Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin về các bệnh nhân bị vô sinh thực hiện kĩ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ Sản Trung ương từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009.
Bệnh viện Phụ Sản Trung ương (trước đây còn gọi là bệnh viên C) nằm ở 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện phụ sản trung ương cùng với bệnh viện Từ Dũ là hai bệnh viện đầu ngành chuyên ngành Phụ Sản và Sơ sinh của cả nước.
Bệnh viện có quy mô 700 giường bệnh nội trú; 07 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung tâm. Bệnh viện Phụ - Sản Trung ương hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản, sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư, bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển, có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với nghề nghiệp.
Dưới thời Pháp thuộc, khu vực bệnh viện hiện nay là một nhà tu, sau là nhà thương Võ Tánh. Hoà bình lập lại, nhà thương được tu sửa lại làm nơi khám, chữa bệnh cho
cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan trung ương. Ngày 19/7/1955, bác sĩ Hoàng Tích Trí, Bộ trưởng Bộ Y tế ký Nghị định 615-ZYO/NĐ/3A quy định tổ chức các cơ quan kế cận và trực thuộc Bộ, chính thức thành lập bệnh viện “C” đặt nền móng đầu tiên cho bệnh viện Phụ - Sản Trung ương ngày nay. Ngày 08/11/1960, Bộ Y tế lại có QĐ 708/BYT sửa đổi, tổ chức lại bệnh viện “C” theo hướng chuyên khoa phụ sản. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, ngày 14/5/1966 Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 88/CP đổi tên bệnh viện “C” thành Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một Viện chuyên ngành nghiên cứu tình trạng sinh lý, bệnh lý của phụ nữ, của các bà mẹ và trẻ sơ sinh, hướng tới mục tiêu “Bảo vệ tốt sức khoẻ phụ nữ, các bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần vào việc giải phóng phụ nữ, phát triển sản xuất, bảo vệ thế hệ tương lai của Tổ quốc”. Đến năm 2003, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ngày một lớn, đòi hỏi phải có sự chuyển đổi cả về tính chất, quy mô của Viện. Ngày 18/6/2003 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định 2212/QĐ-BYT đổi tên Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh thành bệnh viện Phụ - Sản Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, tiếp tục thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trước đây của Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh với những đòi hỏi cao hơn đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ khám, chữa bệnh trong tình hình mới.
2.2 Mô tả số liệu
2.2.1 Các biến độc lập
2.2.1.1 Các biến độc lập liên tục
a. "thời gian vô sinh" : Số năm bệnh nhân bị vô sinh. Bảng 2.1: Thời gian vô sinh
Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn Phương sai Min Max
5.82 5.00 4.192 17.596 1 39
- Số năm bệnh nhân bị vô sinh nhỏ nhất là 1 năm, nhiều nhất là 39 năm. Thời gian bệnh nhân bị vô sinh trung bình là 5,82 năm.
b."tuổi": Tuổi của người mẹ khi thực hiện điều trị vô sinh. Trong mẫu phân tích này tuổi thấp nhất là 21 tuổi có 3 trường hợp và cao nhất là 54 tuổi có 1 trường hợp, độ tuổi trung bình là 33.41 tuổi.
- Để đánh giá ảnh hưởng của tuổi người mẹ lên kết quả thụ tinh trong ống nghiệm, người ta thường chia tuổi người mẹ thành 4 nhóm giai đoạn tuổi: nhóm không quá 30, nhóm 31 - 35, nhóm 36 - 40, nhóm từ 41 trở lên. Vì vậy trong phân tích này biến "tuổi" được mã hóa lại thành biến "nhóm tuổi". Cụ thể như sau:
+ "nhóm tuổi từ 41": Gồm các bệnh nhân từ 41 tuổi trở lên.
+ "nhóm tuổi từ 36 đến 40": Gồm các bệnh nhân từ 36 đến 40 tuổi. + "nhóm tuổi từ 31 đến 35": Gồm các bệnh nhân từ 31 đến 35 tuổi. + "nhóm tuổi k quá 30": Gồm các bệnh nhân từ 0 đến 30 tuổi.
Bảng 2.2: Nhóm tuổi của người mẹ
nhomtuoi N (Số bệnh nhân) Tỷ lệ (%) nhomtuoitu41 84 7 nhomtuoi36den 40 315 26.1 nhomtuoi31den 35 454 37.6 nhomtuoikqua30 355 29.4 Tổng số 1208 100
Từ bảng 2.2 ta thấy nhóm các bệnh nhân có độ tuổi từ 31 đến 35 điều trị vô sinh là cao nhất, 454 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 37.6 %. Nhóm bệnh nhân có độ tuổi cao từ 41 tuổi trở lên là thấp nhất, chỉ có 84 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 7 %.
