PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Lý thuyết phân chia tổn thất chung tính toán phân bổ tổn thất chung đối với một vụ tai nạn hàng hải (bùi thế anh) (Trang 32 - 34)

Trong vụ phân chia tổn thất chung tàu “PHƯƠNG MAI STAR”, số tiền đóng góp của các bên như sau:

- Tàu Minh An 266.143,37 USD

- Hàng Hóa 512.760,33 USD

- Bunker 7.671,83 USD

Như vậy, số tiền đóng góp của hàng hóa là nhiều nhất, nhưng cũng thấy rõ là tổn thất riêng của tàu Minh An (lên đà sửa chữa ở cảng Ba Son) là khá lớn với số tiền lên đến 1.458.305,56 USD so với giá trị con tàu lúc chưa xảy ra tổn thất chung là 2.700.000 USD. Do đó, cho thấy một điều rất quan trọng trong công tác tính toán phân chia tổn thất chung là xác định chính xác giá trị tổn thất chung. Nếu giả sử rằng số tiền sửa chữa tàu Minh An được tính vào tổn thất chung thì khi đó giá trị tổn thất chung thì:

- Giá trị tổn thất chung: 2.244.881,09 USD

- Giá trị chịu phân bổ tổn thất chung: 5.128.081,23 USD

- Tỉ lệ phân chia tổn thất chung: 43,77%

- Số tiền đóng góp của tàu Minh An: 1.181.958,45 USD - Số tiền đóng góp của hàng hóa: 1.047.253,81 USD - Số tiền đóng góp của Bunker: 15.668,83 USD

Với tỉ lệ phân bổ như vậy rất có lợi cho chủ tàu và chủ hàng phải chịu số tiền phân bổ khá lớn. Nên xảy ra tranh chấp là việc tổn thất của tàu Minh An có được đưa vào tổn thất chung hay không là rất quan trọng. Do đó, cho thấy tầm quan trọng của việc tuyên bố tổn thất chung và chứng minh nó có đủ điều kiện pháp lý cấu thành tổn thất chung hay không. Nếu chứng minh được thì nó được đưa vào tổn thất chung còn không chứng minh đuợc thì chắc hẳn là nó không được tính vào tổn thất chung. Trong việc tranh chấp đó cho thấy vai trò của người phân chia tổn thất chung là rất quan trọng. Còn việc tranh chấp đó còn chưa có sự thống nhất thì cần đến tòa án để phân xử, và như thế thì thời gian phân chia tổn thất chung sẽ kéo dài cho đến khi tòa án có quyết định sau cùng.

Theo thông lệ hàng hải cũng như các vụ phân chia tổn thất chung trước đây cùng với tính chất phức tạp của việc phân xử của tòa án thì dự kiến đến năm 2010 vụ tổn thất chung tàu Minh An mới có khả năng ngã ngũ. Điều đó cho thấy công tác tính toán phân chia tổn thất chung đòi hỏi chuyên viên phân chia tổn thất chung phải có nhiều kinh nghiệm và nắm vững các nguồn luật điều chỉnh việc phân chia tổn thất chung mà cốt lõi là Quy tắc York Antwerp.

Ngày nay, với sự phát triển của đội tàu cũng như khối lượng hàng chuyên chở trên nó thì việc tổn thất xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Nhưng chúng ta có thể hạn chế tổn thất cũng như phòng ngừa tổn thất xảy ra bằng cách nâng cao chất lượng thuyền viên và trình độ quản lý của các chủ tàu. Bên cạnh đó cũng không ngừng sửa đổi, bổ sung những quy tắc cũ không còn phù hợp với nhu cầu hiện nay và đi đến hoàn thiện các qui tắc đó.

Trong khi đó tình hình phát triển của đội tàu trong nước thời gian gần đây rất mạnh mẽ, bên cạnh những đội tàu lớn như: Vinasin, Vinaline, Falcon, Vosco,… thì cũng có những con tàu đơn lẻ (tàu chuột) nên việc quản lý và nâng cao chất lượng thuyền viên cho những con tàu này rất hạn chế. Mà những tổn thất lại xảy ra trên các con tàu này lại chiếm tỉ lệ rất cao. Do đó, trong tương lai chúng ta cần tập hợp các con tàu đó lai như “Hiệp Hội Chủ Tàu Việt Nam” chẳn hạn để tiên cho việc quản lý, nâng cao chất lượng thuyền viên cũng nhưng tăng khả năng cạnh tranh của đội tàu Việt Nam trong thị trường vận tải biển thế giới.

Một phần của tài liệu Lý thuyết phân chia tổn thất chung tính toán phân bổ tổn thất chung đối với một vụ tai nạn hàng hải (bùi thế anh) (Trang 32 - 34)