Sự tác động dây chuyền của cú sốc đến chuỗi phân phối

Một phần của tài liệu bài dịch biến động tỷ giá và lạm phát thời hậu khủng hoảng của các nền kinh tế châu á. phân tích VAR của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá (Trang 26 - 29)

4. Phân tích thực nghiệm

4.6.Sự tác động dây chuyền của cú sốc đến chuỗi phân phối

Qua những gì đã phân tích, chúng ta đã thấy được ảnh hưởng của cú sốc NEER và cú sốc chính sách tiền tệ đến lạm phát giá trong nước. Theo nghiên cứu của Burstein, Eichenbaum và Rebelo (2002,2005), mức độ lạm phát CPI khi xảy ra một sự mất giá lớn tiền tệ phụ thuộc vào: (i) hàm lượng đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng hóa trong nước. (ii) sự hiện diện của chi phí phân phối.39 Mức độ của ERPT được coi là cao nhất trong IMP và thấp nhất trong CPI tương tự như hàm lượng sử dụng đầu vào nhập khẩu cao nhất trong IMP và thấp nhất trong CPI. 5 biến trong mô hình VAR của chúng tôi đã cho thấy sự phản ứng của CPI rất lớn ở Indonesia. Ngòai ra, chi phí phân phối có thể làm gia tăng hoặc làm giảm sự nhạy cảm của lạm phát trong nước, tùy thuộc vào liệu nhà phân phối trong nước có chủ động trong việc điều chỉnh lợi nhuận phân phối trong những giai đọan khác nhau của chuỗi phân phối trước tác động của những cú sốc trong bên ngoài. Hơn thế nữa, trong phạm vi của việc phân tích cuộc khủng hoảng tiền tệ, sự sụp đổ của mạng lưới phân phối, là hậu quả của những cuộc biểu tình đường phố và xung đột sắc tộc, có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lạm phát giá cả trong nước. Một ví dụ là sự phá vỡ mạng lưới phân phối đã thực sự xảy ra tại Indonesia bởi sự bất ổn xã hội đã đẩy các nhà buôn và các nhà phân phối tháo chạy khỏi đất nước này. Bên cạnh đó, nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, chính phủ Indonesia đã dần dần loại bỏ sự trợ cấp trong giá xăng dầu và giá điện trong phản ứng với cuộc khủng hoảng tiền tệ. Nếu có sự không cân xứng khi CPI tăng cao hơn PPI và IMP trong một vài thời kì của cuộc khủng hoảng thì nó có thể được xem như là một bằng chứng gợi mở.

Để phân tích những ảnh hưởng được gây ra bởi sự thay đổi chi phí phân phối hoặc mạng lưới phân phối, mô hình Var 5 biến sẽ được mở rộng thành mô hình 7 biến bằng cách kết hợp ba loại giá cả trong nước với nhau trong mô hình này. Điều này trở nên khả thi khi định rõ sự phản ứng của 3 loại giá cả trong nước đến nhũng cú sốc dọc theo chuỗi phân phối, điều đó phản ánh tác động của sự thay đổi chi phí phân phối và mạng lưới phân phối trên lạm phát CPI.40

Bằng cách dùng đồng thời cả ba biến, chúng ta sử dụng 7 biến VAR với trường vector xt=(∆oilt ,Δgapt ,Δmt ,Δneert ,Δimpt,∆ppit,∆cpit)', trong đó impt , ppit , cpit lần lượt biểu thị

giá trị logarit cơ số tự nhiên (ln) của IMP, PPI và CPI. Để nhận diện được cú sốc cấu trúc trong mô hình VAR 7 biến, chúng ta sử dụng phép phân tích Cholesky theo sắp xếp thứ tự như sau:41

Trong thiết lập mô hình VAR này, biến động của các biến nội sinh IMP hoặc PPI do các biến nội sinh khác, có thể kể đến đó là biến động trong lượng tiền cơ sở và NEER và nó bị loại trừ khỏi cú sốc IMP (εimp) hoặc cú sốc PPI (εppi) . Do đó, cú sốc IMP hoặc cú sốc PPI có thể thu hút được sự ảnh hưởng của các yếu tố khác như sự thay đổi trong lợi nhuận và mạng lưới phân phối.42 Phản ứng lớn của CPI tới cú sốc IMP hoặc cú sốc PPI có thể làm gia tăng lạm phát giá cả trong nước.

