Nội

* Các trang web:

1. www.ivftudu.com.vn. 2. www.ivfvanhanh.com.vn.

Một phần của tài liệu Những thành tựu về kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện đại ở Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w