Việt Lam xuân thu là tiểu thuyết chương hồi với số lượng nhân vật khá đông. Với tác phẩm này, tác giả nhằm mục đích ca ngợi hình tượng anh hùng Lê Lợi và Nguyễn Trãi là chính. Nhưng thông qua hai hình tượng đó tác giả còn nêu cao một số
hình ảnh của một số anh hùng khác, cũng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Do thời gian có hạn và số lượng nhân vật khá đông nên chỉ nêu một số nhân vật nổi bật trong tác phẩm.
Hình tượng nhân vật Lê Thiện trong tác phẩm Việt Lam xuân thu, được tác giả
khắc họa khá nổi bật với vai trò là một quân sư, luôn sát cánh cùng Lê Lợi và Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa. Trong tác phẩm, khi giới thiệu về Lê Thiện, Lê Hoan đã giới thiệu một cách khái quát về tài năng của Lê Thiện. Để từđó, người đọc biết được Lê Thiện là một con người tài giỏi “Riêng Lê Thiện, mẹ ông lúc có mang, đêm nằm mộng thấy một ngôi sao to bằng hạt cườm rơi trên bụng, lúc tỉnh dậy sinh ra ông. Năm lên ba ông biết nói: 15 tuổi làu thông các sách kinh điển, am hiểu thao lược, người đương thời gọi ông là thần đồng”. Với cách giới thiệu ngắn gọn nhưng phần nào đã nói lên được tài năng của Lê Thiện. Lê Thiện luôn gắn bó với cuộc khởi nghĩa, cùng với Lê Lợi đứng lên chống giặc ngoại xâm. Ông luôn đặt niềm tin sẽđánh thắng
giặc, lập lại con cháu nhà Trần để nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Với quyết tâm đó Lê Thiện đã cống hiến sức lực, tài trí cho cuộc khởi nghĩa. Hình tượng Lê Thiện hiện lên trong tác phẩm là một vị quân sư tài ba, mưu trí hơn người thông thiên văn giỏi vềđịa lý. Ông nhìn thiên văn có thểđón biết trước được những sự việc sẽ xảy ra. Như khi luận thiên văn, Lê Thiện có thể biết được là có thể bắt cha con Hồ
Quý Ly hay không “Thiện đáp: Mỗ hôm trước xem thiên văn, thấy chưa thể bắt được hắn”. Hay Lê Thiện luận thiên văn biết được Nhân Tông qua đời, nên suy đoán được tình hình giặc là họ chưa có thể khởi binh vì lo bận tang sự “Thiện nói: Tiểu đệ xem thiên văn, thấy quầng sao Tử Vi mờ lắm, chắc Nhân Tông đã không còn ở trên cõi
đời, cho nên dù chúng có khởi binh rồi cũng phải dừng lại”. Nhìn một luồng sát khí
bốc lên có thểđón biết là quân Bắc tấn công “Đệ thấy một luông sát khi bốc lên trời, rồi từ từ phủ xuống doanh trại ta, đêm nay quân Bắc thế nào cũng tới!... Đưa ngay dân vào trong rừng để tránh tên đạn, sau đó đem quân ngăn địch”. Với tài luận thiên văn, Lê Thiện đã giúp rất nhiều cho cuộc khởi nghĩa, chính nhờ luận thiên văn chính xác nên quân ta đã ứng phó kịp thời và giành thắng lợi trước sự tấn công của bọn giặc.
