MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác hạch toán CPSX tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần SMC composite (Trang 28)

1. Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh. Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, tổng sản phẩm trong nước (GPD) năm 2009 đạt ở mức 5,32% vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra

(5%). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong vòng 10 năm gần đây nhưng Việt Nam đứng vào hàng các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều nước tăng trưởng âm mà nước ta vẫn tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công lớn. Mức tăng trưởng trong năm 2010 là 6.78% cho thấy, xu hướng phục hồi nền kinh tế nước ta đã rõ nét.

Theo bản báo cáo phân tích, đánh giá và dự báo của Bộ tài chính, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi với nhiều tín hiệu khả quan song sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế thế giới sẽ tác động đến tất cả các nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt tác động mạnh đến các nước đang phát triển như Việt Nam.

Tuy nhiên, trong các năm tới, GDP của Việt Nam được dự báo tăng trưởng tốt hơn so với năm 2011. Năm 2013 được dự báo tăng trưởng ở mức 6.4 đến 6.7%.

Trước những tác động đó, Công ty cổ phần Mai Linh Miền Trung đã xem xét thận trọng để hoạch định chiến lược phát triển trên cơ sở tối thiểu hóa tác động tiêu cực từ rủi ro kinh tế và tối đa hóa tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của Công ty.

Lạm phát

Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát năm 2011 của Việt Nam là 18.13%. Đây là một con số rất cao, điều này có thể là do nhiều yếu tố như: ảnh hưởng của giải pháp kích cầu của Chính phủ, bội chi ngân sách, tăng trưởng tín dụng ….. Khi lạm phát ở mức cao, giá cả leo thang, giá các yếu tố đầu vào tăng gây khó khăn cho ngành Vận tải – Taxi đồng thời tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của Công ty.

Tuy nhiên, tình hình trong những năm tới có vè khả quan hơn, mức lạm phát dừng lại ở một con số, đạt mức 8-10% vào năm 2012 và 6-7% vào năm 2013.

Lãi suất

Công ty cổ phần Mai Linh Miền Trung là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Vận tải – Taxi, nên tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu thường khá cao. Nếu lãi suất biến động theo chiều hướng tăng lên, nó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

Trong thời gian gần đây, lãi suất cho vay có xu hướng tăng, điều này gây ra những khó khăn cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn vốn vay và chi trả chi phí vay nợ. Đặc biệt, Mai Linh sử dụng nợ trong cơ cấu nguồn vốn lớn.

Tỷ giá hối đoái

Rủi ro về tỷ giá có thể xảy ra do dòng tiền của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu bằng VNĐ nhưng khi thanh toán nhập khẩu của doanh nghiệp phải chuyển đổi từ VNĐ sang ngoại tệ và ngược lại. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp rủi ro nếu ngoại tệ nhận về giảm giá so với VNĐ và doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt hại nếu ngoại tệ họ cần mua để thanh toán tăng giá so với VNĐ.

Đối với Công ty, nhu cầu về ngoại tệ không nhiều nên sự biến động về tỷ giá hối đoái ít tác động mạnh đến tình hình hoạt động của Công ty.

2. Môi trường công nghệ

Môi trường công nghệ ngày càng phát triển giúp nâng cao chất lượng của sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, Mai Linh có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường nhờ vào chất lượng dịch vụ vượt trội. Tiết kiệm chi phí quản lý nhờ những công nghệ mới, hiện đại. Hiện nay, Mai Linh đang ứng dụng các công nghệ:

• Sử dụng phần mềm quản trị cuộc gọi và khách hàng thông qua hệ thống tổng đài thông minh (nhận diện khách hàng, thống kê cuộc gọi, phân vùng thị trường ...).

• Sử dụng hệ thống Video Conference trong hội họp, đào tạo … nhằm tiết kiệm chi phí đi lại ...

Tình hình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong tương lai

•Quản trị và điều hành hệ thống taxi thông qua công nghệ GPS.

•Thông kênh khu vực nhằm tận dụng lợi thế về quy mô phương tiện.

•Phân vùng và phân kênh trên từng thị trường nhằm tối ưu hóa hệ thống kênh thông tin giữa tổng đài – lái xe và phục vụ khách hàng.

•Khai thác hệ thống điểm đổ nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh và gia tăng doanh thu cho công ty.

•Tận dụng tối đa hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty để khai thác các dịch vụ mới dựa trên thế mạnh của công ty nhằm gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

3. Môi trường văn hóa- xã hội

Một xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng chú trọng hơn đến sức khỏe và bảo vệ bản thân. Sự an toàn và chất lượng trong đi lại như một yếu tố quan trọng nhất khi khách hàng cân nhắc việc sử dụng phượng tiện đi lại.

An toàn - Nhanh chóng - Uy tín - Chất lượng"

Với tiêu chí phục vụ khách hàng trên, Mai Linh giường như đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng, và vì thế Mai Linh hiện tại đang dẫn đầu tại khu vực Miền Trung.

