0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tăng cường việc giám sát, khen thưởng và kỷ luật trong quá trình thực thi chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nộ

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA HÀ NỘI (Trang 28 -31 )

chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội

Hiện nay chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh để buộc các doanh nghiệp phải đầu tư cho nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ nên tình hình đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp diễn ra chậm chạp. Chính vì vậy, bên cạnh chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ cần phải có chế tài đủ mạnh để buộc doanh nghiệp phải trích một phần lợi nhuận của họ cho phát triển khoa học - công nghệ.

Cần có chính sách khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp có nhiều thành tích trong hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội là một bộ phận đông đảo trong cộng đồng doanh nghiệp, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ và đổi mới công nghệ trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thành phố Hà Nội vận dụng các văn bản, chính sách của Trung ương cũng đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ.

Những năm qua, năng lực công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội dù đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được các doanh nghiệp quan tâm nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy, mặc dù đã có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ nhưng việc thực thi chính sách đó trên thực tế chưa đạt hiệu quả cao.

Thông qua việc làm rõ hơn cơ sở lý luận của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội, bằng phương pháp khảo sát, phỏng vấn, phân tích, đánh giá qua các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, tác giả đã khái quát tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội, phân tích những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại trong việc ban hành và thực thi chính sách. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của chính sách, góp phần đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội. Hy vọng rằng, với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả chính sách này, cùng với sự chủ động, nhạy bén của mình, doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cùng với các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển toàn diện của Thủ đô.

References

1. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII,IX,X.

2. Trần Ngọc Ca (2000), Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

3. Nghiêm Công (2006) Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995-2005, chuyên đề nghiên cứu, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ.

4. Đỗ Tiến Dũng (2012), “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ”, tạp chí hoạt động khoa học, số tháng 2 năm 2012, tr.4.

5. Phạm Thế Dũng (2010), Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế, báo cáo đề tài cấp bộ năm 2009, Bộ khoa học - công nghệ.

6. Đào Phương Hạnh (2006), Xúc tiến hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bản tin sở hữu trí tuệ, số 62.

7. Vũ Đình Hạ (2007), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 2 năm 2007.

8. Phạm Thị Thu Hằng (2010) “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của thủ đô Hà Nội”, tham luận tại Hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững thủ đô văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”.

9. Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (2007), báo cáo chuyên đề nghiên cứu năm 2007.

10. Niên giám thống kê Hà Nội, 2009-2010, Cục thống kê thành phố Hà Nội.

11. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Báo cáo doanh nghiệp thường niên các năm 2007,2010.

12. Hoàng Đình Phi (2011), Giáo trình Quản trị Công nghệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Nguyễn Khắc Tiến (2008), Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hà Nội, luận án thạc sĩ.

14. JETRO, Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương (2010). Tài liệu hội thảo “Chính sách công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ - Kinh nghiệm của Nhật Bản và những vấn đề của Việt Nam”, Hà Nội tháng 7 năm 2010.

15. Tổng cục Thống kê Trung ương (2010). Báo cáo khảo sát doanh nghiệp năm 2010.

16. Viện Chiến lược và Chính sách khoa học và công nghệ (2008), Báo cáo tác động của cơ chế, chính sách công đến việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào khoa học công nghệ

17. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (2006), Báo cáo điều tra kết quả đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2006.

Website 18. www.binhduong.gov.vn 19. www.ciem.org 20. www.diendankinhte.info 21. www.dongnai.gov.vn 22. www.binhdinh.gov.vn 23. www.hanoi.gov.vn 24. www.hasmea.org 25. www.hochiminhcity.gov.vn 26. www.most.gov.vn 27. www.vbis.vn 28. www.vcci.com.vn 29. www.vietnamnet.vn 30. www.xaydungdang.org.vn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA HÀ NỘI (Trang 28 -31 )

×