- Vì biến "nhóm tuổi" là biến độc lập nhận 4 giá trị nên được mã hóa thành 3 biến nhị phân. Ta chọn biến "nhóm tuổi không quá 30" làm nhóm đối chứng. Khi đó
+ "nhóm tuổi 31 đến 35" nhận giá trị bằng 1 nếu biến "nhóm tuổi" nhận giá trị bằng 3
+ "nhóm tuổi 36 đến 40" nhận giá trị bằng 1 nếu biến "nhóm tuổi "nhận giá trị bằng 2
c."Sảy": Số lần bệnh nhân đã bị sảy thai. Bảng 2.3: Sảy thai say N Tỷ lệ ( % ) 0 688 57 1 272 22.5 2 136 11.3 3 65 5.4 4 30 2.5 5 12 1.0 6 2 0.2 7 1 0.1 8 1 0.1 9 1 0.1 Tổng số 1208 100
Trong tổng số 1208 bệnh nhân có 688 bệnh nhân chưa từng bị sảy thai chiếm tỉ lệ 57%, 520 bệnh nhân đã từng bị sảy thai chiếm tỷ lệ 43 %. Đặc biệt có 17 bệnh nhân đã từng bị sảy thai từ 5 lần trở lên.
d. "số chu kì ivf" : Số lần bệnh nhân đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm trước đó.
Từ bảng 2.4 ta thấy hầu như các bệnh nhân trong phân tích đều đã từng thực hiện biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm trước đó. Chỉ có 3 bệnh nhân là thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu. Số bệnh nhân đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm 1 lần chiếm tỉ lệ cao nhất. Có 14 bệnh nhân đã thực hiện thu tinh trong ống nghiệm từ 5 lần trở lên.
Bảng 2.4: Số lần thụ tinh trong ống nghiệm sockivf N Tỷ lệ ( % ) 0 3 0.2 1 812 67.2 2 273 22.6 3 82 6.7 4 24 2 5 8 0.7 6 2 0.2 7 3 0.2 8 1 0.1 Tổng số 1208 100
e. "tổng liều": Tổng liều thuốc FSH mà bệnh nhân sử dụng, đơn vị tính là mg. Trong đó FSH (follicle stimulating hormone – FSH) là một loại nội tiết tố kích thích sự phát triển của nang noãn. Bình thường lượng FSH mà cơ thể tiết ra chỉ đủ cho 1 nang trứng phát triển thành nang noãn trưởng thành. Do đó khi sử dụng thuốc FSH ta sẽ thu được nhiều noãn trưởng thành hơn trong 1 chu kì kinh.
- Trong tổng số 1208 bệnh nhân kích thích buồng trứng bằng thuốc FSH, bệnh nhân sử dụng tổng liều nhỏ nhất là 900 mg, tổng liều lớn nhất là 5600 mg, tổng liều trung bình là 2277 mg, trung vị là 2250 mg.
- Để đánh giá hiệu quả thu được noãn trưởng thành của các tổng liều khác nhau người mã hóa lại biến "tổng liều " thành biến "nhóm tổng liều". Biến "nhóm tổng liều" là biến định tính gồm 3 mức: nhóm tổng liều nhỏ hơn 2000 mg, nhóm tổng liều từ 2000 đến 3000 mg, nhóm tổng liều lớn hơn 3000 mg. Khi đó biến tổng liều được mã hóa lại thành 3 biến như sau:
+ "tổng liều nhỏ 2000" : Nhóm bệnh nhân sử dụng tổng số liều FSH nhỏ hơn 2000mg trong cả đợt điều trị kích thích buồng trứng.
+ "tổng liều lớn 3000" : Nhóm bệnh nhân sử dụng tổng số liều FSH lớn hơn 3000mg trong cả đợt điều trị kích thich buồng trứng.
+ "tổng liều từ 2000 đến 3000" : Nhóm bệnh nhân sử dụng tổng liều FSH từ 2000 đên 3000 mg trong cả đợt điều trị.
Bảng 2.5: Nhóm tổng liều thuốc FSH nhóm tổng liều N Tỷ lệ (%) nhóm tổng liều nhỏ 2000 378 31.3 nhóm tổng liều lớn 3000 158 13.1 nhóm tổng liều 2000 đến 3000 672 55.6 Tổng số 1208 100
- Biến "nhóm tổng liều" là biến độc lập nhận 3 giá trị. Do đó được mã hóa thành 2 biến nhị phân. Chọn nhóm bệnh nhân sử dụng "tổng liều từ 2000 đến 3000" làm nhóm đối chứng. Khi đó ta có :
+ "nhóm tổng liều nhỏ 2000" nhận giá trị bằng 1 nếu "nhomtonglieu" nhận giá trị bằng 1.