4. Môi trường nhân khẩu học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dân số trung bình cả nước năm 2011 ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước, tăng 2,5% so với năm 2010; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu

người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Đó là số liệu mà Tổng cục Thống kê vừa công bố. Dự báo, trong năm 2012, dân số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 88 triệu người.

Dân số Việt nam ngày càng gia tăng, với sự gia tăng dân số như vậy, các phương tiện đi lại công cộng dường như chưa đáp ứng đủ nhu cầu và đòi hỏi về chất lượng của người dân. Đây là cơ hội để các hãng kinh doanh vận tải- taxi có thể khai thác nhu cầu và mở rộng phạm vi trên thị trường.

5. Môi trường chính trị- pháp luật

Hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Mai Linh Miền Trung chịu sự điều chỉnh của Luật số 23/2008/QH12 - Luật Giao thông đường bộ, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 13/11/2008. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động của các Công ty trong lĩnh vực Vận tải - Hành khách.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Mai Linh Miền Trung còn chịu sự điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật Chứng khoán và các Luật khác. Bất cứ sự thay đổi nào về pháp luật và môi trường pháp lý đều tác động đến chiến lược phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ nên liên tục có những thay đổi. Công ty phải chủ động nghiên cứu nắm bắt sát sao các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp theo từng giai đoạn.

6. Môi trường toàn cầu

Nền kinh tế thị trường cùng với việc hội nhập WTO, AFTA ... đặt ra cho Công ty rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, thương hiệu, mẫu mã sản phẩm ngày càng tăng ... đòi hỏi Công ty phải có một bộ máy quản lý giỏi, tâm huyết, có kinh

ngày càng tăng. Đây là một trong những rủi ro và thách thức lớn nhất đối với Công ty hiện tại và trong tương lai.

IX PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH

1. Đặc trưng của ngành

Ngành vận tải taxi là một ngành dịch vụ, cung cấp dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Vận tải taxi là hình thức vận tải phổ biến nhất, được sử dụng rộng rãi ở tất cả các quốc gia. Vận tải taxi có một số ưu điểm cơ bản là tính cơ động cao, tốc độ vận chuyển nhanh, giá thành vận chuyển trên khoảng cách ngắn hạ hơn so với vận chuyển đường sắt và vận tải đường thủy.

Do có những ưu điểm nên ngành vận tải taxi cũng phát triển nhanh cả về vận tải nội tỉnh cũng như vận tải liên tỉnh.

Sản phẩm của ngành vận tải taxi chính là sự chuyên chở người và hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, an toàn cho hành khách và hàng hoá…

2. Phân tích mô hình năm lực lượng cạnh tranh

i. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng (Thấp)

Với nhu cầu được hứa hẹn sẽ ngày càng tăng tại khu vực Miền Trung và lợi nhuận của các công ty trong ngành, nhiều công ty khác ngoài ngành và các tập đoàn nước ngoài sẽ có mong muốn gia nhập ngành để dành một phần lợi nhuận của thị trường mới mẻ này. Tuy nhiên, trước khi gia nhập ngành họ sẽ phải đối mặt với những rào cản thâm nhập ngành sau:

Sự trung thành nhãn hiệu

Với đặc tính của ngành vận tại taxi đó là một ngành dịch vụ chú trọng tới sự an toàn, uy tín, nhanh chóng, thuận tiện, các công ty ngoài ngành khó có thể tạo ra được những lợi thế về thương hiệu mà các công ty trong ngành đã tạo dựng từ

trước. Đặc biệt là khi trong ngành đã có một số công ty dẫn đầu về thương hiệu mạnh như Mai Linh, Vinasun, Tiên Sa.

Lợi thế chi phí tuyệt đối

Các công hiện tại trong ngành đang có những lợi thế chi phí tuyệt đối so với các công ty nhập cuộc, đó là những lợi thế:

 Khả năng vận hành công ty vượt trội nhờ vào kinh nghiệm hoạt động trong thời gian dài.

 Khả năng kiểm soát các đầu vào như nhiên liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị, các tài sản cố định, lao động, kỹ năng quản lý.

 Tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn so với các công ty chưa được thiết lập do rủi ro thấp hơn.

Tính kinh tế của quy mô

Thị trường tại khu vực Miền Trung đang bị khống chế với các đối thủ trong ngành lớn với độ bao phủ và đội ngũ xe lớn. Các công ty này có lợi thế theo quy mô khi được hưởng lợi với các chi phí đầu vào rẻ hơn nhờ vào các hợp đồng ký kết dài hạn, độc quyền các điểm tiếp thị, phân bổ chi phí cố định cho khối lượng phục vụ nhiều hơn, do đó cải thiện hiệu quả biên.

