Thứ nhất: Ngân hàng Nhà nƣớc cần chỉnh sửa, bổ sung và ban hành một số cơ chế tín
dụng phù hợp với môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam hiện nay, nhƣ: Ban hành và hƣớng dẫn thêm những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với từng loại hình doanh nghiệp và phải tuân phải theo cơ chế thị trƣờng, nhằm bảo vệ lợi ích cho cả bên cho vay (ngân hàng) và bên đi vay (các doanh nghiệp).
Thứ hai: Cần có những chính sách cho vay ƣu đãi nhằm hỗ trợ và giải quyết khó khăn,
tạo điều kiện cho các DN giải quyết tốt nhu cầu về vốn để thực hiện sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Thứ ba: Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những
trƣờng hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam, từng bƣớc hƣớng hoạt động cho vay của các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế.
Thứ tư: Ngân hàng Nhà nƣớc nên thành lập một trung tâm chuyên thực hiện phát mại
tài sản thế chất cầm cố, bảo lãnh giúp cho các NHTM thuận lợi trong quá trình thu hồi vốn.
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
Nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng toàn hệ thống trong thời gian tới thì Agribank cần chú trọng đến một số điểm sau:
- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ các cán bộ, nhân viên của Chi nhánh nói chung và các cán bộ thẩm định của Chi nhánh nói riêng. Qua đó nhằm trang bị thêm kiến thức mới, trang bị lại kiến thức cũ cho những đối tƣợng này. Mặt khác, cần tăng cƣờng tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận hay tổ chức các cuộc thi cán bộ tín dụng (cán bộ thẩm định) giỏi giữa các chi nhánh với nhau, nhằm khích lệ tinh thần tự học của các Chi nhánh, và qua đó các chi nhánh có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau.
- Cần cập nhận, tổng hợp và lƣu giữ các thông tin liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp, để có thể bổ trợ thêm cho việc thu thập và xử lý thông tin của các Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Có thể nói chất lƣợng thẩm định tín dụng luôn là yếu tố trọng tâm, có tính chất quyết định tới chất lƣợng tín dụng nói riêng cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của một Ngân hàng nói chung, khi mà hoạt động cho vay hiện nay vẫn chiếm tới hơn 80% hoạt động kinh doanh tiền tệ. Bởi lẽ những sơ suất trong công tác thẩm định có thể dẫn đến những sai lầm lớn trong các quyết định cho vay cuối cùng.
Hiện nay, công tác thẩm định cho vay tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đang là mối quan tâm hơn bao giờ hết, bởi chất lƣợng thẩm định đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình trạng không tuân thủ đúng quy trình thẩm định cho vay cũng nhƣ hàng loạt các vấn đề khác mà chất lƣợng thẩm định tín dụng là nguyên nhân sâu xa.
Nâng cao chất lƣợng thẩm định là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện mở rộng quy mô tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Song việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao công tác thẩm định là một vấn đề có phạm vi rộng lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều đối tƣợng, đồng thời là công việc đòi hỏi có thời gian lâu dài. Đây có thể nói là một đề tài tâm huyết, qua quá trình công tác tại NHNo&PTNT Việt Nam, sau những chuyến kiểm tra thực tế tình hình cho vay, thẩm định tại các Chi nhánh ở cả 03 vùng Bắc, Trung, Nam, tác giả đã phần nào thấy rõ đƣợc thực trạng về bức tranh thẩm định tín dụng hiện nay tại Agribank. Đề tài đã chỉ ra những mặt đƣợc: Tổ chức công tác thẩm định đƣợc thực hiện tƣơng đối chặt chẽ, Kỹ thuật thẩm định đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, Nội dung thẩm định tƣơng đối linh hoạt, tuỳ theo tính chất, mức độ phức tạp của từng món vay, Lực lƣợng cán bộ thẩm định có trình độ từ Đại học trở lên tƣơng đối cao,Thời gian thực hiện thẩm định tuân thủ đúng quy định… cũng nhƣ những mặt chƣa đƣợc: Công tác tổ chức thẩm định chƣa hoàn thiện, Quy trình thẩm định cho vay chƣa hoàn chỉnh, Nội dung thẩm định chƣa đầy đủ, Chất lƣợng công tác thẩm định không đồng đều trong toàn hệ thống, Các qui định về biện pháp đảm bảo tiền vay chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc... trong công tác thẩm định tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam. Đồng thời trong phạm vi luận văn của mình, tác giả cũng nêu ra một số giải pháp và kiến nghị cấp thiết nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng thẩm định đối với các ngân hàng nói chung cũng nhƣ trong hệ thống NHNoVN nói riêng.
References
2. Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của NHNo&PTNTVN năm 2009. 3. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ NHTM, Giáo trình, Nxb Thống kê, Hà Nội. 4. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
5. Edward W. R and Edward K.G (1993), Ngân hàng thương mại, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Khoa học Ngân hàng, Nxb TP Hồ Chí Minh.
6. Federic M. (1994), Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học kỹ thuật. 7. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học kinh tế Quốc Dân, Hà
Nội.
8. Hƣớng dẫn thực hiện quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng NHNo&PTNT Việt Nam năm 2010.
9. Hệ thống các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
10. Harold B., JB – Seymoor S., Quyết định dự toán vốn đầu tư, Nxb Thống kê (1995). 11. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính. 12. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cấp tín dụng và thẩm định
tín dụng, Nxb Thống kê.
13. Lê Thị Mận (2009), Tiền tệ - ngân hàng và thanh toán quốc tế.
14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2005), Sổ tay tín dụng. 15. Nguyễn Văn Nam, Vƣơng Trọng Nghĩa (2000), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb
Tài chính.
16. Nghị định của Chính phủ số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo. 17. Nghị định của Chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001.
18. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
của thống đốc ngân hàng nhà nước, về ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
19. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.
20. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Quyết định 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010.
21. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010), Quyết định 528/QĐ-HĐQT-TDDN ngày 21/05/2010.
22. Peter S.R (2001), Quản trị NHTM, Nxb Tài chính, Hà Nội.
23. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc NHNN ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.
24. Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002 của Thống Đốc NHNN Sửa đổi điều 2, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
25. Quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/4/2002 của Thống Đốc NHNN về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng.
26. Quyết định 886/2003/QĐ-NHNN ngày 11/08/2003 về việc Sửa đổi, bổ sung quy chế đồng tài trợ ban hành kèm theo quyết định 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/4/2002. 27. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật các tổ chức tín dụng,
Nxb Chính trị quốc gia.
28. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật dân sự 2005 có hiệu lực 1/1/2006.
29. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật doanh nghiệp Nhà
nước 2003, hiệu lực từ ngày 1/7/2004.
30. Vũ Công Tuấn, Thẩm định dự án đầu tư, Nxb TP.Hồ Chí Minh 1999. 31. Lê Văn Tề (1999), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội. 32. Lê Văn Tƣ (1999), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
33. Lê Văn Tƣ (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 34. Tạp chí ngân hàng các năm 2007, 2008, 2009, 2010.
35. Tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ các năm 2007, 2008, 2009, 2010. 36. Tạp chí Kế toán các năm 2007, 2008, 2009, 2010. Website: www.google.com.vn www.agribank.com.vn www.vietcombank.com.vn www.vietinbank.com.vn
www.vneconomy.com.vn
www.worldbank.org
www.bidv.com.vn
www.citigroup.com