Giao diện chính:
Hình 3.8: Giao diện chính
- Người dùng có thể lựa chọn các đặc điểm trên khuôn mặt mà họ cần trong các comboBox “Nhận dạng” và “Đặc điểm”. Sau khi nhấn vào button “Thêm”, các đặc điểm đó sẽ hiện lên trong listview. Sau khi lựa chọn hết các đặc điểm thì click button “Phỏng đoán”, chương trình sẽ xử lý và đưa ra những tính cách có thể có dựa trên các đặc điểm mà người dùng đã chọn:
49
Hình 3.9: Form phỏng đoán
- Bên cạnh chức năng phỏng đoán tính cách con người qua đặc tả khuôn mặt, chương trình còn cho phép người dùng cập nhật cơ sở dữ liệu thông qua button:
Hình 3.10: Nút đăng nhập form cập nhật cơ sở dữ liệu
50
- Trên form “Cập nhật cơ sở dữ liệu” này chúng ta có thể thực hiện các thao tác như: Thêm bớt các đặc điểm của khuôn mặt cũng như những tính cách thường thấy ở con người.
Hình 3.11: Form cập nhật cơ sở dữ liệu
- Thiết lập các mối quan hệ giữa đặc điểm nhận dạng và tính cách thông qua form:
Hình 3.12: Form thiết lập các mối quan hệ giữa đặc điểm nhận dạng và tính cách
51
- Thiết lập các mối quan hệ giữa hai tính cách chuẩn (xét sự đối lập của hai tính cách) thông qua form:
52
KẾT LUẬN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Kết luận
Qua thời gian tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu lý thuyết và vận dụng vào thiết kế chương trình ứng dụng, khóa luận đã đạt được những kết quả sau:
- Tìm hiểu được về lịch sử phát triển của trí tuệ nhân tạo và các ứng dụng của nó.
- Biết được về cơ sở tri thức, cấp độ tri thức và các phương pháp biểu diễn tri thức.
- Tìm hiểu được về hệ chuyên gia, đặc trưng, ưu điểm và phạm vi ứng dụng của nó.
- Nghiên cứu về mô hình kiến trúc hệ chuyên gia, bao gồm mô hình kiểu mẫu, mô hình J.L.Ermine, mô hình C.Ernest, mô hình E.V.Popov. Đặc biệt thấy được những ưu điểm của mô hình kiến trúc hệ chuyên gia kiểu mẫu so với các mô hình khác.
- Có điều kiện tìm hiểu nhiều hơn các tri thức chuyên gia về nhân tướng học.
- Xây dựng được các luật suy diễn.
- Tạo được các mối quan hệ giữa các tính cách có thể có của các bộ phận trên khuôn mặt người.
- Giao diện đồ họa đơn giản và dễ sử dụng.
- Người sử dụng hệ thống có thể thiết lập các mối quan hệ giữa tính cách với tính cách, giữa đặc điểm của từng bộ phận trên khuôn mặt người với tính cách.
- Người dùng có thể lựa chọn các đặc điểm ứng với từng bộ phận trên khuôn mặt người và yêu cầu hệ thống trả lời, hệ thống sẽ đưa ra được dự đoán về tính cách có thể có của người có khuôn mặt tương ứng trong thời gian ngắn với độ chính xác cao.
53
- Các luật trong cơ sở trí thức là khá lớn và ràng buộc được xây dựng chặt chẽ. Chương trình cơ bản đã xử lý được tình huống “hai hoặc nhiều đặc điểm trên một khuôn mặt lại chỉ ra những tính cách giống hệt nhau và đặc biệt là trái ngược nhau”.
Đó là những kết quả sơ bộ mà em đã tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu lý thuyết và xây dựng chương trình ứng dụng. Tuy nhiên do thời gian, tài liệu nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, nên khóa luận còn một số những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự thông cảm và những đóng góp quý báu của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Đình Vinh đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
2. Hướng phát triển
Tiếp tục nghiên cứu mô hình hệ chuyên gia và các tri thức chuyên gia lĩnh vực nhân tướng học giúp cho việc bảo trì, mở rộng ứng dụng được dễ dàng và nhanh chóng.
Chuẩn hóa cơ sở tri thức chuyên gia về nhân tướng học, tăng tính thân thiện của giao diện, xây dựng hệ thống để xử lý thêm các đặc điểm khác ngoài ngũ quan đã có sẵn như nốt ruồi, lưỡng quyền, lông mày, …
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Việt Chương, Vận dụng khoa Nhân tướng học trong ứng xử & quản lý,
NXB Văn hoá Thông tin.
2. Phan Huy Khánh, Giáo trình hệ chuyên gia, Đại học Đà Nẵng.
3. Phương Lan, Lập trình Windows với C#.net, NXB Lao động xã hội,
2002.
4. Nguyễn Ngọc Bình Phương, Các giải pháp lập trình C#, NXB Giao
thông vận tải, 2006.
5. Anh Quang – Phan Hoàng, Giáo trình tự học lập trình C#, NXB Văn
hóa thông tin.
6. PGS.NCVC.TS Lê Huy Thập, Hệ chuyên gia, Viện khoa học và công
nghệ Việt Nam - Viện Công nghệ thông tin.
7. Nguyễn Thanh Thủy, Trí tuệ nhân tạo, NXB Khoa học và kỹ thuật.
8. Demente, Cá tính thể hiện trên khuôn mặt người Châu Á, NXB Từ điển
Bách Khoa.