II. Môi trường vĩ mô (môi trường chung):
4. Môi trường văn hóaxã hội:
Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. Vì vậy, mỗi
doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các
cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra.
Các nhà quản trị phải linh hoạt đáp ứng những mong đợi không ngừng thay đổi của xã hội tại những nơi doanh nghiệp hoạt động. Vì các giá trị xã hội,
phong tục, thị hiếu không ngừng thay đổi nên các nhà quản trị phải thích ứng
kịp thời.
Ví dụ, khi người lao động bắt đầu muốn dành nhiều thời gian hơn cho đời sống riêng tư, doanh nghiệp phải điều chỉnh bằng việc áp dụng chế độ làm việc cho người có gia đình, thời gian làm việc và sắp xếp các công việc linh
hoạt hơn, và thậm chí cho nhân viên được chăm sóc con cái tại chỗ làm việc.
Các yếu tố xã hội khác còn ảnh hưởng như mối đe dọa về tội phạm và bạo lực,
việc đánh bài và chơi trò chơi trong giờ làm việc, sự đòi hỏi nhiều hơn của
nhân viên về các hoạt động tinh thần, lối sống lành mạnh, và sự chấp nhận
công nghệ trong đời sống. Mỗi xu hướng trên đều có thể tạo ra những ràng buộc đối với các quyết định và hành động của nhà quản trị. Nếu một doanh
nghiệp hoạt động ở nhiều quốc gia khác, các nhà quản trị cần quen với các giá
trị văn hóa của những quốc gia đó và quản lí theo những phương pháp trong đó
nhận biết và tuân theo những quan niệm văn hóa xã hội đó.
Môi trường quản trị sẽ luôn theo sát từng bước chân trên hành trình đấu tranh để sinh tồn và phát triển trên thương trường của doanh nghiệp. Chúng luôn tác động thậm chí làm thay đổi tới cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Bởi
vậy, từng thành tố trong môi trường quản trị là nền tảng cho người lãnh đạo
doanh nghiệp đưa ra chiến lược, mục tiêu cho công ty của mình cả trong ngắn
hạn lẫn dài hạn. Trong môi trường quản trị có những yếu tố nhà quản trị có thể tác động, điều chỉnh như nhân sự, tài chính, văn hóa doanh nghiệp,… nhưng
cũng có những thể chế, lực lượng doanh nghiệp khó hoặc không thể kiểm soát
mà chỉ có thể chấp nhận như chính sách pháp luật, điều kiện tự nhiên, văn hóa- xã hội của chính quốc gia,… đó. Và chỉ cần nhà quản trị nhận thức sai lầm
hoặc không đầy đủ hoặc có sự xây dựng, tác động không phù hợp với một
trong những yếu tố của môi trường quản trị thì đều đem lại hậu quả không tốt
cản trở cho bước tiến của doanh nghiệp. Chính vì vai trò vô cùng quan trọng như vậy của môi trường quản trị nên người doanh nhân phải luôn theo sát từng
diễn biến, ảnh hưởng, thay đổi của mọi nhân tố trong môi trường quản trị để có
thể vạch ra những bước đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_doanh _nghi%E1%BB%87p http://daotaotinhhoa.wordpress.com/2010/03/30/5-y%E1%BA%BFu- t%E1%BB%91-c%E1%BA%A5u-thanh-van-hoa-doanh-nghi%E1%BB%87p/ http://www.chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/Doanh- Nghiep/Anh_huong_cua_van_hoa_toi_viec_ra_quyet_dinh/ http://www.timex.com/info/CompanyTimeline http://www.vnbrand.net/Thuong-hieu-hang-dau/levis-jeans.html http://www.vhdn.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=3670:k ien-thuc-co-ban-ve-van-hoa-doanh-nghiep&catid=66:vanhoadoanhnhan http://www.baoviet.com.vn/newsdetail.asp?websiteId=1&newsId=970&catId= 34&lang=VN http://www.saga.vn/view.aspx?id=2926 http://www.taichinhdautu.com/2009/10/moi-truong-kinh-doanh-viet-nam- 2010.html http://www.sggp.org.vn/vietnamvathegioi/2010/11/242226/ http://www.doanhnhan.net/van-hoa-doanh-nghiep-chiec-phao-cuu-sinh-53-42- 9402.html http://hanlgroup.vn/ban-ve-van-hoa-doanh-nghiep/259-vn-hoa-doanh-nghip-s- sng-con-ca-cong-ty.html http://www.lantabrand.com/cat3news415.html http://www.scribd.com/doc/7162577/Cac-yu-t-ca-moi-Trng-Vi-mo-ca-Doanh- Nghip
http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Dau-xe-mien-phi-247-Dich-vu-doc-dao-cua- Euro-Auto/61003266/376/
Sách tham khảo:
Giáo trình Quản trị học- Stephen P. Robbins, Marry Coulter, Rolf Bergman, Ian Stagg
Báo cáo “Doing Business 2011: Making a Difference for Entrepreneurs” Nguyên Lý 80/20 - Bí Quyết Làm Ít Được Nhiều
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG
Các phần của bài tiểu luận Người thực hiện
- Tổng quan
- Mục tiêu nghiên cứu
Lê Thị Nhân Yên (MSSV: 401) - Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đối
với hoạt động quản trị
Nguyễn Thị Phương Thảo
- Văn hóa mạnh - Kết luận
- Môi trường vi mô – Khách hàng - Tổng hợp bài hoàn chỉnh
- Trang bìa
Lê Hồng Thy
(MSSV: 290) - Môi trường vi mô – Nhà cung cấp
- Bảng phân công công việc
Võ Trần Thảo Tiên (MSSV: 292) - Môi trường vi mô – Đối thủ cạnh tranh
- Lý do chọn đề tài
Hà Lê Mỹ Quỳnh
(MSSV: 266) - Môi trường vi mô – Nhóm tạo sức ép
- Văn hóa yếu
Hồ Thị Tuyết Nhung
(MSSV: 258 - Môi trường vĩ mô – Kinh tế
- Phương pháp nghiên cứu
Nguyễn Thị Phương Thảo
(MSSV: 280) - Môi trường vĩ mô – Chính trị, pháp luật
- Mục lục
Trịnh Thị Thắm
(MSSV:269) - Môi trường vĩ mô – Công nghệ
- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm Trần Nhật Thảo
(MSSV: 282) - Môi trường vĩ mô – Văn hóa xã hội
- Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
Nguyễn Ngọc Minh Thảo