Ngoài có tài thông thiên văn, giỏi địa lý, Lê Thiện còn là một người đầy mưu lược với tài trí thao lược dụng binh rất hay. Chính nhờ tài trí mưu lược, Lê Thiện đã dẫn dắt nghĩa quân giành thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lê Thiện đưa ra ý kiến rất hay “Chi bằng ta hợp sức cùng quân Minh để tóm bọn loạn thần, khiến non sông nước Nam trở về chỗ cũ, sau đó anh em ta sẽ lùi về chốn ruộng đồng an cư lạc nghiệp”. Những ý kiến của Lê Thiện đề ra ai cũng tán đồng, ủng hộ và cùng thực hiện. Là một người mưu lược, Lê Thiện đã dùng kế sách cướp lấy ấn phù từ trong tay giặc một cách dễ dàng. Ông đã lên một kế hoạch và truyền xuống cho mọi người cùng thực hiện. Trước hết, ông cho người bí mật sang quân Bắc làm nội gián, tiếp theo đó sai người đem thư truyền kế cho Trương Phụ“Lấp hào thì dùng bao cói đựng cỏ khô, leo thành thì dùng thang mây, qua sông thì kết bè nổi…. Hễ thấy người nào áo khâu chữ “nghĩa”, cổ buộc bè chuối, thì đấy là quân ta, cẩn thận chớ giết bừa”. Tiếp đó, Lê Thiện cho quân đóng ở trong rừng để chặn giặc, nếu thấy giặc đi qua thì đánh. Lệnh cho Triệu Hộ mai phục ven Hạc Hải, Nguyễn Tế ra núi Cẩm Đới, Đặng Đôn ở
núi Ngọc Nhụy. Với một kế hoạch hoàn hảo, các quân lính đều sẵn sàng chiến đấu, các ngả đều có quân mai phục, việc lấy ấn phù là rất dễ dàng. Kế sách của Lê Thiện
bối rối không biết làm thế nào để đối phó lại vì đang say rượu nên tên đạn không bắn được phát nào, chỉ còn cách bỏ chạy. Nhân lúc này bọn Đán vào trong trướng chộp lấy ấn phù rồi ra cửa đông chạy về phía Đông Châu”. Sau khi lấy được ấn phù, Lê Thiện tiếp tục bày kế cho Lê Lợi lấy Đông Đô và kế đánh cha con Hồ Quý Ly. Đối với cha con Hồ Quý Ly, Lê Thiện rất thận trọng, ông đích thân đi dò la tình hình địch. Khi đã biết được tình hình địch, Lê Thiện mới đưa ra kế sách để có thể tiêu diệt tận gốc cha con Hồ Quý Ly.Cuối cùng quân ta đã tiêu diệt được cha con Hồ Quý Ly, một mối nguy ngại cho đất nước “Ngày Ất Mão, Liễu Thăng dẫn vệ binh Vĩnh Định gồm Vương, Sào, Hồ v.v cả thảy 7 người đi tầm nã, biết Quý Ly đang ẩn trong núi, liền xua quân vào lùng sục, bắt được Quý Ly và con là Quý Trừng trói đưa lên xe”.
Sau khi tiêu diệt được cha con Hồ Quý Ly, nhà Minh lại sang xâm chiếm nước ta. Lê Thiện cùng với Lê Lợi và Nguyễn Trãi lại tiếp tục đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Như trong trận đánh Lã Nghị, Lê Thiện đã đưa ra kế sách mới có thể
giành thắng lợi. Lê Thiện đã chỉ đạo, xếp đặt các chốt đánh chặt địch ở những nơi hiểm yếu “Tả phó tướng Nguyễn Cảnh Dị dẫn 300 người chèo thuyền qua sông. Nơi
ấy thuộc Lỗi Giang, bờ sông dốc đứng, ghé thuyền vào dùng thang dây mà lên. Gặp
một con đường nhỏ vén mà đi, tới mai phục ở hai bên bờ sông Sinh Quyết….”. Với sự
chỉ đạo và kế sách của Lê Thiện đã làm cho Lã Nghị phải bỏ mạng “Lúc này Nghị lâm vào cảnh người thì khốn quẫn, ngựa người kiệt sức, bị Đặng Dung đâm một nhát lăn xuống đất chết tươi”. Mọi người ai cũng khâm phục tài trí mưu lược của Lê Thiện, qua đó một lần nữa khẳng định tài năng về quân sự của ông. Tiếp theo là trận Kiến Xương, Lê Thiện cũng đã dùng kế để đánh Mã Thư và cũng đã giành được thắng lợi “Vừa đến nơi, thấy Lê Thiện đã ngồi trên thành kêu rằng: Ta đã lấy ngôi thành này rồi! Thư cả giận muốn đánh thốc lên thành, nhưng thấy sau lưng Đỗ Dung và Đinh Tuận đang xong tới…. Thư chạy tới An Lão, bị Đinh Tuận đuổi kịp, vung đao chiếm chết ngay ở gốc cây”. Với những kế sách của Lê Thiện, quân ta đã giành nhiều thắng lợi và làm cho giặc nhiều phen phải điêu đứng và phải kiêng nể Lê Thiện“Hồi này Mộc Thạch cũng sợ thanh thế Lê Thiện không dám đề xuất việc ra quân, chỉ theo kế hoạch của Hoàng Phúc chia quân đóng chặt các cửa thành để cố thủ”. “Lê Thiện dụng binh tài như thế, chớ bảo chằm nông không có rồng”.
