Vị trí địa lý
TP. Cần Thơ là một trong năm đô thị lớn trực thuộc Trung ƣơng của Chính phủ Việt Nam, trải dài từ 9o55’08” – 10o19’38” vĩ độ Bắc và 105o13’38” – 105o50’35” kinh độ Đông, cách Biển Đông 75km. Có tổng diện tích tự nhiên là 1.401km2 chiếm 3,46% tổng diện tích toàn vùng ĐBSCL (Hình 1). Về hành chính, thành phố có 5 quận nội thành: Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng và 4 huyện ngoại thành: Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ, Phong Điền. Tổng số xã phƣờng và thị trấn trong thành phố là 85.
22
Hình 1. Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ
TP. Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL, phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Nam và Tây – Nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; là đầu mối giao thông của vùng về cả đƣờng bộ, đƣờng thủy, đƣờng hàng không; có mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cách biển Đông 75km.
Với vị trí quan trọng nhƣ trên, TP. Cần Thơ có điều kiện thuận lợi cũng nhƣ đã đƣợc xác định để trở thành đô thị trung tâm vùng, trung tâm công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, du lịch, giáo dục- đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và văn hóa, là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh tại vùng ĐBSCL và của cả nƣớc. Đồng thời TP. Cần Thơ đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế,có vai trò đầu tàu, thúc đẩy các địa phƣơng trong vùng cùng phát triển. Địa hình, địa mạo
23
Là vùng đất đƣợc kiến tạo từ sự bồi tụ của phù sa sông Mekong, có địa hình thấp và bằng phẳng, hệ thống sông rạch chằng chịt và không có phần đất nào tiếp giáp với biển. Cao độ mặt đất phổ biến nằm trong khoảng 0,8 – 1,0 m so với mực nƣớc biển ở Hòn Dấu. Độ dốc theo chiều giảm dần theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam, từ sông Hậu đi vào vùng nội đồng, cao độ giảm dần.
Khí hậu
Khí hậu ở TP. Cần Thơ là khí hậu nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4).
Nhiệt độ trung bình từ 26,70C – 270C (nhiệt độ cao nhất là 33,90C và thấp nhất 21,70C), biên độ nhiệt trong ngày trung bình 7,40
C, tổng giờ nắng 2300 – 2500 giờ/năm.
Lƣợng mƣa trung bình từ 1489 mm – 1723 mm (chiếm 92% - 97% lƣợng mƣa cả năm). Độ ẩm trung bình từ 75% - 85%.
Thủy văn
TP. Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa nhiều năm của sông Mê Kông, có địa hình rất đặc trƣng cho dạng địa hình đồng bằng. Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, trải dài khắp địa bàn thành phố. Trong đó:
Sông Hậu là con sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 20km. Tổng lƣợng nƣớc sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m3/năm (chiếm 41% tổng lƣơng nƣớc của sông Mê Kông), lƣu lƣợng nƣớc bình quân tại TP. Cần Thơ là 14.800 m3/giây. Tổng lƣợng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm (chiếm gần ½ tổng lƣợng phù sa sông Mê Kông).
Sông Cái Lớn dài 20 km, chiều rộng cửa sông 600 – 700 m, độ sâu 10 – 12 m nên có khả năng tiêu, thoát nƣớc rất tốt.
Sông Cần Thơ dài 16 km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nƣớc ngọt quanh năm, vừa có tác dụng tƣới nƣớc trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch nhỏ dày đặc, cho nƣớc ngọt suốt hai mùa mƣa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất:
24
sông Thốt Nốt chảy trong địa phận huyện Cờ Đỏ và quận Thốt Nốt, sông Ô Môn chảy trong địa phận huyện Thới Lai và quận Ô Môn, sông Cần Thơ bắt nguồn từ huyện Phong Điền rồi đổ ra sông Hậu ở ranh giới giữa quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, qua bến Ninh Kiều.
Vào mùa lũ (tháng 7 đến tháng 11) thành phố chịu ảnh hƣởng trực tiếp của lũ từ sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên, nhƣng ảnh hƣởng triều vẫn rõ nét; tuỳ vào biến động hàng năm của lũ, khu vực ngập sâu (>100cm) có diện tích từ 9.700 - 35.600 ha, khu vực ngập trung bình (50-100 cm) khoảng 87.800 - 88.400 ha.
