C ụ c hi c ụ c ụ c hi c ụ c ụ c hi c ụ c Tiền
B ng 4.10 N ợ thu ế qua phân c ấ p theo quy mô DN
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) "12/11 "13/12 Hải Dương 34.556 39.863 53.166 115,4 133,4 Trong đó của 56 DN lớn 6.587 10.330 15.836 156,8 153,3 Kinh Môn 9.028 11.084 14.546 122,8 131,2 Trong đó của 35 DN lớn 1.986 2.771 3.800 139,5 137,1 Cẩm Giàng 8.658 8.753 10.487 101,1 119,8 Trong đó của 17 DN lớn 2.837 3.289 3.980 115,9 121,0 Các DN còn lại 40.218 44.611 49.641 110,9 111,3 Cộng Chi cục thuế 92.460 104.311 127.840 112,8 122,6 Cục thuế 298.958 154.839 152.948 51,8 98,8 DNNN 52.235 37.717 36.634 72,2 97,1 DN có vốn ĐTNN 28.847 24.788 24.214 85,9 97,7 DN ngoài NN 217.876 92.334 92.100 42,4 99,7 TỔNG CỘNG 391.418 259.150 280.788 66,2 108,3 (nguồn phòng QLN-Cục Thuế tỉnh)
(1) Số thuế nợ của các DN Cục thuế quản lý có xu hướng giảm qua các năm về cả số tuyệt đối và tỷ lệ nợ so với tổng số nợ thuế. Năm 2012 giảm 48% so với năm 2011, đây là năm có số nợ thuế giảm mạnh mẽ nhất, nhất là khu vực DN ngoài nhà nước, nguyên nhân là do Lãnh đạo Cục thuế chỉ đạo quyết liệt thực hiện các biện pháp mạnh thu nợ như: đình chỉ sử dụng hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71 lớn và lâu dài. Năm 2013 tiếp tục với các biện pháp quyết tâm thu nợ và không để nợ mới phát sinh, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế góp phần nâng cao sự tuân thủ chấp hành về pháp luật thuế có hiệu quả thể hiện DNNN giảm 29% so với nợ năm 2012 (giảm gần 1/3 so với năm 2011). Như vậy có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Cục thuế quản lý mặc dù có số thuế nộp NSNN chiếm 80% nhưng việc chấp hành nghĩa vụ nhà nước ngày càng tôt hơn.
(2) Trái ngược với xu hướng giảm số nợ thuế của các DN do cục thuế
quản lý thì DN phân cấp cho các chi cục thuế quản lý ngày càng gia tăng về
tỷ lệ nợ thuế qua các năm, nguyên nhân khách quan chủ yếu ảnh hưởng sự
suy thoái kinh tế tác động không nhỏ tới các DN NQD này, phần lớn lại là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đối ứng ít và khi gặp khủng hoảng lại càng khó khăn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm nữa, các DN quy mô như vậy càng ngày càng nhiều do quy chế thành lập và hoạt động của DN mở
cửa hơn trước, việc gia tăng ồ ạt số DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trong thời buổi kinh tế khủng hoảng khiến số nợ thuế ngày càng tăng cao. Bên cạnh
đó chính sách thắt chặt tín dụng nên một số doanh nghiệp trong đó có cả các DN lớn của các Chi cục thuế gặp khó khăn về tài chính, do vậy các DN này
đã chiếm dụng tiền thuế chưa nộp vào NSNN để sử dụng cho sản xuất kinh doanh nên tỷ lệ nợđọng thuế gia tăng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ.
Một nguyên nhân khác không bố trí đủ cán bộ thu nợ còn xảy ra tình trạng cán bộ thu nợ phải dành phần lớn thời gian để làm công tác báo cáo và chất lượng cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Do việc bố trí cán bộ thu nợ không khoa học đã dẫn đến tình trạng đội ngũ này không có biện pháp theo dõi, nắm bắt thông tin về người nộp thuế nên không triển khai đầy
đủ, kịp thời các biện pháp quản lý và cưỡng chế nợ thuế, dẫn đến việc triển khai các biện pháp thu nợ chỉ mang tính hình thức, thiếu cương quyết.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 Như vậy, qua đánh giá công tác quản lý nợ của các Chi cục Thuế trong 3 năm gần đây cho thấy số tiền thuế các doanh nghiệp lớn nợ NSNN luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương
đối. Điều này phản ánh công tác quản lý nợ của các Chi cục Thuế chưa an toàn, có nguy cơ cao làm thất thoát nguồn thu của NSNN. Mặt khác, qua số
liệu của Chi cục TP. Hải Dương, Cẩm Giàng, Kim Môn cũng cho thấy một
điều, nếu để các Chi cục Thuế quản lý thu một số doanh nghiệp có số thuế
nộp quá lớn đối với ngân sách địa phương sẽ dẫn đến tình trạng không đảm bảo hoàn thành được dự toán thì không có nguồn thu nào có thể bù đắp được và làm ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương đó.
