Chất kết dính tự’ lưu hóa

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hóa học nghiên cứu nâng cao khả năng kết dính và bảo vệ của vật liệu kết dính trên cơ sở blend của NBRPVC bằng phương pháp hóa lý (Trang 30)

Như đã biết, keo dán hay chất kết dính tự liru là chất kết dính từ cao su, nhựa thường gồm hai thành phần, thành phần 1 là cao su, nhựa và các phụ gia có hoặc không có chất xúc tiến lưu hóa. Thành phần thứ hai gồm chất xúc tiến lun hóa có mức độ hoạt động cực mạnh (siêu xúc tiến). Siêu xúc tiến thường được dùng trong trường hợp này là cacbamat natri, cacbamat kẽm và xúc tiến p [6]. Trước khi sử dụng chất kết dính này, một mặt chuẩn bị dung dịch chất

Khóa luận tốt nghiệp Trưởng ĐHSP Hà Nội 2

kết dính, mặt khác, chuẩn bị dung dịch chứa chất siêu xúc tiến và hòa trộn đều vào nhau rồi đưa lên bề mặt cần kết dính.

Nhận xét chung

Từ nhũng nội dung trên có thể thấy rằng, NBR, PVC có thể tạo hệ chất kết dính nguội có khả năng bám dính tốt với cơ chế hóa rắn theo kiểu bay hơi dung môi. Tuy nhiên, để cho mối dán chắc chắn hơn, cần phải sử dụng các loại siêu xúc tiến để đóng rắn nguội (tạo ra chất kết dính tự lưu) cho hệ kết dính này.

Khóa luận tốt nghiệp Trưởng ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 2. THỤC NGHIỆM 2.1. Vật liệu nghiên cứu

- Cao su NBR sử dụng là KOSYN - KNB 35L (Hàn Quốc) có hàm lượng nhóm acrylonitril 35%; PVC sử dụng là loại PVC - s có ký hiệu SG 710 (của Việt Nam).

- Các chất độn và các phụ gia gồm: than đen loại N 330 HAF (Trung Quốc); Nanosilica (nanosilica) là loại Reolosil của công ty hóa chất Akpa (Thổ Nhĩ Kỳ) có các thông số như diện tích bề mặt riêng: 200 ± 20 m2/g; Cỡ hạt: 1 2 - 5 0 nm; Khối lượng riêng đổ đống: 50 g/1; Liru huỳnh của hãng Sae Kwang Chemical IND. Co. Ltd. (Hàn Quốc); Axit stearic của PT. Orindo Fine Chemical (Indonesia); Oxit kẽm Zincollied (Ấn Độ); Chất ổn định cho PVC gồm stearat bari và stearat cadimi là sản phẩm của Viện Công nghệ Xạ hiếm; Phòng lão A (aldol-naphtyl-amin) và phòng lão D (phenyl-naphtyl-amin) (Trung Quốc). Tất cả các nguyên liệu và hóa chất trên đây đều là dạng công nghiệp.

- Dung môi xyclohexanon, axeton (loại P) của Trung Quốc

- Chất siêu xúc tiến khâu mạch sử dụng là : Dietyl dithiocarbamat kẽm (Siêu xúc tiến ZDC (EZ)) của Trung Quốc. Công thức cấu tạo như sau :

C2H5-N-C-S-Zn-S-C-N-C2H5

H5C2 s s C2H5

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Chế tạo chất kết dính từ vật liệu compozit trên cơ sở blend của

NBR/PVC với nanosilica, than đen và các phụ gia

NBR được cắt mạch sơ bộ trên máy cán thí nghiệm của hãng Toyoseiki (Nhật Bản) trong khoảng thời gian 30 phút. PVC được phối trộn với chất ổn

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

định, nanosilica, để ủ 6 giờ ở 50 °c. Tiếp tục cho NBR, PVC (đã phối trộn hóa dẻo và chất ổn định), than đen và các phụ gia gồm các chất ổn định và các phụ gia khác (cao su), trộn trong máy trộn kín ở nhiệt độ 165 °c trong thời gian 8 phút. Lấy ra, để nguội xuống dưới 50 °c, cho lưu huỳnh rồi cán trộn đều.

Hòa tan hợp phần vật liệu trong xyclorhexanon cho đến khi tan hết, khuấy kỹ (hoặc dùng cối sứ nghiền, trộn) cho các thành phần trộn đều.

Vải mành cắt thành miếng có kích thước theo tiêu chuẩn đo độ bền kéo bóc (TCVN 1596-2006) và kéo trượt ASTM-D905. Đưa keo dính lên bề mặt vải, ép hai bề mặt cần kết dính trong 1 phút, để cho khô tự nhiên. Sau các thời gian khác nhau, đo độ bền kéo bóc và độ bền kéo trượt của mối dán.

