Hoạt động M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam) (Trang 49 - 51)

Trên thế giới, các hoạt động M&A được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu... Ngoài ra, hoạt động M&A còn thể hiện khía cạnh tôn trọng quyền tự do kinh doanh, tự do định đoạt DN của người chủ sở hữu. Ở nhiều nước, hoạt động M&A được pháp luật thừa nhận và quy định khá đầy đủ, chi tiết, nhất là các nước, khu vực có thị trường M&A phát triển cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản.

Tại Việt Nam, thị trường M&A cũng diễn ra sôi động với nhiều thương vụ có giá trị lớn. Theo số liệu tại hội thảo “Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp” tại TPHCM ngày 10/7/2007, do Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công

thương tổ chức, hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la. Năm 2006, số vụ M&A là 38 vụ với tổng giá trị là 299 triệu USD. Một số thương vụ M&A tiêu biểu năm 2006 như vụ ngân hàng Citigroup (Mỹ) kí bản ghi nhớ mua 10% cổ phần Ngân hàng Đông Á; Prudential mua 65% cổ phần công ty GreendFee (Việt Nam). Năm 2007, được đánh giá là một năm bùng nổ về M&A ở Việt Nam, ngay những tháng đầu năm 2007 đã có 46 vụ M&A có tổng giá trị là 626 triệu USD, gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005 (Bảng 3), 16 vụ trong nước và 30 vụ nước ngoài. Hết năm 2007, số thương vụ M&A là 113 vụ đạt tổng giá trị là 1.753 triệu USD, tăng 76% hay

M&A điển hình có giá trị hàng triệu USD( Sovico mua lại khách sạn Furama- 11/2005,16 triệu USD; Quantas mua 49% Jetstar Pacific; Holcim mua lại Cotec Cement-8/2008, 50 triệu USD; VRI/Tiberon, 230 triệu USD và thành công nhất năm 2008 là giao dịch Tổng công ty cổ phần Tái Bảo Hiểm Quốc Gia Việt Nam bán 25% cổ phần trị giá 79 triệu USD cho Swiss Re).

Bảng 3: Tổng giá trị & số lượng vụ M&A ở Việt Nam

1753 245 61 113 32 18 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm

Tổng giá trị (Triệu USD) Vụ M&A (Vụ)

Nguồn: Báo cáo của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Cooper

Thị trường M&A của Việt Nam năm qua cũng chứng kiến sự ra đời của nhiều công ty hoạt động liên quan đến lĩnh vực M&A và một số công ty hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực này. Hình thức của các công ty này cũng rất đa dạng. Một số công ty điển hình có thể kể đến như công ty Del Partners, liên doanh giữa Del Partners và Audon Partners, Tiger Invest... Đặc biệt, ở Việt Nam đã xuất hiện một số trang web chuyên về M&A giúp các DN tự do tìm hiểu và tiến hành M&A với nhau như: Muabancongty.com của Công ty cổ phần đầu tư tài chính Việt Nam (Tiger Invest); Muabandoanhnghiep.com

Một phần của tài liệu Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam) (Trang 49 - 51)