Với các lợi thế về quy mô, các doanh nghiệp nhập cuộc buộc phải lựa chọn sự nhập cuộc với rủi ro cao hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí chuyển đổi

Với những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ taxi, họ ít khi chuyển đổi hãng cung cấp dịch vụ taxi, đặc biệt là khách hàng MCC, khách hàng cứng của lái xe và khách hàng ở các điểm tiếp thị. Đối với những khách hàng này, họ đã cân nhắc khi lựa chọn hãng taxi để phục vụ nhu cầu đi lại thường xuyên của mình. Vì thế rất ít khi họ chuyển đổi nếu họ đã thỏa mãn với dịch vụ, chất lượng được mang lại. Vì khi lựa chọn hãng taxi, trước tiên khách hàng sẽ chú ý tới sự an toàn của mình, uy tín, tốc độ và sự thuận tiện.

Cũng như các ngành khác, các công ty trong ngành vận tải- taxi cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Để tạo một môi trường kinh doanh công bằng, Luật cạnh tranh quy đinh về việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Cũng như chính sách đã được áp dụng tại TP.HCM, Đà Nẵng cũng có thể có những quy định trong thời gian tới về việc gia nhập ngành cho các công ty mới và gia tăng đầu xe khi nhu cầu bão hòa.

Sự trả đũa

Ngành hiện tại đang được dẫn đầu bởi các công ty lớn, vì vậy việc cạnh tranh hiện tại dựa trên số lượng đầu xe và độ bao phủ. Các công ty lớn này có khả năng thỏa hiệp mức giá với nhau để thống nhất giá cước khi có sự thay đổi chi phí đầu vào. Do đó các doanh nghiệp khác muốn thâm nhập vào ngành không có khả năng can thiệp vào mức giá cước nếu không muốn gặp phải sự trả đũa từ các công ty trong ngành.

Rào cản nhập cuộc và sự cạnh tranh

Nhìn chung, rào cản nhập cuộc là cao. Điều này đã làm các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng e ngại khi muốn gia nhập ngành. Vì vậy, đe dọa nhập cuộc của các đối thủ tiềm tàng đối với ngành vận tải taxi là thấp.

ii. Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành (CAO)

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng ngành Vận tải Taxi - Du lịch và hoạt động của các Công ty này đều mang lại những hiệu quả khả quan. Là một thị trường có nhiều tiềm năng, ngành Taxi và du lịch lữ hành tại Việt Nam đang là điểm đến của các Tập đoàn lớn. Vì vậy việc cạnh tranh gia tăng trong tương lai là không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, nạn taxi dù ở nhiều cơ sở tư nhân còn diễn ra một cách tràn lan và rất phổ biến. Đây sẽ là một thách thức rất lớn trong một môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Cấu trúc cạnh tranh

Ngành vận tải taxi có mật độ tập trung cao, bị lấn át bởi một số công ty lớn như Mai Linh, Vinasun, Tiên Sa. Do đó sự cạnh tranh trong ngành là rất cao. Mức

độ cạnh tranh cao làm giảm tính cạnh tranh về giá giữa các công ty trong ngành. Việc cạnh tranh chủ yếu diễn ra trên số lượng và độ bao phủ của đội xe. Hiện tại, thị phần vận tải taxi trong khu vực Miền Trung nằm trong tay một vài công ty, trong đó Mai Linh đã chiếm hơn 50% thị phần của cả khu vực, tiếp theo là Vinasun. Do vậy, hai hãng này dễ dàng thỏa hiệp với nhau để thống nhất giá cước khi có sự biến đổi của chi phí đầu vào. Mức giá này mặc nhiên được xem là mức giá chung của thị trường và các hãng nhỏ không có khả năng can thiệp.

Một số đối thủ cạnh tranh chính trong ngành

Tại thị trường Đà Nẵng, nhiều năm trước, nhắc đến taxi là nhắc đến một tên tuổi lớn, Danataxi. Tuy nhiên, ngày nay dù hãng này vẫn đang hiện diện trong danh mục của các chỉ dẫn du lịch thì hầu như nó đã lép vế hẳn so với các tên tuổi mới. Như chính lời giới thiệu hiện nay trên trang web của công ty chủ quản, “đã từng là công ty đứng đầu Việt Nam về chất lượng xe và phong cách phục vụ chuyên nghiệp trong những năm 1997”.

Cùng thời hoàng kim Danataxi, Hương Lúa là hãng taxi có số đầu xe lớn nhất nhì Đà Nẵng. Taxi Hương Lúa cùng với taxi Sông Hàn và taxi Mai Linh tạo thành “bộ ba” chiếm lĩnh thị trường. Bộ ba này tham gia hầu hết các cuộc cạnh tranh trực tiếp để chiếm lĩnh thế độc quyền ở các điểm đón khách quan trọng. Trong cuộc cạnh tranh quyết liệt, nhiều hãng taxi dần dần đánh mất thị phần, thậm chí gần như bị loại khỏi cuộc chơi. Ngoài hãng Mai Linh hiện đang duy trì sự hiện diện liên tục khá rõ nét trên đường phố thì hầu như các tên tuổi lớn của khoảng 5 năm trước đã dần dần đưa ngày càng nhiều xe vào ga-ra (thay vì chạy ngoài đường). Sân chơi lại dành cho những tên tuổi mới.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác hạch toán CPSX tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại công ty cổ phần SMC composite (Trang 28)