Hình 9: Phản ứng đến cú sốc cấu trúc (Mô hình VAR 7 biến)

Ghi chú: Đường đậm chỉ phản ứng lũy kế đến các cú sốc. Đường chấm biểu thị độ tin cậy bằng hai lần độ lệch chuẩn. Các cú sốc cấu trúc được xác định từ mô hình VAR 7 biến (phương trình 3 trong bài), sử dụng cùng lúc 3 biến giá và tiền cơ sở đại diện cho chính sách tiền tệ.

Hình 9 cho thấy kết quả của phản ứng thu được từ mô hình VAR 7 biến số. Đầu tiên, ba dòng hình đầu trong hình 9 biễu diễn phản ứng của IMP, PPI, CPI tới cú sốc NEER, tương tự với kết quả thu được từ phân tích mô hình VAR 5 biến số trong phần trước. Phản ứng của CPI tới cú sốc NEER ở Indonesia lớn hớn nhiều so với các quốc gia khác. Thứ hai, phản ứng của PPI tới cú sốc IMP và phản ứng của CPI tới cú sốc IMP được trình bày ở dòng 4 và 5. Điều hết sức thú vị là Hàn Quốc và Thái Lan cho thấy phản ứng thuận chiều với mức độ đáng kể của PPI đối với cú sốc IMP, trong khi đó Indonesia và Philippine thì không có phản ứng như vậy. Sự phản ứng không đáng kể của PPI tới cú sốc IMP ở Indonesia có thể được cho là do định lượng IMP tại Indonesia còn thiếu sót (định lượng thô sơ). Bởi vì chỉ số giá nhập khẩu không có sẵn trong trường hợp của Inđônêxia, thay vào đó giá trị đơn vị được tính bằng cách lấy tổng khối lượng tiền giao dịch thương mại chia cho tổng khối lượng thương mại, điều này có thể đã ảnh hưởng đến sự ước lượng các phản ứng. Ngược lại, phản ứng của CPI đối với cú sốc PPI lại lớn và có ý nghĩa thống kê tại Indonesia, trong khi đó phản ứng tương tự lại rất nhỏ và không có ý nghĩa tại các quốc gia khác. Dường như phản ứng của CPI đối với cú sốc PPI phản ánh tác động của của sự phá vỡ mạng lưới phân phối bởi khủng hoảng tại Inđônêxia, điều này đóng vai trò trong việc gia tăng lạm phát giá cả trong nước. Thêm nữa, điều đáng chú ý là sau khi kiểm soát sự tác động của cú sốc PPI, phản ứng của CPI đối với cú sốc chính sách tiền tệ cũng như cú sốc NEER, vẫn còn lớn và mang ý nghĩa thống kê ở Indonesia.(Hình 9)

Bảng 4: Phân tích phương sai của CPI (Mô hình VAR 7 biến)

Cuối cùng, để tiếp tục kiểm chứng vấn đề bàn luận trên, sử dụng phép phân tích khai triển phương sai cho mô hình VAR 7 biến số.43 Bảng 4 chỉ ra kết quả của phép khai triển phương sai của CPI trên một chuỗi thời gian dự báo 24 tháng nhằm kiểm tra một cách tương đối tầm quan trọng của mỗi cú sốc trong việc giải thích sai số dự báo của CPI. Điều đáng lưu tâm đầu tiên là tại Hàn Quốc, Thái Lan, Phillipin phương sai của CPI được giải thích chủ yếu bởi chính cú sốc của nó. Trong trường hợp của Phillipin, khoảng 80% hoặc hơn nữa được giải thích bởi cú sốc CPI, trong khi đó cú sốc PPI là yếu tố quyết định thứ hai đối với phương sai của CPI ở Thái Lan và Hàn Quốc. Tại Indonesia, cú sốc PPI cũng là một yếu tố quyết định quan trọng đến phương sai của CPI, khi mà có đến 33,8 % của phương sai trong giai đọan đầu và 24% trong giai đọan sau đó được giải thích bởi cú sốc PPI. Bằng chứng này hỗ trợ cho phần bàn luận ở trên, khi cho rằng sự phá vỡ mạng lưới phân phối ở Indonesia làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát. Ngoài ra, cú sốc chính sách tiền tệ và cú sốc NEER cũng là những yếu tố quyết định quan trọng đối với việc biến động của CPI. Vì vậy, quan sát thực nghiệm này phù hợp với những phát hiện đã được chúng tôi trình bày trong những phần trước về vấn đề lạm phát ở Indonesia được gây ra bởi ERPT lớn và việc bơm vào quá nhiều tiền của ngân hàng Indonesia.

Một phần của tài liệu bài dịch biến động tỷ giá và lạm phát thời hậu khủng hoảng của các nền kinh tế châu á. phân tích VAR của hiệu ứng trung chuyển tác động của tỷ giá (Trang 26 - 29)