Là một người thông minh, tài năng nên Lê Thiện luôn được mọi người trong nghĩa quân kính trọng, khâm phục và kiêng nể. Nhưng không vì đó mà kêu ngạo, Lê
Thiện luôn khiêm tốn về tài năng của mình. Khi Mộc Thạch khen tài dùng binh, Lê Thiện đã khiêm tốn nói: “Xin các cụ khen ít thôi, Đông Đô tuy đã phá được, nhưng bọn cường tặc vẫn chưa bị tiêu diệt, tướng sĩ còn phải nỗ lực hơn nữa để quét sạch bè lũ gian ác”. Ngoài ra, Lê Thiện còn là một người rất coi trọng người tài, biết cách thuyết phục theo nghĩa quân chống giặc ngoại xâm. Như khi bắt được Đoàn Phát, Lê Thiện biết Đoàn Phát là một người tài giỏi nên đã cố gắng thuyết phục gia nhập vào nghĩa quân cùng đánh quân Hồ. Với những lời lẽ cứng rắn và đầy thuyết phục, Đoàn Phát đã hiểu ra và chấp nhận theo Lê Thiện “Phát thấy Lê Thiện lời lẽ hùng hồn, ngay thẳng, xuất phát từ chân tình, liền bước xuống thềm bái phục xin hàng. Thiện đỡ dậy, dắt vào trong trướng cùng mưu tính việc quân”.
Cùng chung chí hướng với Lê Lợi, Lê Thiện dấy binh khởi nghĩa cũng chính mong muốn diệt giặc, khôi phục lại nhà Trần làm cho cuộc sống nhân dân ấm no hạnh phúc “Ta có thể nhân lúc này dấy binh cùng họ tiêu diệt giặc Hồ, lập lại con cháu nhà Trần, vỗ trị một phương, cứu trăm họ khỏi cảnh khổ ải”. Với quyết tâm đó Lê Thiện cùng Lê Lợi đã dốc hết sức lực của mình gây dựng, đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Đúng là trời không phụ lòng người, cuộc khởi nghĩa đã giành được những thắng lợi vẻ vang.
Lê Thiện là một người không mưu cầu danh lợi, đối với ông chức vụ như ràng buộc, nó làm cho người khác đánh giá khác về nhân cách của ông. Nên khi đề cử hay phong tặng chức vụ, Lê Thiện lúc nào cũng từ chối “Thiện là em ruột của vua, lẽ nào
lại độc giữ binh quyền; chỉ mong được làm tòng sự trong quân là đủ”. “Thiện may
được làm Hoàng đệ, thế là vinh hạnh cùng cực rồi, không dám lạm dụng triều chính”.