1.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số
Dân số của TP. Cần Thơ khoảng 1,2 triệu ngƣời (số liệu năm 2010), mật độ dân số trung bình là 856 ngƣời/km2 (gấp gần 2 lần mật độ dân số trung bình của vùng ĐBSCL). Trong cơ cấu dân tộc, ngƣời Kinh chiếm đại đa số (97%), tiếp sau đó là hai dân tộc Khmer và Hoa với lần lƣợt khoảng 21 nghìn và 14 nghìn ngƣời.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay giảm không nhiều. Tốc độ tăng dân số các năm 2001-2005 đạt trung bình 1,11%/năm, đến giai đoạn 2006-2010 giảm xuống còn 0,87%/năm.
Dân số khu vực thành thị có tốc độ tăng trƣởng cao trong cả thời kỳ 2001- 2010. Riêng giai đoạn 2006-2010, dân số đô thị tăng trƣởng với tốc độ trung bình 6,57%/năm (chi tiết trong bảng 2). Với việc mỗi năm có hơn 40 nghìn cƣ dân trở thành công dân đô thị, tỷ trọng dân số thành thị của TP. Cần Thơ từ 50,03% năm 2005 tăng lên 65,84% vào năm 2010.
25
Bảng 2. Một số chỉ tiêu về hiện trạng dân số ở TP. Cần Thơ
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2000 Năm 2005 Năm 2010 Tốc độ tăng trƣởng (%/năm) 2001- 2005 2006- 2010 1 Dân số 1000 ngƣời 1.087,2 1.149,0 1.199,8 1,11 0,87 Mật độ dân số ngƣời/km2 776 820 856 Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,15 1,16 1,07
2 Dân số đô thị 1000 ngƣời 354,3 574,8 790,0 10,16 6,57 Tỷ lệ đô thị hóa % 32,59 50,03 65,84
3 Dân số nông thôn 1000 ngƣời 732,9 574,2 409,8
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT-XH ở TP. Cần Thơ 2011-2015
Cơ cấu lao động năm 2010: lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 39,9%, lao động khu công nghiệp và xây dựng chiếm 15,4% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 44,7%. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 77,37% dân số. Số ngƣời có khả năng lao động chiếm 99,28% tổng số lao động trong độ tuổi.
Tỷ lệ thất nghiệp: Giải quyết việc làm 219.416 lao động (kế hoạch 200.000 lao động trở lên), vƣợt 9.69% kế hoạch 5 năm; xuất khẩu lao động 1.349 ngƣời (kế hoạch 1.000 ngƣời).
Tỷ lệ lao động chƣa có việc làm/tổng số lao động chiếm 3% (kế hoạch không quá 3%); tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 42% (kế hoạch 36%).
Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2010 còn 5% (tính theo chuẩn nghèo do Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội ban hành áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 (kế hoạch 3% - 3,5% - tính theo chuẩn nghèo năm 2005).
Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) đạt 0.814 (kế hoạch 0.830), tăng 0.075 so với đầu kỳ kế hoạch (năm 2005: 0,0739).
Sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của TP. Cần Thơ năm 2010 là 140.894,92 ha. Trong giai đoạn 2005-2010, tình hình sử dụng đất biến động khá nhanh theo hƣớng
26
phát triển mạnh đô thị hóa và tăng cƣờng các cơ sở hạ tầng; các loại đất chuyên dùng, đất ở tăng khá nhanh và một số loại đất nông nghiệp giảm dần diện tích. Nhìn chung:
+ Hầu hết quỹ đất (95,6%) đều đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng, đất chƣa sử dụng còn rất ít và có khuynh hƣớng giảm nhanh.
+ Nhóm đất nông nghiệp khá lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên (82,6%), tuy nhiên do mật độ dân số nông thôn khá cao nên các chỉ số đất nông nghiệp/đầu ngƣời chỉ vào mức độ trung bình.
Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp, đất canh tác lúa (chuyên canh và luân canh) chiếm ƣu thế, thể hiện đặc điểm vùng châu thổ chịu tác động của lũ và triều; đất thủy sản chuyên và đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp.
Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010
Loại đất Diện tích (ha)
Diện tích đất tự nhiên 140.894,92 I. Đất nông nghiệp 115.432,10 1. Cây hàng năm a. Lúa b. Cây hàng năm khác 93.272,75 91.837,73 1.435,02
2. Cây lâu năm 20.576,88
3. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 20,09
4. Đất lâm nghiệp có rừng 227,14
5. Đất nuôi trồng thủy sản 1.332,42
6. Đất nông nghiệp khác 2,82
II. Đất phi nông nghiệp 25.265,41
1. Đất ở + Đô thị + Nông thôn 6.318,41 3.830,23 2.488,18 2. Đất chuyên dùng 10.808,64
3. Đất tôn giáo tin ngƣỡng 148,83
27
Loại đất Diện tích (ha)
5. Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 7.516,84
6. Đất phi nông nghiệp khác 159,26
III.Đất chƣa sử dụng 197,41
+ Đất bằng chƣa sử dụng 197,41
Nguồn: Niên giám thống kê TP. Cần Thơ, 2010
Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2010
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (theo GDP) đạt bình quân 13,5%/năm giai đoạn 2001-2005 và 15,1%/năm giai đoạn 2006-2010. Khu vực công nghiệp luôn có tốc độ tăng trƣởng cao, bình quân 17,3%/năm giai đoạn 2001-2005 và 18,1%/năm giai đoạn 2006-2010 (chi tiết trong bảng 4). Trong khi đó nông nghiệp - thủy sản giai đoạn 2006-2010 có tốc độ tăng trƣởng giảm hẳn so với giai đoạn trƣớc, ngƣợc lại khu vực dịch vụ lại tăng cao hơn giai đoạn trƣớc.
So với mục tiêu tăng trƣởng giai đoạn 2006-2010 đề ra trong Quy hoạch năm 2007 chỉ có khu vực dịch vụ có tốc độ tăng cao hơn, các ngành nông thủy sản và công nghiệp - xây dựng không đạt dẫn đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế chung không đạt mục tiêu quy hoạch.
Bảng 4. Tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2001- 2005 2006- 2010 2006- 2010
I Phân theo khu
vực Tổng GDP 4.544,4 8.546,4 17.289,7 13,5 15,1 16,0 1 Khu vực 1 1.149,3 1.646,7 1.769,8 7,5 1,5 5,5 2 Khu vực 2 1.308,5 2.905,7 6.665,3 17,3 18,1 20,0 3 Khu vực 3 2.086,7 3.994,0 8.854,6 13,9 17,3 16,2 II Phân theo thành phần kinh tế Tổng GDP 4.544.4 8.546,4 17.289,7 13,2 15,1
28 TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2001- 2005 2006- 2010 2006- 2010 Nhà nƣớc 1.854,0 2.220,8 3.849,4 3,7 11,6 1 Kinh tế trung ƣơng 632,4 1.013,3 2.094,0 9,9 15,6 2 Kinh tế địa phƣơng 1.221,6 1.207,5 1.755,4 -0,2 7,8 Ngoài nhà nƣớc 2.661,6 6.172,9 13.042,7 18,3 16,1 3 Kinh tế tập thể 126,2 126,3 346,7 0,01 22,4 4 Kinh tế cá thể 2.056,9 3.634,7 5.535,0 12,1 8,8 5 Kinh tế tƣ nhân 291,2 2.225,3 6.808,5 50,2 25,1 6 Kin tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 187,3 186,6 352,4 -0,1 13,6 Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 28,8 152,7 397,7 39,6 21,1
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT-XH của TP. Cần Thơ 2011-2015
Trong thời kỳ 2001-2010 đóng góp của khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ vào tăng trƣởng GDP khá cao, trong khi đó khu vực nông thủy sản giảm dần và không đáng kể trong giai đoạn 2006-2010 (chỉ chiếm 1,4%) (cụ thể trong bảng 5).
Bảng 5. Đóng góp vào GDP của các ngành Chỉ tiêu GDP tăng thêm (tỷ đồng) Đóng góp của các ngành (%) 2001-2005 2006-2010 2001-2005 2006-2010 Tổng GDP, giá SS 1994 4.002,0 8.743,3 100,0 100,0 Khu vực 1 497,4 123,1 12,4 1,4 Khu vực 2 1.597,2 3.759,6 39,9 43,0 Khu vực 3 1.907,3 4.860,6 47,7 55,6
29
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010 (theo ngành, theo thành phần kinh tế)
Cơ cấu kinh tế của thành phố đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực, giảm tỷ trọng nông thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng. Dự kiến đến năm 2010, trong cơ cấu GDP, tỷ trọng nông nghiệp - thủy sản chiếm 10,6%; công nghiệp - xây dựng chiếm 44,2% và dịch vụ chiếm 45,2%, về cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong Quy hoạch năm 2007.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời
Thu nhập bình quân đầu ngƣời tính theo giá thực tế tăng từ 384 USD năm 2000 lên 784 USD năm 2005 và lên 1.950 USD năm 2010 (cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong quy hoạch đến năm 2010 là 1.210 USD).