* Kết quả thanh tra, kiểm tra qua phân cấp quản lý
Thanh tra, kiểm tra thuế góp phần chống thất thu ngân sách nhà nước. Mặt khác công tác thanh tra, kiểm tra đã tác động lớn đến ý thức người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, đồng thời rà soát việc kê khai tính thuế và số thuế thực phải nộp của người nộp thuế. Từđó ngăn chặn sai phạm và hạn chế thất thu ngân sách nhà nước.
Như phần trên đã nêu, quy định chức năng của Chi cục thuế mới chỉ có
đội kiểm tra, chưa có đội thanh tra thuế, do đó phòng thanh tra của Cục thuế
sẽ thực hiện thanh tra theo kế hoạch hàng năm dựa trên bộ tiêu chí đánh giá rủi ro của Tổng cục Thuế.
Kết quả Thanh tra thuế 3 năm 2011-2013 và thanh tra tại các doanh nghiệp chi cục thuế TP. Hải Dương, Kinh Môn, Cẩm Giàng quản lý như sau:
Năm 2011, Cục Thuế Thanh tra 86 doanh nghiệp, truy thu nộp NSNN là 53,6 tỷ đồng, trong đó thanh tra 20 doanh nghiệp lớn của 3 chi cục thuế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73
Môn 7 doanh nghiệp) thu về cho NSNN được 23,6 tỷ đồng chiếm 43% tổng số thuế truy thu qua thanh tra.
Tương tự, năm 2012, thanh tra 98 DN thu về cho NSNN 49,5 tỷ đồng, trong đó số thuế truy thu từ 16 doanh nghiệp lớn của 3 chi cục Thuế quản lý
(TP. Hải Dương 9 doanh nghiệp, Cẩm Giàng 2 doanh nghiệp, Kinh Môn 5 doanh nghiệp) với số thuế truy thu qua thanh tra là 18 tỷ đồng chiếm 36% tổng số thuế truy thu qua thanh tra năm 2012.
Và năm 2013, Cục thuế thanh tra 98 doanh nghiệp với số tiền thu về
cho NSNN là 51,7 tỷ đồng, trong đó số thuế truy thu từ 15 doanh nghiệp lớn của 3 chi cục Thuế quản lý (TP. Hải Dương 7 doanh nghiệp, Cẩm Giàng 3 doanh nghiệp, Kinh Môn 5 doanh nghiệp) là 16 tỷ đồng chiếm 30% tổng số
thuế truy thu qua thanh tra năm 2013.
Qua thực trạng về phân cấp quản lý thuế của cơ quan thuế cho thấy công tác quản lý thuế của cấp Chi cục Thuếđối với các doanh nghiệp lớn còn hạn chế, chưa chặt chẽ, để xẩy ra thất thoát không nhỏ nguồn thu của NSNN.
4.1.4. Phối hợp trong phân cấp quản lý
4.1.4.1. Phối hợp công tác dự toán thu ngân sách nhà nước trong phân cấp
Thu ngân sách nhà nước là số tiền mà nhà nước huy động vào ngân sách nhà nước và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp. Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền
địa phương, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đúng đắn và hợp lý không chỉđảm bảo phương tiện tài chính cho việc duy trì và phát triển hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến địa phương mà còn tạo điều kiện phát huy được các lợi thế nhiều mặt của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụđược giao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74
Đảm bảo lợi ích tương xứng với nhiệm vụ được giao, có nghĩa là phân bổ & giao dự toán thu NSNN cho cấp dưới phải đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương đó. Việc tham mưu HĐND-UBND cùng cấp phân bổ và giao dự toán thu ngân sách của cơ quan thuế cấp dưới phải trên cơ
sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách các năm trước liền kề; phải căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.
Do đó sự phối hợp của cơ quan thuế trong việc xây dựng dự toán thu