+ "nhóm tổng liều lớn 3000" nhận giá trị bằng 1 nếu "nhomtonglieu" nhận giá trị bằng 2.
f. "fshn3" : Nồng độ của nội tiết tố FSH của bệnh nhân đo ngày thứ 3 của vòng kinh, đợn vị tính là IU/L.
- Trong tổng số 1208 bệnh nhân điều trị, nồng độ FSH ngày 3 thấp nhất là 0.1 IU/L có 1 trường hợp, cao nhất là 78 IU/L có 1 trường hợp, nồng độ FSH ngày 3 trung bình là 7.3 IU/L, trung vị là 6.9 IU/L.
- Nồng độ FSH ngày 3 của người bình thường là ≤ 10 IU/L. Do đó để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ FSH ngày 3 lên kết quả thụ tinh người ta mã hóa lại biến FSH ngày 3 thành biến nhị phân như sau:
0: Nếu nồng độ FSH ngày thứ 3 của vòng kinh > 10 IU/l. 1: Nếu nồng độ FSH ngày thứ 3 của vòng kinh ≤ 10 IU/L.
Từ bảng 2.6 ta thấy có 1095 bệnh nhân có nồng độ FSH ngày 3 bình thường chiếm tỉ lệ 90.6 %. Chỉ có 113 bệnh nhân có nồng độ FSH ngày 3 cao chiếm tỉ lệ 9.4 %.
Bảng 2.6: Nồng độ FSH ngày 3
fshn3 N (Số bệnh nhân) Tỷ lệ (%)
0 113 9.4
1 1095 90.6
Tổng số 1208 100
g. "niêm mạc tử cung" : Độ dày của niêm mạc tử cung ngày tiêm HCG, đơn vị tính là mm.
- Trong tổng số 1208 bệnh nhân điều trị, niêm mạc tử cung của bệnh nhân mỏng nhất là 2 mm có 1 trường hợp và dày nhất là 22 mm có 1 trường hợp. Độ dày trung bình của niêm mạc tử cung trong mẫu phân tích là 11.026 mm, trung vị là 11 mm.
- Độ dày của niêm mạc tử cung bình thường khi chuẩn bị có thai là > 8 mm. Do đó để đánh giá ảnh hưởng của độ dày niêm mạc tử cung lên kết quả có thai người ta mã hóa lại biến niêm mạc tử cung thành biến nhị phân như sau:
0 : Nếu độ dày của niêm mạc tử cung ngày tiêm HCG≤ 8 mm . 1: Nếu độ dày của niêm mạc tử cung ngày tiêm HCG > 8 mm.
Bảng 2.7: Độ dày của niêm mạc tử cung ngày tiêm HCG
nmtc N(Số bệnh nhân) Tỷ lệ (%)
0 116 9.6
1 1092 90.4
Tổng số 1208 100
Từ bảng 2.7 ta thấy đa phần bệnh nhân đều có độ dày niêm mạc tử cung ngày tiêm HCG lớn hơn 8 mm.
h. "số noãn": Số noãn chọc hút được sau khi điều trị.
- Trong tổng số 1208 bệnh nhân điều trị có 5 trường hợp không có noãn để tiến hành chọc hút chiếm tỉ lệ 0.4%. Số trường hợp chọc hút được từ 3 dến 7 noãn là nhiều nhất chiếm tỉ lệ 51.6 %. Số noãn chọc hút được trung bình là 6.7 noãn, số noãn chọc hút được cao nhất là 26 noãn có 1 trường hợp.
Bảng 2.8: Số noãn chọc hút được sonoan N Tỷ lệ (%) 0 5 0.4 1 53 4.4 2 95 7.9 3 127 10.5 4 120 9.9 5 127 10.5 6 146 12.1 7 104 8.6 8 99 8.2 9 63 5.2 10 86 7.1 11 32 2.6 12 48 4.0 13 19 1.6 14 25 2.1 15 17 1.4 16 19 1.6 >= 17 23 1.9 Tổng số 1208 100.0
i. "số phôi": Số phôi được tạo thành sau khi noãn được thu tinh.
Nhân xét: Trong tổng số 1203 bệnh nhân có thu được noãn, có 24 bệnh nhân mà noãn không tạo thành được phôi chiếm tỉ lệ 2 %. Số phôi tạo thành cao nhất là 26 phôi có 1 trường hợp. Số phôi tạo thành trung bình là 5.01 phôi, trung vị là 4.00 phôi.
Bảng 2.9: Số noãn chọc hút được sophoi N (Số bệnh nhân) Tỷ lệ (%) 0 24 2.0 1 79 6.6 2 166 13.8 3 140 11.6 4 255 21.2 5 145 12.1 6 76 6.3 7 75 6.2 8 77 6.4 9 55 4.6 10 34 2.8 11 18 1.5 12 22 1.8 >=13 37 3.1 Tổng số 1203 100.0
k. "số phôi chuyển": Số phôi chuyển vào buồng tử cung.