Đe đóng rắn nguội (tụ’ lun hóa), tiếp tục hòa tan siêu xúc tiến EZ trong dung môi, trước khi sử dụng cho vào trộn đều với hệ chất kết dính trên.

Tuy nhiên, để đơn giản hơn, chất kết dính này có thể chế tạo ngay bằng cách hòa tan các polyme tương úng trong dung môi. Sau khi các polyme (NBR, PVC) tan hoàn toàn, cân, đong các phụ gia cần thiết phối họp với các polyme đã hòa tan theo tỷ lệ, trộn đều trong cối sứ (nếu chế tạo nhiều thì dùng các loại máy nghiền) cho tới khi các thành phần phân tán đồng đều ta đã được hệ chất kết dính với đầy đủ thành phần, cần lun ý, chất siêu xúc tiến EZ cho vào trước khi sử dụng chất kết dính.

2.2.2. Đánh giả khả năng bám dính của vật liệu kết dính trên cơ sở compozit trên cơ sở blend NBR/PVC với nanosilica+íhan đen và các phụ gia lên mành polyeste

Khả năng bám dính của chất kết dính, bảo vệ từ nanocompozit và nanocompozit trên cơ sở blend NBR/PVC với nanosilica, than đen và các phụ gia lên vải polyeste được đánh giá thông qua độ bền kéo bóc và độ bền kéo trượt của mối dán theo các tiêu chuẩn hiện hành, cụ thể:

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Độ bền kéo bóc xác định theo TCVN 1596 : 2006 (ISO 36 : 2005) - Độ bền kéo trượt theo tiêu chuẩn TCVN 7755 : 2007 (ASTM D - 905)

2.2.3. Ép lưu hóa

Đe đánh giá khả năng bám dính của hệ chất kết dính trên cơ sở blend NBR/PVC và các phụ gia với chất siêu xúc tiến EZ, mẫu nghiên cứu vẫn chế tạo như trên, song để bay hơi hết dung môi, cho lên máy ép nóng để liru hóa trên máy ép thủy lực của hãng Toyoseiki (Nhật Bản) ở 100°c, áp suất 2 kg/cm2, trong thời gian 5 phút, mẫu lấy ra để nguội trong môi trường sau 24 giờ, đo xác định độ bền kéo bóc và kéo trugt.

2.2.4. Nghiên cứu cấu trúc hình thái bề mặt kéo bóc của chất kết dính tự lưu trên cơ sở blend NBR/PVC và các phụ gia

Cấu trúc hình thái bề mặt kéo bóc của chất kết dính tự lun trên cơ sở blend NBR/PVC với nanosilica, than đen và các phụ gia khác được nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử trường phát xạ (FESEM) thực hiện trên máy s - 4800 (HITACHI) của Nhật Bản, tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

2.2.5. Đánh giá độ bền môi trường của mối dán

Độ bền môi trường của mối dán được đánh giá theo tiêu chuẩn TCVN 2229 -77 trong môi trường không khí và trong môi trường nước muối 10% ở 70°c, trong thời gian 72 giờ.

Tạo các mẫu đo độ bền kéo bóc và kéo trượt (mỗi loại 15 mẫu). Ép liru hóa để đóng rắn hoàn toàn bằng phương pháp ép nóng. Đe ổn định một ngày sau đó lấy mỗi loại 5 mẫu đo độ bền kéo bóc và kéo trượt, 5 mẫu đem thử nghiệm già hóa ở 70°c trong 72 giờ trong không khí và trong nước muối 10%. Lấy mẫu để ổn định sau 24 giờ đem đo độ bền kéo bóc và kéo trượt. Ket quả đo độ bền kéo bóc và kéo trượt trước và sau thừ nghiệm là giá trị trung bình của 5 mẫu đo. Hệ số già hóa là tỷ số của độ bền kéo bóc và kéo trượt sau

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

và trước khi thừ nghiệm, tức là: - Theo đô bền kéo bóc: Kb = —

Trong đó: f s là độ bền kéo bóc sau /, là độ bền kéo bóc trước - Theo đô bền kéo trươt: K. = ^-A-

M,

Trong đó: Ms là độ bền kéo trượt sau

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ánh hưởng của thời gian khô và dung môi đến khả năng bám dính của chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia

Hệ chất kết dính, bảo vệ trên cơ sở blend NBR/PVC và các phụ gia với chất khâu mạch EZ và lưu huỳnh sau khi trộn đều được đưa lên bề mặt cần kết dính để tạo mẫu đo độ bền kéo bóc và kéo trượt theo các tiêu chuẩn như ở mục 2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian khô đến khả năng bám dính của vật liệu được trình bày trong bảng sau.