Các quy hoạch phát triển
TP. Cần Thơ đã xây dựng một Kế hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ 2006-2020 theo quyết định số 21/2007/QĐ-TTg ngày 08/02/2007 của Thủ Tƣớng Chính phủ. Các chỉ tiêu vĩ mô cơ bản vào năm 2020 nhƣ sau:
Diện tích đất không tăng thêm, nhƣng cơ cấu sử dụng đất thay đổi. Đất nông nghiệp còn 97 ngàn ha. Đất phi nông nghiệp tăng lên 36,25 ngàn ha và hơn 6,8 ngàn ha diện tích mặt nƣớc.
Dân số có sự biến động lớn. Đến cuối kỳ dân số trên địa bàn dự kiến lên 1,8 triệu ngƣời trong đó dân số tăng cơ học chiếm khoảng 25%. Dân cƣ trong nội thị dự kiến đạt 70%. Dân phi nông nghiệp là 1,355 triệu ngƣời. Kế hoạch tổng thể cũng đƣa ra chỉ tiêu giảm số hộ nghèo xuống còn 4,5-5% tổng số dân vào năm 2010 và cơ bản xóa nghèo vào năm 2020.
Thành phố duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình là 16%/năm giai đoạn 2006 – 2010; 17.1% giai đoạn 2011-2015 và 18% giai đoạn 2016-2020. GDP vào năm 2020 đạt 308 ngàn tỷ đồng trong đó khu vực I chiếm 11,524 ngàn tỷ đồng; khu vực II 165,683 ngàn tỷ đồng; khu vực III 130,793ngàn tỷ đồng. GDP bình quân đầu ngƣời sẽ đạt 1.200 USD vào năm 2010; 2.318 USD trong năm 2015 và 4.611 trong năm 2020 tƣơng đƣơng 172,7 triệu đồng/năm. TP. Cần Thơ quyết tâm trở thành
30
thành phố công nghiệp-thƣơng mại dịch vụ và nông nghiệp kỹ thuật cao.
Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 3000USD/ha năm 2010 và 6200USD/ha năm 2020. Quy hoạch đề ra mục tiêu vào năm 2020: Về trồng trọt, một số mục tiêu chủ yếu. Còn 60.000ha đất lúa và trồng 2-3 vụ lúa/năm, nên tổng diện tích canh tác lúa là khoảng 148.500ha với năng suất bình quân 5,8tấn/ha/vụ, sản lƣợng 858.000tấn/năm. Cây ăn trái có diện tích 27.840 ha, bao gồm hơn 13,4 ngàn ha cây có múi chuyên canh 4,2 ngàn ha xoài, gần 3 ngàn ha nhãn và chôm chôm, hơn 7 ngàn ha cây đặc sản khác. Đối với thủy sản chuyên canh, diện tích tăng lên 1460ha gồm cá tra và cá đen với sản lƣợng 200 ngàn tấn/năm.Đối với thủy sản luân canh với lúa, diện tích đạt 14.180 ha với sản lƣợng 20 ngàn tấn/năm, trong đó có tôm càng xanh 5.400tấn/năm. Ngoài ra còn có khoảng 600 nuôi trong mƣơng vƣờn sản lƣợng 500 tấn và 200 bè cá sản lƣợng 10 ngàn tấn, chủ yếu là cá tra, cá bống tƣợng.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có tổng diện tích quy hoạch khoảng 8000 ha. Đến năm 2020 giá trị sản xuất CN-TTCN dự kiến là 326.521 tỷ đồng.Trong đó công nghiệp chế biến chiếm hơn 94% giá trị, nhóm phân phối điện nƣớc chiếm hơn 5%.
Trong cùng kỳ, nhà ở tăng lên 368.197 căn, mỗi hộ dân đều có nhà ở. Dự kiến năm 2020 diện tích nhà tăng thêm trên 750 ngàn m2/năm.
Tổng vốn đầu tƣ thƣơng mại, xuất khẩu thời kỳ 2006-2020 là hơn 99 ngàn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 3.713 triệu USD).Doanh số mua khoảng 53 ngàn tỷ đồng và doanh số bán khoảng 59 ngàn tỷ đồng vào cuối kỳ. Cùng lúc đó, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn là 6.273 triệu USD với cơ cấu thủy sản chế biến chiếm 45%, hàng CN-TTCN chiếm 42%, nông sản chiếm 13%.
Ngành Y tế có mục tiêu nâng số giƣờng bệnh /10 ngàn dân là 29,2; số bác sĩ cho 10 ngàn dân là 12 ngƣời. Đầu tƣ phát triển mạng lƣới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế các dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.