Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH
3.1.3 Nguyên nhân chủ quan.
Sinh viên chưa có sự chủ động trong việc tự học, ỷ lại, hầu hết đi học trên tinh thần đối phó, dựa hoàn toàn vào giảng viên, không làm bài tập hoặc chỉ làm bài tập mà giảng viên yêu cầu.
Các bạn vẫn duy trì cách học ở bậc trung học phổ thông, học tiếng anh một mình và tập trung vào việc đọc, viết, bỏ qua phần nghe nói.
Để học tiếng anh hiệu quả, sinh viên không thể chỉ học theo kiểu học thuộc lòng, mà cần phải có phương pháp đúng, có những kỹ năng mềm, nhưng sinh viên vẫn chưa ý thức được điều này, dẫn đến việc đầu tư nhiều thời gian vào việc học nhưng vẫn không có tiến bộ khả quan.
3.1.4 Giải pháp
• Đối với giảng viên
Các thầy cô giáo nên mở đầu các tiết dạy bằng một trò chơi để giúp các bạn sinh viên vừa vui chơi vừa củng cố bài học, góp phần làm cho tiết học sinh động hơn. Các thầy cô giáo nên quản lí chặt chẽ vấn đề học tiếng anh của các bạn sinh viên, bên cạnh đó cung cấp nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn nâng cao kiến thức tránh học tràn lan, mơ hồ.
Giảng viên nên chia sẻ kinh nghiệm học tiếng anh cũng như những thành công trong việc dạy và học để giúp sinh viên có động lực và hứng thú hơn.
Giảng viên cần trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn để phục phụ tốt cho quá trình giảng dạy đồng thời cung cấp cho sinh viên nguồn kiến thức vững chắc giúp các bạn nắm vững những kĩ năng cần thiết.
• Đối với sinh viên
Cần luyện tập các kĩ năng tiếng anh (nghe, nói, đọc, viết) thường xuyên và mức độ thường xuyên không chỉ đơn thuần được tính là bao nhiêu lần trên tuần.
Tổ chức học tập tiếng anh theo nhóm một cách hiệu quả, các bạn học tốt tiếng anh hơn sẽ giúp đỡ các bạn khác để cùng tiến bộ.
Luyện tập tiếng anh thông qua các phương tiện truyền thông như: thông qua mạng Internet hay báo đài.
Cần tham gia các tiết học đầy đủ, tránh đứt đoạn kiến thức, vì mỗi tiết học giảng viên sẽ cung cấp cho các bạn 1 lượng kiến thức không nhỏ.
Phần 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Nhờ vào sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và các bạn sinh viên khoa kinh tế trường
đại học Đồng Tháp, chúng em đã hoàn tất đề tài. Thông qua quá trình khảo sát, chúng em đã ước lượng được mặt bằng trình độ chung của sinh viên khoa kinh tế trường Đồng Tháp, hầu hết đều chưa đạt mức chuẩn nhà trường yêu cầu, song dấu hiệu đáng
mừng là hầu hết đều tham gia tích cực các khóa học trong trường và có nguyện vọng phát triển khả năng tiếng anh của mình, qua đó thể hiện sinh viên trong khoa kinh tế ham học hỏi, khao khát hội nhập với tri thức thế giới, thực hiện theo đúng tinh thần “ Sinh viên đại học Đồng Tháp năng động, tự tin, giàu cá tính”.
Nhận thấy những khó khăn và xác định nhu cầu nâng cao tiếng Anh trong sinh viên, chúng em đã đưa ra một số gợi ý dựa trên ý kiến đề xuất của các bạn tham gia khảo sát, giúp các bạn có thể nâng cao trình độ tiếng Anh của mình một cách thoải mái, vui vẻ và nhanh chóng, mong rằng những giải pháp này sẽ làm giảm đi nỗi lo của thầy cô về tình trạng tiếng anh của sinh viên, tiết kiệm thời gian và chi phí cải tiện tiếng Anh.
