662.2.1 Số lượng xét xử sơ thẩm

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam - những lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 86)

2.2.1 Số lượng xét xử sơ thẩm Năm Số vụ Số bị cáo 2007 55763 92954 2008 57619 97472 2009 59092 100015 2010 55221 95241 2011 60925 107000

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy trong những năm gần đây, việc xét xử các vụ án hình sự ở cấp sơ thẩm đã có những tiến bộ nhất định. Điều này thể hiện: Số lượng vụ án hình sự phải thụ lý giải quyết không giảm nhưng tốc độ giải quyết tại cấp sơ thẩm nhanh hơn, lượng án tồn đọng giảm khá nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đó, việc xét xử ở cấp sơ thẩm thời gian qua vẫn còn có những tồn tại và vướng mắc cần được kịp thời khắc phục sửa chữa.

2.2.2 Chất lượng xét xử sơ thẩm

Năm

Kháng cáo

Trong đó

Y Cải, sửa Hủy 2007 20284 13836 609 5839 2008 20284 13852 602 5830 2009 17590 11097 723 5770 2010 16555 10099 566 5890 2011 17053 10552 431 6070

67

Cũng theo thống kê của Tòa án nhân dân Tối cao nói trên về chất lượng xét xử sơ thẩm cho thấy, mặc dù so với lượng án đã xét xử sơ thẩm, số lượng án có kháng cáo, kháng nghị vẫn còn nhiều nhưng rõ ràng chất lượng xét xử đã từng bước được nâng cao, thể hiện ở số lượng án bị kháng cáo, kháng nghị giảm dần, năm sau ít hơn năm trước:

Năm 2007, trong số 55763 vụ án đã được xét xử sơ thẩm thì có 20284 vụ bị kháng cáo, chiếm tỷ lệ 36,37%, trong đó: y án chiếm tỷ lệ 68,21%; cải, sửa án chiếm tỷ lệ 3%; hủy án chiếm tỷ lệ 28,78%.

Năm 2008, số lượng vụ án bị kháng cáo tuy bằng với năm trước là 20284 vụ nhưng so với số lượng án đã được xét xử sơ thẩm thì đã giảm hơn, chiếm tỷ lệ 35,20%, trong đó: y án chiếm tỷ lệ 68,29%; cải, sửa án chiếm tỷ lệ 2,96%; hủy án chiếm tỷ lệ 28,74%.

Năm 2009, số lượng vụ án bị kháng cáo giảm nhiều chiếm tỷ lệ 29,76%, trong đó: y án chiếm tỷ lệ 63,08%; cải, sửa án chiếm tỷ lệ 4,11%; hủy án chiếm tỷ lệ 32,80%

Năm 2010, số lượng vụ án bị kháng cáo chiếm tỷ lệ 29,97%, trong đó: y án chiếm tỷ lệ 61%; cải, sửa án chiếm tỷ lệ 3,41%; hủy án chiếm tỷ lệ 3,57%.

Năm 2011, số lượng vụ án bị kháng cáo chiếm tỷ lệ 27,99%, trong đó: y án chiếm tỷ lệ 61,87%; cải, sửa án chiếm tỷ lệ 2,52%; hủy án chiếm tỷ lệ 35,59%.

Nhìn chung, công tác xét xử, giải quyết án hình sự đã đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nên trật tự xã hội được bảo đảm giữ vững. Lợi ích Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ. Tình hình tội phạm nhìn chung được kiềm chế gia tăng. Vai trò của Tòa án nhân dân được củng cố ngày càng vững chắc.

Hầu hết các vụ án hình sự được đưa ra xét xử trong thời hạn theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự của năm sau ngày

68

càng cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu xét xử đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì có nhiều những tồn tại, thiếu sót dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết vụ án.

2.3 Những nguyên nhân dẫn đến tồn tại, thiếu sót trong xét xử sơ thẩm

2.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Đội ngũ thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư hiện nay còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tranh tụng nói chung, chất lượng xét xử vụ án hình sự nói riêng.

Năng lực, trình độ chuyên môn: năng lực của thẩm phán, kiểm sát viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của quá trình tranh tụng tại phiên tòa, được thể hiện ở hai khía cạnh là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm khi tham gia phiên tòa, đối với thẩm phán là kỹ năng điều khiển phiên tòa và kiểm sát viên là kỹ năng tranh tụng. Trong đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có ảnh hưởng rất lớn vì chủ yếu các trường hợp án bị sửa, hủy là do việc nắm và vận dụng pháp luật của thẩm phán và kiểm sát viên còn hạn chế. Trong những năm gần đây, luật sư đã tham gia nhiều vào tranh tụng trong vụ án hình sự. Tuy nhiên ở nhiều vụ án mà có sự tham gia của luật sư thì việc tranh cãi chỉ xoay quanh quan điểm định tội danh hoặc tìm ra những chỗ chưa hoàn chỉnh của công tác điều tra để “bắt bẻ” chứ rất hiếm khi đưa ra được những bằng chứng phản bác đắt giá... chưa kể sự mâu thuẫn, căng thẳng trong khi tranh cãi thay vì phải xuất phát từ sự cọ xát về chứng cứ, luận điểm thì đôi lúc chỉ vì thái độ, ngôn ngữ mang tính hình thức. Nhiều lúc công đoạn tranh luận chỉ là sự công kích giữa hai phía buộc tội và gỡ tội. Điều này có một phần nguyên nhân từ năng lực của luật sư. Thực tế hiện nay, do điều kiện kinh tế, bị cáo và người nhà bị cáo không thuê luật sư, cho nên nhiều khi luật sư phải làm thêm các dịch vụ pháp lý khác, chưa kể có người còn có những công việc khác bên cạnh nghề luật sư, nhiều luật sư là cán bộ hưu trí... Những