Với những trang viết, Lê Hoan đã làm nổi bật hình ảnh của Lê Thiện trong vai trò là một vị quân sư tài ba. Cho người đọc cảm nhận, biết được tài năng cũng như
con người của Lê Thiện. Qua đây, ta thấy được công lao to lớn của Lê Thiện trong cuộc khởi nghĩa, dù trải qua bao khó khăn nhưng vẫn không lùi bước. Tác giảđã khắc họa hình ảnh Lê Thiện với vai trò là một vị quân sư tài trí, mưu lược không mưu cầu danh lợi. Hình ảnh của Lê Thiện trong tác phẩm không trùng lập với một nhân vật nào, ông toát lên với một phong thái riêng biệt. Thông qua việc khắc họa hình tượng Lê Thiện, cho ta thấy được tài năng cũng như sự sáng tạo của Lê Hoan.
Hình ảnh Đoàn Phát trong tác phẩm, cũng được tác giả khắc họa cũng khá nổi bật và cho ta thấy được những đóng góp của Đoàn Phát trong cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn. Tuy lúc đầu Đoàn Phát theo phe cha con Hồ Quý Ly chống lại quân Bắc và anh em Lê Lợi. Nhưng khi được Lê Thiện khuyên nhủ và thuyết phục, Đoàn Phát đã quyết
định theo anh em Lê Lợi dấy binh vì chính nghĩa. Là một người có tài trí cũng không kém ai, Đoàn Phát được Lê Lợi và Lê Thiện trọng dụng và tin tưởng. Hình ảnh Đoàn Phát hiện lên trong Việt Lam xuân thu là một tướng lĩnh tài ba và đầy mưu trí. Đoàn Phát là một người rất trung thành, yêu nước, thương dân, ông đứng lên đấu tranh vì cuộc sống của nhân dân. Khi Lê Thiện khuyên ông theo nghĩa quân Lam Sơn, ông đã từ chối và cho rằng Lê Thiện là người bán nước theo giặc Minh “Ngươi là kẻ không có lương tâm, cùng sinh cùng ở cõi Nam lại thông đồng với giặc Bắc, cùng chung Tổ quốc mà bỏ rơi dân mình, sống tại nước nhà mà giở mặt phản bội chúa,…. Mau mau chém ta đi, may ra đỡ thẹn là người phụ bạc”. Một lòng trung thành của mình, Đoàn Phát đã kiên quyết không chấp nhận lời đề nghị của Lê Thiện. Nhưng khi nghe Lê Thiện phân trần, lý giải thì Đoàn Phát đã nhận ra và chấp nhận theo Lê Thiện khởi binh chống lại cha con Hồ Quý Ly. Khi tham gia vào nghĩa quân, Đoàn Phát rất năng nổ, hết lòng phục vụ cho cuộc khởi nghĩa. Như khi biết tin quân Minh sang xâm chiếm nước ta, Đoàn Phát đã nhanh chóng tìm Lê Lợi để bàn kếđánh giặc “Mỗ được tin triều Minh chiếm giữ lãnh thổ, chia quân cai trị, nên chẳng quản đêm tối gió mưa, tức tốc tới đây để nói với minh công đôi lời”. Đoàn Phát là một người rất yêu nước thương dân, hăng hái, quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Đoàn Phát luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu “Lợi nói: Ai dám ra chống địch. Phát nói: Mỗ xin đi”.
Với tinh thần chiến đấu không ngại gian khổ và có tài trong binh lược nên Đoàn Phát
được Lê Lợi tin tưởng và giao trách nhiệm trong nhiều trận đánh.
