Phương pháp gián tiếp hoặc tìm kiếm lời giải

Một phần của tài liệu Tiểu luận ỨNG DỤNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÀI TOÁN TRONG TIN HỌC VÀ ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN 8 SỐ TRÊN MÁY TÍNH (Trang 27 - 28)

Phương pháp này được sử dụng khi chưa tìm ra lời giải chính xác của vần đề.

- Đây cũng chính là cách tiếp cận chủ yếu của loài người từ xưa đến nay. - Đưa ra những giải pháp mang đặc trưng của máy tính, dựa vào sức mạnh tính toán của máy tính.

Ví dụ: Muốn giải một phương trình bậc 7 ta phải làm sao? Ta chỉ có công thức giải phương trình bậc 1, bậc 2.

2.2.2.1. Phương pháp thử-sai

Phương pháp này mới nghe có vẻ tầm thường nhưng vai trò của nó giải quyết vấn đề hoàn toàn không tầm thường. Thomas Eđison - nhà khoa học từ Mỹ nổi tiếng, cha đẻ của bóng đèn điện, đã hóm hỉnh phát biểu tìm cây kim trong một đóng rơm: “Trong khi chưa nghĩ ra cách hay thì cứ việc rút từng cọng rơm cho đến khi tìm được cây kim”.

Phương pháp này dựa trên 3 nguyên lý:

a. Nguyên lý duyệt toàn bộ hoặc quét cạn toàn bộ: Liệt kê tất cả các trường hợp xảy ra và xem xét chúng.

Ví dụ: Liệt kê tất cả các số nguyên tố m đến n.

b. Nguyên lý ngẫu nhiên: Dựa vào việc thử một số khả năng được chọn một cách ngẫu nhiên trong tập khả năng (thường rất lớn nếu áp dụng nguyên lý đồng bộ thường mất nhiều thời gian) khả năng tìm lời giải đúng hoặc gần đúng sẽ phụ thuộc vào chiến lược chọn ngẫu nhiên và một số điều kiện cụ thể. Ví dụ: Kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất của một đoàn kiểm tra. Một lô hàng có 24 sàn.

c. Nguyên lý mê cung

Nguyên lý này được áp dụng khi chúng ta không biết chính xác “hình dạng” của lời giải mà phải xây dựng dần lời giải qua từng bước một giống

như tìm đường ra khỏi một mê cung. Rõ ràng, khi ở trong một mê cung, ta không thể biết trước được đâu là ngõ ra. Chính vì vậy, khi gặp một ngã rẽ, ta chỉ có cách “chọn đại” một con đường đi theo hướng đó, Nếu đi vào ngõ cụt, ta phải biết đánh dấu và loại bỏ con đường đã đi rồi sau đó quay trở lại ngã rẻ và chọn hướng đi khác.

Các phương pháp giải dựa trên nguyên lý nguyên lý mê cung sẽ biến đổi bài toán ban đầu về một bài toán tương tự bài toán tìm đường đi trong mê cung.

Một phần của tài liệu Tiểu luận ỨNG DỤNG MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BÀI TOÁN TRONG TIN HỌC VÀ ỨNG DỤNG GIẢI BÀI TOÁN 8 SỐ TRÊN MÁY TÍNH (Trang 27 - 28)