Bộ phận thực hiện các hoạt động Marketing của BIDV

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

III. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING

3. Bộ phận thực hiện các hoạt động Marketing của BIDV

Hiện nay, tại chủ sở chính của BIDV, các hoạt động marketing đuợc thực hiện chủ yếu tại: Ban Thương hiệu và quan hệ công chúng, Ban phát triển sản phẩm bán lẻ & marketing và các hoạt động được thực hiện tại khối bán buôn của ngân hàng, song ở khối này chưa hình thành chính thức bộ phận marketing cho khối bán buôn.

* Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ giữa các bộ phận

Ngày 01/09/2008 đánh dấu quan trọng trong sự phát trỉển của BIDV khi Ban Phát triển sản phẩm bán lẻ và Marketing chính thức thành lập.

Trước ngày 01/09/2008 tức là trước khi Ban phát triển sản phẩm và Marketing thành lập mọi hoạt động marketing tại hội sở chính của BIDV đều do Ban Thương hiệu và quan hệ công chúng đảm nhiệm: từ nghiên cứu thị trường, điều tra, tổ chức sự kiện cho đến xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên Ban Thưong hiệu chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ các phòng ban chức năng khác. Do đó, nảy sinh ra nhiều yếu tố bất cập: chồng cheo nhiệm vụ, tổ chức thực hiện không chuyên nghiệp, hay tổ chức hoạt động marketing từ trung ương đến các chi nhánh không thống nhất đồng bộ.

Sau ngày 01/09/2008 các phòng ban đã có nhiệm vụ cụ thể đồng thời hỗ trợ cho Ban Thương hiệu và quan hệ công chúng để ban này tập trung cho việc duy trì, xây dựng và phát triển thương hiệu tập đoàn BIDV. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Ban thương hiệu chưa đưa ra một định vị cụ thể và thống nhất nào cho toan bộ hệ thống. Mặc dù vậy, BIDV đã xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu gồm những hoạt động chính: xây dựng, thiết kế và thực hiện tạo sự đồng nhất cho toàn hệ thống BIDV về hình ảnh: đồng phục, logo, màu sắc, thường xuyên tổ chức các sự kiện: ủng hộ từ thiện, tài trợ cho các cuộc thi hoa hậu,…

Ban bán buôn hiện nay ban này chưa hình thành chính thức bộ phận chuyên trách về marketing. Chỉ có một số cá nhân, tổ- nhóm đảm nhiệm công việc, thực hiện nhiệm vụ marketing như: thiết kế mẫu hướng dẫn thong tin cho khách hang, tổ chức sự kiện PR, và một số chương trình khuyến mãi về quà hoặc khuyến mãi về thời gian cung cấp sản phẩm.

Ban phát triển sản phẩm& Marketing: ban này thường xuyên đề xuất các phương án marketing liên quan đến định vị và xây dựng thương hiệu cho ngân hàng bán lẻ, nhận diện thương hiệu, các kế hoạch và chương trình cho các nhãn hiệu của sản phẩm dịch vụ mới… Ngoài ra BPTSP&M còn tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, lên các kế hoạch, chiến lược phát triển sản phẩm mới; quản lý các hoạt động marketing cho các sản phẩm bán lẻ dưới các chi nhánh, sở giao dịch; đề suất các chương trình marketing, xây dựng đội ngũ bán hàng; quy trình bán hàng và cung cấp các sản phẩm dịch vụ; chăm sóc khách hàng đều do ban bán lẻ hoàn toàn thực hiện và chịu trách nhiệm. Đồng thời ban còn tiến hành các hoạt động xúc tiến khác: chương trình khuyến mãi, các chương trình quảng cáo, băng-rôn, tờ rơi,…

* Các hoạt động marketing-mix

Sản phẩm:

Đối với danh mục sản phẩm - dịch vụ bán lẻ tính đến hiện tại có số lượng lớn vào khoảng hơn 48 sản phẩm dịch vụ khách nhau, được chia thành các nhóm sản phẩm dịch vụ như sau:

- Nhóm các sản phẩm thẻ

- Nhóm các sản phẩm tiết kiệm – huy động vốn

- Nhóm các sản phẩm - dịch vụ thanh toán, chuyển tiền - Nhóm các sản phẩm - dịch vụ tín dụng cá nhân

Hiện nay BIDV đang hoàn thiện và đưa ra quy trình xây dựng chiến lược và thực hiện để đưa một sản phẩm mới ra thị trường.

Vấn đề quản lý danh mục sản phẩm - dịch vụ, hướng phát triển về số lượng cũng như chủng loại sản phẩm dịch vụ cung cấp đang là vấn đề mà các nhà quản trị BIDV quan tâm.

Định giá:

Hiện tại, BIDV chưa có một quy trình chuẩn đề định giá sản phẩm, dịch vụ của mình.

Các mức giá được đinh cho các sản phẩm, dịch vụ được tính toán dựa trên việc xem xét các yếu tố chính sau: chu kỳ sống sản phẩm, khách hàng mục tiêu mà BIDV hương đến, mức giá mà đối thủ cạnh tranh áp dụng,…

Nhìn chung, BIDV đang áp dụng các mức giá rất khác nhau, linh hoạt cho từng sẩn phẩm- dịch vụ của mình, tuy nhiên không có sự khác biệt nhiều lắm so với các đối thủ trong ngành.

Xúc tiến hỗn hợp:

Đây được xem là công cụ quan trọng và có nhiêu hoạt động marketing nhất của BIDV như: PR, quảng cáo trên Web, trên vô tuyến,… đặc biệt được sử dụng nhằm duy trì và phát triển thương hiệu BIDV.

Kênh phân phối:

Theo mô hình đổi mới tổ chức, do đó kênh phân phối chính mà hội sở chính áp dụng là trực tiếp với các sở giao dịch, các chi nhánh của mình.

Quy trình cung ứng sản phẩm, con người- quy trình cung ứng:

Đây được coi là bí quyết để khách hàng có đến với ngân hàng mình hay không. Ngoài việc tạo ấn tượng với khách hàng ngay từ lúc bước chân vào ngân hàng phải tạo ra không khí ấm áp, dễ chịu thì yếu tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng. đặc biệt trong việc phát triển hệ thống ngân hàng bán lẻ. Vì nhân viên bán hàng chính là bộ mặt của công ty, làm việc trực tiếp với khách hàng, do đó không chỉ có yếu tố về mặt vật chất hay các chính sách về

sản phẩm, giá cả mới giữ chân khách hàng mà chính nằm ở nhân viên phòng quầy. vậy vấn đề đạt ra là có nên để bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng- nhân viên giao dịch phòng quầy thuộc phòng marketing hay không vẫn là câu hỏi mà chưa có lời giải đáp.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH và ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG ĐÂU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w