69

điều này làm cho kinh nghiệm và kỹ năng của luật sư bị dàn trải, hạn chế năng lực chuyên sâu của luật sư.

Ngoài ra, chất lượng của các phiên tòa sơ thẩm cũng còn bị ảnh hưởng bởi thành phần trong hội đồng xét xử là Hội thẩm nhân dân. Ở nước ta hiện nay, Hội thẩm thường là các cán bộ, công, viên chức của các cơ quan nhà nước hoặc đương chức hoặc đã về hưu, do Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, hầu hết đều chưa được đào tạo bài bản, thiếu và yếu về trình độ pháp luật nên cũng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Về đạo đức, ý thức nghề nghiệp: hiện nay còn có một số bộ phận cán bộ tư pháp thoái hóa, biến chất, vi phạm pháp luật, làm trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp để kiếm tiền. Một số luật sư khi tham gia bào chữa vụ án hình sự không quan tâm đến công việc chuyên môn, tới việc làm rõ các tình tiết của vụ án một cách đầy đủ, toàn diện mà quá coi trọng vật chất, việc làm không trong sáng, làm lộ bí mật điều tra hòng chạy tội cho bị can, bị cáo. Thậm chí có những luật sư tìm cách “chạy án” nhằm gỡ tội cho thân chủ. Chính những biểu hiện, việc làm của luật sư đã tự cản trở việc thực hiện quy định người bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi khởi tố vụ án và tiếng nói của luật sư bào chữa trong một vài vụ án chưa được người dân đồng tình, coi trọng.

2.3.2 Nguyên nhân khách quan

Do các quy định pháp luật tố tụng (trong các văn bản như Luật, Bộ luật) có tính khái quát cao nên muốn áp dụng đúng một chương, một chế định hay thậm chí một điều luật đòi hỏi phải có văn bản giải thích, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền (có thể là của ngành hoặc liên ngành). Việc ra các văn bản dạng này trong thực tế lại rất chậm và nhiều khi cũng chỉ giúp giải quyết những vấn đề vướng mắc có tính riêng lẻ. Thực tiễn cho thấy có trường hợp khi giải quyết một vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải sử dụng rất nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả áp dụng pháp luật. Ví dụ: Các nghị quyết hướng dẫn áp dụng các quy

70

định ở từng phần khác nhau của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, như Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02/10/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba "Xét xử sơ thẩm" của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư "Xét xử phúc thẩm" của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành ở các thời điểm không giống nhau sau khi Bộ luật này có hiệu lực. Do đó dẫn đến tình trạng muốn áp dụng phải chờ hướng dẫn hoặc phải thỉnh thị cấp trên, thậm chí có cách hiểu và áp dụng không thống nhất.

Một số điều luật tại các phần khác nhau của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa thật sự thống nhất với nhau, không chỉ phản ánh những thiếu sót trong lập pháp mà còn có thể dẫn đến tình trạng có cách hiểu và áp dụng khác nhau. Nhiều khi ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, làm cho họ có những phản ứng trước các kết luận trong bản án, quyết định sơ thẩm, dẫn đến việc kháng cáo bản án, quyết định đó.

Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng xét xử tại phiên tòa là cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngành Tòa án phần lớn đã xuống cấp, lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu của công tác xét xử trong tình hình mới. Một số Tòa án quá chật hẹp, nhiều khi phải xử án tại phòng làm việc, xử án xong lại kê bàn ghế như cũ. Phòng xử như vậy không đảm bảo tính trang nghiêm của Tòa án; chỗ ngồi cho luật sư chật hẹp, không có phòng cách ly người làm chứng và các bên tham gia tố tụng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình tranh tụng tại phiên tòa.

71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Xét xử là một hoạt động đặc thù của Nhà nước, là chức năng được Nhà nước giao cho một chủ thể duy nhất thực hiện đó là Tòa án. Việc tuyên bố một người là có tội và phải chịu hình phạt nhất thiết phải được thực hiện thông qua hoạt động xét xử và quyết định bằng một bản án. Việc xét xử phải được tiến hành tuân thủ các trình tự thủ tục như thụ lý hồ sơ, chuẩn bị xét xử, nghiên cứu hồ sơ, xét xử tại phiên tòa theo quy định của pháp luật.