Mặc dù đã rất cố gắng để có được một bài nghiên cứu hoàn hảo, nhưng chắc chắn trong quá trình khảo sát cũng như thu thập các số liệu, thông tin không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy cũng như các bạn đóng góp ý kiến để cho nhóm rút kinh nghiệm vào những lần sau.
Mong rằng qua đề tài này thì các bạn sẽ có những phương pháp học tập Tiếng Anh để nâng cao chất lượng học tập cùng với công tác giảng dạy được tốt hơn nâng cao chất lượng đào tạo và vị thế của trường đại học Đồng Tháp.
2. Kiến nghị
• Đối với nhà trường
- Nhà trường nên tạo một sân chơi lành mạnh cho các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu học hỏi để trau dồi kĩ năng nói tiếng anh và tăng vốn từ vựng.
- Tạo cơ hội cho sinh viên giao lưu gặp gỡ với người bản xứ để nâng cao trình độ của bản thân mình.
- Mở các lớp có đầy đủ những kĩ năng nghe nói đọc viết giúp sinh viên có nền tảng vững chắc khi ra trường.
- Tạo động lực cho sinh viên bằng cách khen thưởng các bạn có số điểm đầu ra TOEIC vượt chỉ tiêu mà nhà trường cho phép. Như vậy các bạn mới học tập hết khả năng của mình.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ tiếng anh trong quá trình dạy và học. (tham khảo của Tác giả Đỗ Thị Hồng Nhung).
- Đưa tiếng anh vào giảng dạy trong các môn chuyên ngành (tham khảo của tác giả Lê Thị Như Quỳnh)
- Tài trợ, tổ chức các hoạt động, chương trình liên quan đến hoạt động tiếng anh cho sinh viên (tham khảo của tác giả Trần Thị Mỹ).
- Đào tạo đội ngũ nhân viên với phương pháp dạy khoa học, tạo hứng thú cho sinh viên khi tham gia các khóa học tiếng anh ( tham khảo cua tác giả Trần Thị Mỹ).
- Nhà trường cần sắp xếp thời gian học thật khoa học và hợp lí để các bạn sinh viên ai cũng được tham gia vào các khóa học.
- Có cách thức tổ chức quản lý việc dạy và học TOEIC tốt hơn. Cụ thể, nên thống nhất (không thay đổi) chuẩn đầu ra, các quy chế học tập, thời khóa biểu học tập ngay từ đầu năm học để sinh viên biết và tự có kế hoạch học tập hiệu quả.
- Có kế hoạch thông báo các thông tin về đăng ký học tập, quy chế học tập, chuẩn đầu ra đến từng sinh viên, tránh tình trạng sinh viên phải chạy vòng vòng từ khoa này qua khoa khác để hỏi những tin mà đúng ra quyền lợi của họ với tư cách là người học nên được biết. Cụ thể, từng Khoa và Giáo viên cố vấn học tập nên tổ chức các buổi tọa đàm để sinh viên có cơ hội chia xẻ thông tin cũng như học tập lẫn nhau để đạt kết quả cao trong quá trình học TOEIC. Ngoài ra, thường xuyên cập nhật thông tin về quy chế, chuẩn đầu ra, hình thức thi, thời gian thi (cả do Khoa NN tổ chức và IIG tổ chức) trên trang Web của trường cũng là điều cần thiết. Trang Web TOEIC của trường hình như không được cập nhật thông tin thường xuyên.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho quá trình dạy và học như đổi một số phòng học quá rộng, hệ thống âm thanh không tốt; thay đổi thiết bị có chất lượng tốt hơn.
- Giúp các Khoa tạo sân chơi, buổi tọa đàm, hoạt động ngoại khóa về tiếng Anh để giúp sinh viên có được môi trường học tập tốt, gây hứng thú đối với việc học tiếng Anh và nhờ đó sẽ học TOEIC tốt hơn.
