Tại sao nói cách mạng xã hội là phương thức thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn?

Một phần của tài liệu đề cương triết học marklenin cho bậc đại học (Trang 29 - 33)

hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn?

Giải:

Cách mạng xã hội

Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu giai cấp, là bước nhảy vọt trong sự phát triển của xã hội mà kết quả là sự thay thế một hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn. Đặc trưng của cách mạng là sự thay đổi chính quyền Nhà nước từ tay giai cấp thống trị lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng, là sự thay đổi PTSX cũ bằng PTSX mới Cách mạng xã hội là phương thức thay thế hình thái kinh tế xã hội này bằng hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn. - Cách mạng xã hội đã giải quyết được mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tức là cách mạng xã hội làm cho PTSX phát triển PTSX mới ra đời thay thế PTSX cũ lạc hậu, trong đó lực lượng sản xuất phát triển, quan hệ sản xuất cũng phải thay đổi cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Nhờ cách mạng xã hội đã làm cho đời sống kinh tế của xã hội phát triển (qua đấu tranh giai cấp giữa giai cấp

bị trị và giai cấp thốngtrị).

- Cách mạng cũng làm thay đổi đời sống chính trị và văn hóa xã hội (cách mạng xã hội là sự thay chính quyền Nhà nước...) như vậy có thể nói qua cách mạng xã hội, xã hội cũ bị xóa bỏ, xã hội ra đời thay đó là bước phát triển nhảy vọt về vật chất của xã hội trong đó mọi mặt của đời sống xã hội đều thay đổi và phát triển như

kinh tế, chính trị, văn hóa và tư tưởng.

- Nếu trong hình thành kinh tế xã hội mới có chế độ tư hữu, vấn có đối kháng giai cấp thì sự phát triển của các mâu thuẫn nói trên (mâu thuẫn kinh tế, mâu thuẫn giai cấp) sớm hay muộn cũng dẫn đến cách mạng, xã hội để chuyển lên hình thái kinh tế xã hội cao hơn, tiến bộ hơn

câu 1.Trình bày vai trò quần chúng nhân dân và vai trò của cách mạng xã hội.?

Khái niệm quần chúng nhân dân

Quá trình vận động, phát triển của lịch sử diễn ra thông qua hoạt động của khối đông đảo con người được gọi là quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của một cá nhân hay một tổ chức, nhằm thực hiện mục đích và lợi ích của mình.

Căn cứ vào điều kiện lịch sử xã hội và những nhiệm vụ đặt ra của mỗi thời đại mà quần chúng nhân dân bao hàm những thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp khác nhau.

Như vậy, quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp, liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.

Khái niệm quần chúng nhân dân được xác định bởi các nội dung sau đây: Thứ nhất, những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần, đóng vai trò là hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân. Thứ hai, những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp bức, bóc lột, đối kháng với nhân dân. Thứ ba, những giai cấp, những tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội thông qua hoạt động của mình, trực tiếp hoặc gián tiếp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử, vận động biến đổi theo sự phát triển của lịch sử xã hội.

Vai trò của quần chúng nhân dân

Về căn bản, tất cả các nhà triết học trong lịch sử triết học trước Mác đều không nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong trong tiến trình phát triển của lịch sử. Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về xã hội.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử. Bởi vì, mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng nhân dân. Hơn nữa, tư tưởng tự nó không làm biến đổi xã hội mà phải thông qua hành động cách mạng, hoạt động thực tiễn của quần chúng nhân dân, để biến lý tưởng, ước mơ thành hiện thực trong đời sống xã hội.

Vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân được biểu hiện ở ba nội dung. Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các điều kiện vật chất cần thiết, mà những nhu cầu đó

chỉ có thể đáp ứng được thông qua sản xuất. Lực lượng sản xuất cơ bản là đông đảo quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc. Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức. Điều đó khẳng định rằng, hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Lịch sử đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng tham gia đông đảo. Cách mạng là ngày hội của quần chúng, là sự nghiệp của quần chúng. Tất nhiên, suy đến cùng, nguyên nhân của mọi cuộc cách mạng là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất, nghĩa là bắt đầu từ hoạt động sản xuất vật chất của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Thứ ba, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần. Quần chúng nhân dân đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của khoa học, nghệ thuật, văn học, đồng thời, áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Những sáng tạo về văn học, nghệ thuật, khoa học, y học, quân sự, kinh tế, chính trị, đạo đức... của nhân dân vừa là cội nguồn, vừa là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa tinh thần của các dân tộc trong mọi thời đại. Hoạt động của quần chúng nhân dân từ trong thực tiễn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tạo tinh thần trong đời sống xã hội. Mặt khác, các giá trị văn hóa tinh thần chỉ có thể trường tồn khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng, trở thành giá trị phổ biến.

Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện lịch sử mà vai trò chủ thể của quần chúng nhân dân cũng biểu hiện khác nhau. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, quần chúng nhân dân mới có đủ điều kiện để phát huy tài năng và trí sáng tạo của mình.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân, như Nguyễn Trãi đã nói: "Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân,

thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết". Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, và quan điểm "lấy dân làm gốc" trở thành tư tưởng thường trực nói lên vai trò sáng tạo ra lịch sử của nhân dân Việt Nam.

1. Cách mạng xã hội là gì?

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội; là phương thức chuyển từ một hình thái kinh tế – xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế – xã hội cao hơn, tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789, lật đổ chế độ phong kiến và kết thúc vào năm 1870, khi hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa thắng lợi hoàn toàn.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn. Ví dụ, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở nước ta lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, xác lập chính quyền công – nông mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như vậy, cách mạng xã hội không phải là bước phát triển bình thường mà là bước phát triển nhảy vọt, không chỉ là bước nhảy vọt ở một lĩnh vực riêng lẻ nào đó của xã hội mà là bước nhảy vọt căn bản của toàn bộ xã hội. Cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp khi đấu tranh giai cấp phát triển đến mức gay gắt thì cách mạng xã hội nổ ra.

2. Vai trò của cách mạng xã hội

Các cuộc cách mạng xã hội có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Chỉ có cách mạng xã hội mới thay thế được quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, mới thay thế được hình thái kinh tế – xã hội cũ bằng hình thái kinh tế – xã hội mới cao hơn. Cách mạng xã hội là bước chuyển vĩ đại trong đời sống xã hội về kinh tế – chính trị – văn hoá – tư tưởng. Trong thời kỳ cách mạng xã hội, năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân được phát huy một cách cao độ như C.Mác coi cách mạng xã hội là “đầu tàu” của lịch sử.

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các quá trình chuyển biến cách mạng xã hội: Thứ nhất, từ cộng đồng nguyên thuỷ lên chế độ chiếm hữu nô lệ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, từ chế độ chiếm hữu nô lệ lên chế độ phong kiến; Thứ ba, từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa;

Thứ tư, từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên chế độ xã hội chủ nghĩa. Và lịch sử càng tiến lên thì đặc trưng và vai trò của cách mạng xã hội càng trở nên đầy đủ và rõ rệt hơn.

Cách mạng vô sản là cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo, thực hiện mục đích cao cả là giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khác. Đó cũng là sự giải phóng con người nói chung khỏi sự bóc lột, áp bức và bất công. Tất cả các cuộc cách mạng trước chỉ là sự thay thế hình thức người bóc lột người. Cách mạng vô sản có mục đích cuối cùng là xoá bỏ mọi hình thức người bóc lột người, xây dựng một xã hội không còn giai cấp. Đó là sự chuyển biến sâu sắc nhất trong lịch sử phát triển nhân loại. Vì vậy, khác với các cuộc cách mạng trước, đối với cách mạng vô sản, việc giành được chính quyền mới chỉ là bước mở đầu cho quá trình biến đổi cách mạng toàn bộ đời sống xã hội; cách mạng vô sản không thể không dẫn đến sự chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản. Song, nếu như nền chuyên chính do các cuộc cách mạng trước tạo ra chỉ có thể bị thủ tiêu bằng cách mạng, thì chuyên chính vô sản chỉ là bước quá độ để đi tới xoá bỏ giai cấp và chyên chính giai cấp

Liên hệ công tác:

Xuất phát từ quan điểm lực lượng công an xuất phát từ nhân dân mà ra vì vậy trong hoạt động của mình lực lượng công an nhân dân phải quán triệt quan điểm “lấy dân làm gốc”

Thực tế chứng minh quyền lực của đảng ta xuất phát từ niềm tin của quần chúng nhân dân vào đảng vì vậy lực lượng công an phải làm nghĩa vụ bảo vệ đảng, bảo vệ quần chúng nhân dân, xây dựng niềm tin của quần chúng nhân dân vào đảng vào ngành công an.

Cần làm tốt công tác tham mưu cho đảng và chính quyền đề xuất các biện pháp bảo vệ lợi ích quần chúng, bảo vệ an ninh trật tự, tạo điều kiện cho sự nghiệp ông nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trực tiếp đấu tranh phòng cống tội phạm, các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến cách amjng, phát triển của xã hội, tên nạn trong xã hội, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch với cách mạng xhcn ở nước ta

Một phần của tài liệu đề cương triết học marklenin cho bậc đại học (Trang 29 - 33)