Càng ngày, Tòa án càng thực hiện tốt hơn các nguyên tắc hoạt động đã được pháp luật quy định. Tòa án nhân dân các cấp đã đảm bảo về cơ bản nguyên tắc dân chủ và nguyên tắc pháp chế trong hoạt động của mình, đảm bảo công bằng xã hội. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân các cấp đã làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng, hầu hết các vụ án hình sự đã được đưa ra xét xử trong thời hạn theo đúng quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết các vụ án hình sự được thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự và theo tinh thần cải cách tư pháp, bảo đảm cho những người tham gia tố tụng được thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình.

Hầu hết các vụ án hình sự đã được đưa ra xét xử trong thời hạn theo đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân các cấp năm sau ngày càng cao hơn năm trước và vượt chỉ tiêu xét xử đã đề ra.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xét xử các vụ án hình sự vẫn còn những tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong tình hình mới. Tình trạng vi phạm tố tụng và oan, sai trong xét xử vẫn còn xảy ra. Chất lượng và hiệu quả trong xét xử một số vụ án còn chưa cao; vấn đề tranh tụng tại phiên tòa còn nhiều bất cập...

Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách là phải nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, đặc biệt ngay từ giai đoạn xét xử sơ thẩm nhằm bảo đảm hiệu

72

quả xét xử các vụ án hình sự khi có kháng cáo, kháng nghị; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án, nhất là đội ngũ thẩm phán.

73

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ SƠ THẨM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.1 Cơ sở của những kiến nghị, đề xuất

Đấu tranh, phòng chống tội phạm là nhiệm vụ của bất kỳ nhà nước nào. Để làm được việc đó, không chỉ dừng lại ở việc ban hành bộ luật hình sự quy định hành vi nào là hành vi tội phạm, hình phạt và các biện pháp trách nhiệm hình sự kèm theo mà còn thể hiện ở việc đưa tội phạm ra xét xử bằng thủ tục như thế nào? Chính vì vậy, quy định thủ tục tố tụng hình sự khoa học, nhân đạo, hiệu quả là đòi hỏi của luật tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền. Việt Nam đang tiến hành công cuộc Cải cách tư pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, một nhà nước mà ở đó, quyền con người trong tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự được tôn trọng và bảo vệ.

Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của cải cách tư pháp là hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, trong đó quy định những thủ tục cần thiết để quá trình giải quyết vụ án hình sự thật sự khách quan, chính xác, kịp thời nhằm mục đích đảm bảo quyền tiếp cận công lý của công dân, không chỉ không bỏ lọt tội phạm mà còn không làm oan người vô tội .

Trong nhiều năm qua, pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã có nhiều tiến bộ, là cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng hình sự đạt hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều quy định còn bất cập; một số quy định còn vướng mắc trong triển khai thực hiện trong bối cảnh cải cách tư pháp hiện nay.

Do vậy, một yêu cầu tất yếu và cũng là vấn đề nằm trong chiến lược cải cách tư pháp mà Nghị quyết số 49/NQ-TW đề ra là cần phải hoàn thiện thủ tục tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Vì vậy, phương hướng hoàn thiện phải gắn liền với mục tiêu và phương hướng cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ chính trị.

74

3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

3.2.1 Xây dựng mô hình tố tụng hình sự

Trên cơ sở xác định mô hình tố tụng hình sự hiện nay của nước ta là mô hình pha trộn, chịu sự ảnh hưởng lớn của mô hình tố tụng hình sự lục địa, vấn đề tiếp theo là chúng ta hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự này theo hướng nào? Có quan điểm đề xuất là tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tranh tụng.[13] Theo ý kiến của chúng tôi thì quan điểm này quá dễ dãi và không thuyết phục ở góc độ thực tiễn cũng như lý luận. Trên thế giới đã có tiền lệ chuyển đổi một cách máy móc từ mô hình tố tụng hình sự này sang mô hình tố tụng hình sự khác. Đó là trường hợp của Italy chuyển đổi từ mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn sang mô hình tố tụng hình sự tranh tụng vào năm 1989 (bỏ không sử dụng hồ sơ vụ án, mọi chứng cứ chỉ được xuất trình đầu tiên tại phiên tòa…). Nhưng kết quả không khả quan, nên năm 1992 Italy lại quyết định quay trở lại mô hình tố tụng hình sự truyền thống của mình. Ở khía cạnh khoa học thì quan điểm về mô hình tố tụng hình sự pha trộn là cơ sở lý luận về khả năng tiếp nhận và giao thoa giữa các mô hình tố tụng hình sự khác nhau mà không cần phải chuyển đổi làm mất đi đặc thù vốn

Một phần của tài liệu Giai đoạn xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam - những lý luận và thực tiễn (Trang 66 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)