- Tạo điều kiện cho Khoa Ngoại Ngữ được tổ chức thêm lớp Pre-TOEIC cho các sinh viên có trình độ tiếng Anh thấp cũng như lớp luyện thi sau khi sinh viên đã kết thúc tín chỉ học tại trường nhưng chưa đủ kiến thức để thi.
- Thư viện cần bổ sung thêm tài liệu, giáo trình cùng với băng đĩa về các bài luyện thi TOEIC nhằm hổ trợ quá trình tự học của sinh viên (đặc biệt là các sinh viên nghèo)vì với ngân sách của sinh viên thì khó có thể mua được những tư liệu này ngoài thị trường.
- Cần có quy chế bắt buộc đối với việc học TOEIC, xem việc học TOEIC như là một học phần bắt buộc và vì vậy, kết quả bài thi phải được tính vào điểm tích lũy của từng học phần. Ngoài ra, như các môn học bắt buộc khác, giáo viên dạy TOEIC cũng được phép cho điểm đến 50% vào điểm tích lũy của sinh viên. Có như vậy mới có thể thúc đẩy sinh viên học TOEIC tốt hơn vì họ thấy được rõ ràng thành quả học tập của mình trong từng giai đoạn học tập. Điều này cũng giúp phản ánh chính xác kết quả học tập của sinh viên vì thành quả học ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh theo chuẩn TOEIC nói riêng đòi hỏi cả một quá trình lâu dài chứ không phải chỉ ngày một ngày hai mà có được. Hạ thấp chuẩn đầu ra chỉ là kế sách tạm thời vì hiện nay các công ty khi tuyển nhân viên đều đã yêu cầu phải có chứng chỉ TOEIC tối thiểu là 400.
• Đối với người dạy- giảng viên
- Cần rèn luyện cho sinh viên cách phát âm theo giọng Mỹ, đặc biệt là một số khác biệt - với giọng Anh (ví dụ “t” trong water được phát âm /t/ theo giọng Anh nhưng lại là /D/ theo giọng Mỹ) để sinh viên làm bài nghe tốt hơn.
- Cung cấp cho sinh viên kiến thức từ vựng cơ bản về kinh doanh thương mại cũng như về môi trường làm việc để sinh viên làm bài nghe, đặc biệt bài đọc có kết quả cao. - Giúp sinh viên làm quen với dạng bài thi và tránh bỡ ngỡ khi làm bài thi thật bằng cách giới thiệu các bài thi TOEIC vào trong quá trình dạy, cho sinh viên làm bài thi thử.
- Trau dồi phương pháp giảng dạy theo lối giao tiếp, lồng ghép trò chơi, tạo động lực cho sinh viên đến lớp tích cực hơn.
• Đối với sinh viên
- Các bạn nên thường xuyên học từ vựng và luyện tập kĩ năng nghe để giúp bản thân có nhiều cơ hội hơn khi xin việc.
- Xác định rõ trình độ tiếng Anh của bản thân để tham gia vào khóa học Tiếng Anh phù hợp, đồng thời phải có ý chí tự học, ham học hỏi, trau dồi kiến thức của mình mọi lúc, mọi nơi.
- Phải chủ động tham gia các hoạt động, câu lạc bộ tiếng anh do trường tổ chức, tự ý thức và tạo hứng thú cho việc học Tiếng Anh như vậy học mới có kết quả cao.
- Nói tiếng anh hằng ngày để hình thành thói quen sẽ tạo cho bạn 1 nền tảng tiếng anh vững chắc khi xin viêc cũng như khi đi làm.
- Các bạn nên thành lập nhóm học tiếng anh vào mỗi tuần, tốt nhất là các nhóm chẵn vì như thế sẽ dễ dàng thực hành trong kĩ năng nói hơn.
- Có những lựa chọn phù hợp về một trung tâm Ngoại ngữ để theo học các lớp Tiếng Anh đầy đủ các yếu tố mà mình mong muốn.
- Lựa chọn phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng học tập.
- Tìm thêm sách tham khảo hay các tài liệu liên quan đến tiếng anh (tham khảo của tác giả Trần Thị Mỹ).