Một số nhận xét và bổ sung.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (2) (Trang 30 - 34)

II. NỘI DUNG Câu hỏi :

3. Một số nhận xét và bổ sung.

3.1 Về phần thuyết trình của bạn :

*Ưu điểm:

- Nhìn chung, bạn đã nêu được một cách tương đối khái quát được những đóng góp của lí thuyết cổ điển về thương mại quốc tế để giải thích nguồn gốc lợi ích của ngoại thương qua một số lí thuyết của trường phải trọng thương, lí thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, lí thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo, lí thuyết về thương mại quốc tế và chị phí cơ hội cũng như lí thuyết H- O.

- Bạn đã trình bày một cách logic theo trình tự thời gian của các lí thuyết. Nêu được những ưu điểm của những lí thuyết sau so với nhứng lí thuyết trước để dẫn đến kết luận cuối cùng.

*Nhược điểm:

Tuy nhiên, theo quan điểm của em, bài thuyết trình của bạn còn một số nhược điểm sau :

- Bạn dường như mới chỉ đơn thuần nêu lại những lí thuyết chứ chưa có những đánh giá về những đóng góp của lí thuyết đó trong việc giải thích nguồn gốc lợi ích của ngoại thương.

- Sự trình bày về các lí thuyết còn chưa rõ ràng và chưa hoàn toàn chính xác.

Ví dụ: Khi nói về “ Lợi thế so sánh” của D. Ricardo bạn có nói “ Một nước sẽ sản xuất mặt hàng nào có chi phí thấp hơn so với nước khác”.

Điều đó chưa thực sự chính xác vì một nước sẽ sản xuất một mặt hàng nếu mặt hàng đó có chi phí thấp hơn một cách tương đối so với các nước khác chứ không phải là chi phí thấp hơn một cách tuyệt đối. Bạn đã nhầm lẫn với lí thuyết “ Lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith.

`- Bạn trình bày quá nhiều bằng lí thuyết mà chưa có ví dụ minh họa nên rất khỏ cho người nghe có thể hiểu và nắm bắt được các ý của bài thuyết trình.

*Bổ sung

Em xin được bổ sung thêm một số ý kiến để hoàn thiện thêm cho bài thuyết trình của bạn,

Về chủ nghĩa trọng thương: so với những chính sách kinh tế của thời

Trung cổ, thì quan niệm của chủ nghĩa trọng thương là một bước tiến bộ lớn. Nó cắt đứt hẳn với những truyền thống chủ yếu thời trung cổ trước hết là truyền thống tự nhiên và những lời giáo huấn,,,Một số lập luận của chủ nghĩa trọng thương cho đến nay vẫn còn giá trị.

Sau chủ nghĩa trọng thương, Adam Smith đã phát hiện ra được lí thuyết Lợi

thế tuyệt đối để giải thích cho lợi ích mà ngoại thương mang lại. Tuy nhiên lí

thuyết này của ông còn khá nhiều điểm hạn chế. Ví dụ như lí thuyết của ông không giải thích được tại sao có những quốc gia không có lợi thế tuyệt đối về bất cứ mặt hàng nào mà vẫn tham gia thương mại quốc tế.

Để bổ sung và hoàn thiện cho lí thuyết của A.Smith, Ricardo đã cho ra đời

một công cụ hữu hiệu để giải thích nguyên nhân hình thành thương mại quốc tề và nó đem lại lợi ích cho 2 quốc gia như thế nào. Ưu điểm của mô hình này đó chính là có thể giải thích được hiện tượng một nước tham gia vào thương mại quốc tề mà không có bất cử lợi thế tuyệt đối nào. Ricardo đã giải thích được tại sao các quốc gia lại trao đổi với nhau. Đó chính là do sự chênh lệch giá giữa

các mặt hàng ở các quốc gia với nhau. Điều này dẫn đến việc, khi trảo đổi hàng

hóa thì cả đôi bên cùng có lợi.

Lí thuyết H-O đã giải thích được nguồn gốc của ngoại thương mà những lí

thuyết trước chưa giải thích rõ ràng được.

Nhìn chung, các lí thuyết cổ điển về thương mại quốc tế đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải thích nguồn gốc lợi ích của ngoại thương. Lí thuyết sau bổ sung cho lí thuyết trước ngày càng hoàn thiện hơn. Và những giá trị của những lí thuyết này vẫn còn giá trị dưới xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập như ngày nay.

3.2. Về phần câu hỏi phụ:

Câu 2.1: “Theo lí thuyết cổ điển tại sao các nước lại trao đổi với nhau?”

Câu trả lời của bạn chưa hoàn toàn chính xác.

Theo em, các nước trao đổi với nhau là do sự chênh lệch giá hàng hóa giữa các nước. Khi đem trao đổi trên thị trường quốc tế thì cả 2 bên cùng có lợi.

Câu 2.2 : Ai đã phát hiện ra câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao có sự chênh lệch giá tương quan?”

Câu 2.3: “ Nguồn gốc của giá tương quan chênh lệch là do ai phát hiện ra?”

Câu trả lời của bạn là sai.

Bạn trả lời là D.Ricardo nhưng theo em là Heckscher-Ohlin (H-O) mới phát hiện ra được nguồn gốc của giá tương quan chênh lệch.

III. KẾT LUẬN

Nhìn chung, lí thuyết cổ điển về thương mại quốc tế đã có những đóng góp quan trọng trong việc giải thích nguồn gốc lợi ích của ngoại thương. Từ chủ nghĩa trọng thương tuy phương pháp luận chưa hoàn toàn chính xác nhưng đã bắt đầu đánh giá được tầm quan trọng của ngoại thương .Đến “ Lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith đã bước đầu giải thích được tại sao các nước lại có lợi khi tham gia ngoại thương. Tuy nhiên lí thuyết này còn nhiều hạn chế và chỉ áp dụng được cho một phần nhỏ của nền kinh tế. Để bổ sung và hoàn thiện lí thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, David Ricardo đã đưa ra lí thuyết : “Lợi thế so sánh” Qua đó chúng ta thấy các nước sẽ sản xuất những mặt hàng mà nước đó có lợi thế tương đối lớn hơn so với các nước khác. Và sau khi sản xuất đem ra thị trường quốc tế để trao đổi buôn bán đôi bên cùng thu được lợi ích từ việc trao đổi này. Tuy nhiên Ricardo vẫn chưa thực sự giải quyết triệt để vấn đề nguồn gốc lợi ích của ngoại thương. Và đến lí thuyết H-O, nguồn gốc của ngoại thương đã được làm sáng tỏ.Những lí thuyết cổ điển đã giải thích được việc tại sao các nước lại trao đổi hàng hóa với nhau và tham gia vào phân công lao động quốc tế. Đó chính là sự chênh lệch giá giữa các quốc gia. Nó khẳng định rằng các quốc gia nếu trao đổi với Và đồng thời, nó cũng giải thích được các nước thu được lợi ích như thế nào từ ngoại thương cũng như là nguồn

gốc của sự chênh lệch giá. Những lí thuyết này không những có ý nghĩa trong thời kì đó mà còn có ý nghĩa thực tiễn cho đến tần ngày nay.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (2) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w