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian để khô tụ’ nhiên tới khả năng kết dính của chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong dung môi xyclohexanon với siêu xúc tiến EZ

TT

Thòi gian khô [Phút]

Độ bên kéo bóc [N/cm]

Độ bên kéo

trượt [MPa] Ghi chú

1 10 - - Chưa khô 2 20 - - Chưa khô 3 40 - - Bám dính rât yêu 4 80 0,12 0,23 Bám dính rât yêu 5 160 0,25 0,62 Bám dính yêu 6 320 0,55 0,96 Bám dính yêu 7 640 1,05 2,06 Bám dính

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Hình 3.1. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới độ bền kéo bóc của mối mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các

phụ gia trong xyclohexanon với siêu xúc tiến EZ

mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong xyclohexanon với siêu xúc tiến EZ

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhận thấy rằng, với dung môi xyclohexanon hệ chất kết dính từ blend NBR/PVC và các phụ gia để khô tự nhiên và đóng rắn nguội cho bề mặt vải polyeste (diện tích kết dính 2x2 cm) sau 40 phút vẫn chưa bay hết dung môi và sau sau 1440 phút (1 ngày đêm) khả năng bám dính vẫn còn rất yếu. Chính vì vậy, để tăng tốc độ khô vật lý (bay hơi hết dung môi), cần lựa chọn một loại dung môi có tốc độ bốc hơi nhanh hơn.

Căn cứ những kết quả của tác giả khác, dung môi axeton có khả năng bay hơi rất nhanh. Vì vậy, để tăng tốc độ bay hơi của dung môi, chúng tôi phối hợp hai loại dung môi là xyclohexanon và axeton với tỷ lệ 50/50. Ket quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian để khô và đóng rắn tự nhiên đến khả năng bám dính của vật liệu được trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời gian để khô tự nhiên tới khả năng kết dính của chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong hỗn họp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ

TT Thời gian khô [Phút] Độ bền kéo bóc [N/cm] Độ bền kéo tr ư ợ t [MPa] Ghi chú 1 10 - - Chưa khô 2 20 - - Bám dính rất yếu 3 40 0,10 0,21 Bám dính rất yếu 4 80 0,25 0,62 Bám dính yếu 5 160 0,56 0,99 Bám dính yếu 6 320 0,95 1,72 Bám dính yếu 7 640 1,86 3,25 Bám dính

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

mối dán bằng keo tự lun trên cơ sở blend của NBR/PVC và các chất phụ gia trong hỗn họp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ

mối dán bằng keo tự lưu trên cơ sở blend của NBR/PVC và các chất phụ gia trong hỗn họp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhận thấy rằng, với hỗn họp dung môi là xyclohexanon và axeton (50/50) thời gian khô của chất kết dính nhanh hơn đáng kể và cùng với nó là khả năng bám dính của vật liệu cũng tăng lên nhanh hơn. Như vậy, để sử dụng biện pháp kết dính nguội bên cạnh việc chọn dung môi phù họp, cần phải lựa chọn chất đóng rắn nguội thích họp cho hệ chất kết dính này.

3.2. Khả năng bám dính cùa hệ chất kết dính trên cơ sở blend cùa NBR/PVC (50/50) và các phụ gia khi đóng rắn hoàn toàn

Kết quả nghiên cứu thu được, được trình bày trong bảng 3.3 dưới đây.

Bảng 3.3. Độ bền kéo bóc và bền kéo trượt của mối dán với chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong các dung môi

TT Dung môi Độ bên kéo bóc

[N/cm]

Độ bên kéo trượt [Mpa]

1 Xiclohexanon 12,45 15,12

2 Hôn hợp xiclohexanon (50/50) 12,60 16,02

Nhận thấy rằng, với hệ chất kết dính từ blend NBR/PVC (50/50) gia cường nanosilica phối họp than đen khi dùng siêu xúc tiến EZ cho đóng rắn hoàn toàn có khả năng bám dính khá tốt khi khô hoàn toàn (tuy nhiên, thấp hơn so với hệ khâu mạch DCP).