Nhận xét : Trong tổng số 1179 bệnh nhận có phôi, có 8 bệnh nhân không chuyển phôi chiếm tỉ lệ 0.7 %. Số phôi chuyển cao nhất là 9 phôi có 1 trường hợp. Số phôi chuyển trung bình là 3.51 phôi, trung vị là 4.00 phôi.
Bảng 2.10: Số phôi chuyển vào tử cung
số phôi chuyển N Tỷ lệ (%)
không chuyển phôi 8 0.7
1 78 6.6 2 172 14.6 3 151 12.8 4 599 50.8 5 163 13.8 >=6 8 0.8 Tổng số 1179 100
2.2.1.2 Các biến độc lập nhận nhiều giá trị
a. "Nguyênnhân" : Nguyên nhân bệnh nhân bị vô sinh bao gồm : + "NN do vòi ": Nguyên nhân vô sinh do vòi tử cung
+ "NN Phóng noãn": Nguyên nhân vô sinh do rối loạn phóng noãn + "NN tinh trùng": Nguyên nhân vô sinh do tinh trùng bất thường + "K rõ NN": Không tìm thấy nguyên nhân gây vô sinh
+ "NN do hai vợ chồng ": Nguyên nhân vô sinh do cả hai vợ chồng + "NN tử cung": Nguyên nhân vô sinh do tử cung bất thường
Bảng 2.11: Nguyên nhân gây vô sinh
Nguyên nhân N Tỷ lệ (%) NN do vòi 566 46.9 NN Phóng noãn 22 1.8 NN tinh trùng 254 21 K rõ NN 201 16.6 NN Do hai vợ chồng 129 10.7 NNtử cung 36 3 Tổng số 1208 100
Nhận xét: Trong tổng số 1208 bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm, số bệnh nhân có nguyên nhân do vòi tử cung là nhiều nhất 566 bệnh nhận chiếm tỉ lệ 46.9%. Số bệnh nhân có nguyên nhân do phóng noãn là thấp nhất 22 bệnh nhận chiếm tỉ lệ 1.8 %.
- Biến "Nguyên nhân " là biến độc lập nhận 6 giá trị, do đó được mã hóa thành 5 biến nhị phân (nhận giá trị 0 hoặc 1). Trong phân tích này chúng ta chọn nguyên nhân do tử cung làm nhóm đối chứng.
+ Biến "NN do vòi" nhận giá trị bằng 1 nếu biến "Nguyên nhân" nhận giá trị bằng bằng 1.
+ Biến "NN Phóng noãn" nhận giá trị bằng 1 nếu biến "Nguyên nhân" nhận giá trị bằng bằng 2.
+ Biến "NN tinh trùng" nhận giá trị bằng 1 nếu biến "Nguyên nhân" nhận giá trị bằng bằng 3.
+ Biến "K rõ NN" nhận giá trị bằng 1 nếu biến "Nguyên nhân" nhận giá trị bằng bằng 4.
+ Biến "NN do hai vợ chồng" nhận giá trị bằng 1 nếu biến "NGNHAN" nhận giá trị bằng bằng 5.
b."phác đồ điều trị": Phác đồ điều trị kích thích buồng trứng mà bệnh nhân sử dụng. Tác dụng của các phác đồ điều trị là kích thích buồng trứng làm tăng số lượng noãn thu được trong 1 chu kì và tỷ lệ noãn trưởng thành cao. Trong mẫu phân tích này sử dụng 3 loại phác đồ kích thích buồng trứng là:
+"ngắn với Antagonist": Phác đồ ngắn với Antagonist +"ngắn với Agonist": Phác đồ ngắn với Agonist + Phác đồ dài Bảng 2.12: Phác đồ điều trị phác đồ điều trị N Tỷ lệ (%) ngắn với Antagonist 88 7.3 ngắn với Agonist 415 34.4 phác đồ dài 705 58.4 Tổng số 1208 100
Nhân xét: Trong tổng số 1208 bệnh nhân sử dụng phác đồ kích thích buồng trứng thì nhóm bệnh nhân sử dụng phác đồ dài là nhiều nhất, 705 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 58.4 %, nhóm bệnh nhân sử dụng phác đồ ngắn với Antagonist là thấp nhất 88 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 7.3%.
Vì biến "phác đồ điều trị" là biến độc lập nhận 3 giá trị nên được mã hóa thành 2 biến nhị phận. Chọn nhóm bệnh nhân sử dụng " phác đồ dài " làm nhóm đối chứng.