Là một tướng sĩ tài giỏi và mưu lược, Đoàn Phát cùng các tướng sĩ đã giành thắng lợi ở nhiều trận đánh. Như ở Châu Thuận, Đoàn Phát đã dùng kế để lừa địch
“Chúng dùng kế trá hàng nên tôi cố ý cho chúng biết tình hình của ta, về sau cứ tương kế tựu kế”. Sau khi đã lừa địch, Đoàn Phát đưa ra kế sách và chỉ đạo nghĩa quân dàn trận để đánh địch “Ông đem 300 người mai phục ở hai bên trại ta, hễ giặc
đến thì ra hiệu tiến đánh. Còn Phạm Đán đem 500 người tìm cách vượt núi đến giết
quân mai phục ở hai bên trại Bắc, sau đó xong vào cướp trại”. Với kế sách và sự chỉ đạo của Đoàn Phát, nghĩa quân đã giành thắng lợi, làm cho tướng tá bên địch thất kinh hồn vía. Sau chiến thắng, Đoàn Phát ngày càng khẳng định tài năng binh lược của mình trong các trận đánh. Chính vì thế, ông ngày càng được Lê Lợi trọng dụng,
tin tưởng. Các trận đánh giành được thắng lợi cũng là do một phần công sức của Đoàn Phát. Như ở trận Quốc Oai, Đoàn Phát cùng phối hợp với Phạm Đán, cuối cùng đã giành thắng lợi “Đoàn Phát dẫn quân đi gấp đường ra phủ Quốc Oai. Lúc này chỉ huy Trần Hoằng và Thái thú Hà Trí chẳng hay biết gì cả nên không đề phòng. Đến khi Đoàn Phát bất chợt tới, hai người mới dẫn quân nghênh địch…. Sau lưng Phạm Đán sấn tới, giương cung bắn một phát trúng vào gáy, Hoằng ngã xuống…. Bốn tướng hiệp sức đánh đuổi, lấy được phủ Quốc Oai. Quân Bắc thua chạy về Giao Chỉ”. Khi lấy được phủ Quốc Oai, Đoàn Phát tiếp tục tiến đánh thành Đa Bang. Lấy
được thành Đa Bang, Đoàn Phát chỉnh đốn lại hàng ngũ quân sĩ sẵn sàng chiến đấu cho những trận đánh tiếp theo. Khi bình định được thành Đa Bang, Đoàn Phát cho nghĩa quân đóng ở Quốc Oai. Trong thời gian đóng ở Quốc Oai, Phát đã có một sáng kiến rất hay. Với tài trí của mình, Phát đã lập một công lớn và giúp rất nhiều cho nghĩa quân. Đoàn Phát, thấy ruộng của người dân bị giặc chiếm đoạt để trồng lúa, lúa thì đang trong thời kì thu hoạch. Phát đã nghĩ ra kế, gặt hết số lúa để phục vụ lương thực cho nghĩa quân. Nhưng trước khi thực hiện kế sách, Đoàn Phát đã có những tính toán và chỉđạo nghĩa quân cần phải phòng bị“Đỗ Dung lấy 1000 quân ra huyện Phú Thọ tìm chỗ mai phục, chuẩn bị đánh bật quân cứu viện ở mặt tiền, Nguyễn Sản cũng lấy 1000 quân ra mai phục Từ Liêm để cắt quân cứu viện ở mặt hậu”. Sau khi gặt
được số lúa, Đoàn Phát cho người phòng bị cẩn thận, sẵn sàng chiến đấu khi giặc đến. Sự suy đoán của Đoàn Phát là chính xác, quân Bắc đến cướp trại nhưng do có chuẩn bị trước nên nghĩa quân giành thắng lợi “Đoàn Phát lệnh cho quân sĩ thu nhặt các thứ quân trang quân dụng, về tới doanh trại thì phương đông cũng bắt đầu hửng sáng. Sai đếm chiến lợi phẩm, được hơn 3000 vũ khí và ngoài 10.000 học lương thực”. Với chiến thắng đó, Đoàn Phát mọi người ai cũng khâm phục với kế sách của Đoàn Phát
đề ra.
Là một người chính trực, trung thành, yêu thương nhân dân, Đoàn Phát còn là một người con rất hiếu thảo. Khi nghe tin mẹ bị giặc bắt, Đoàn Phát đã òa khóc và dốc hết sức lực của mình để cứu mẹ “Phát lệnh cho Đỗ Dung đem 100 người phục