3.3. Đánh giá khả năng và thời gian tự lun của chất kết dính, bảo vệ trên CO’ sờ bỉend của NBR/PVC và các phụ gia VÓI siêu xúc tiến EZ

Như kết quả khảo sát ở các các mục trên cho thấy, hệ chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC nếu sử dụng dung môi xyclohexanon sẽ rất lâu khô vật lý (chậm hóa rắn) trong điều kiện nhiệt độ môi trường. Chính vì vậy, việc sử dụng hỗn hợp dung môi sẽ đẩy nhanh được quá trình hóa rắn do bay hơi dung môi. Tuy nhiên, với điều kiện nhiệt độ môi trường hiện tại (nhiệt độ khoảng 20°C) thì cho tới 10 giờ, vật liệu đã bám dính, song lực kéo bóc, kéo

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

trượt còn rất thấp (so với mối dán được gia nhiệt ở 100°c, áp suất 2kg/cm2). Do vậy, cần khảo sát thời gian sau bao lâu mối dán mới hóa rắn cả về mặt hóa học. Ket quả khảo sát khả năng bám dính (theo độ bền kéo bóc và kéo trượt của mối dán được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thời gian tự lưu tới khả năng kết dính của chất kết dính trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong hỗn họp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ

TT Thòi tự lưu [giờ] Độ bền kéo bóc [N/cm] Độ bền kéo

trượt [MPa] Ghi chú

1 1 0,23 0,59 Bám dính yêu 2 10 1,78 2,97 Bám dính 3 24 2,25 3,15 4 48 4,35 6,62 5 72 6,06 9,99 6 96 7,92 11,52 7 120 9,16 12,15

Khóa luận tốt nghiệp Trưởng ĐHSP Hà Nội 2

bằng keo tự lun trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong hỗn hợp dung môi xyclohexanon/axeton (50/50) với siêu xúc tiến EZ

o iẵ 3 S - H +—> p " V c .«ụ x> <p- Q 140

Thời gian tự lun [giờ]

Hình 3.6. Ảnh hưởng của thời gian tự lun tới độ bền kéo trượt của mối dán hằng keo tự lun trên cơ sở blend của NBR/PVC (50/50) và các phụ gia trong

Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhận thấy rằng, với thời gian tự lưu tăng lên, độ bền kéo bóc và độ bền kéo trượt của mối dán tăng lên. Tuy nhiên, sau 5 ngày, độ bền của mối dán còn thấp hơn nhiều so với giá trị đạt được của nó. Điều này có thể giải thích do nhiệt độ môi trường thấp, tốc độ phản ứng lun hóa chậm, làm cho các liên kết hóa học trong vật liệu chưa hoàn chỉnh. Như vậy, theo thời gian, mối dán sẽ còn trở nên vũng chắc hơn.

3.4. Cấu trúc hình thái bề mặt kéo bóc của chất kết dính tự ỉưu trên cơ sở bỉend của NBR/PVC và các phụ gia

Cấu trúc hình thái bề mặt kéo bóc của chất kết dính tự lưu trên cơ sở blend NBR/PVC với nanosilica, than đen và các phụ gia khác được nghiên cứu bằng phương pháp hiển vi điện tử quét trường phát xạ (FESEM). Dưới đây là ảnh chụp FESEM bề mặt kéo bóc của mối dán bằng keo tự liru trên cơ sở NBR/PVC và các phụ gia.

Hình 3.7. Ánh FESEM bề mặt kéo bóc của mối dán bằng chất kết dính tự lưu trên cơ sở NBR/PVC và các phụ gia trên vật liệu vải mành polyeste

Khóa luận tốt nghiệp Trưởng ĐHSP Hà Nội 2

Nhận thấy rằng, các hạt chất độn than đen, nanosilica phân tán khá đều đặn (thậm chí có những hạt kích cỡ dưới lOOnm) trên nền vật liệu polyme blend từ NBR/PVC. Điều đó chúng tỏ rằng, bằng phương pháp trộn kín rồi hòa tan trong dung môi đã chế tạo được hệ keo dán tự lun trên cơ sở blend của NBR/PVC có cấu trúc khá đều đặn. Có thể chính vì vậy mà mối dán bằng chất kết dính này trên vải mành polyeste có độ bền kéo bóc và kéo trượt khá cao.

3.5. Độ bền môi trưcmg của chất kết dính, bảo vệ trên CO’ sở bỉend của NBR/PVC và các phụ gia có khả năng tự lưu

Độ bền môi trường của chất kết dính được đánh giá phỏng theo tiêu chuẩn TCVN: 2229-77. Các mẫu thí nghiệm đo độ bền kéo bóc và bền kéo trượt được chế tạo, đo độ bền kéo bóc và kéo trượt trước và sau khi cho thử nghiệm gia tốc trong không khí và trong nước muối 10% ở 70°c trong thời gian 72 giờ. Ket quả đo hệ số già hóa thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hệ số già hóa của vật liệu kết dính tự lưu trên cơ sở blend của

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp hóa học nghiên cứu nâng cao khả năng kết dính và bảo vệ của vật liệu kết dính trên cơ sở blend của NBRPVC bằng phương pháp hóa lý (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)