I.Mục đích, yêu cầu 1.Mục đích:
Trang bị cho học sinh kiến thức về cấu tạo , nguyên lý làm việc máy biến áp hàn, cách sử dụng và sửa chửa các hỏng hóc thông thường của máy biến áp hàn.
2.Yêu cầu:
- Nắm vững nguyên lý làm việc và các bước tính toán cho một máy biến áp hàn .
- Sản phẩm phải đạt yêu cầu kỹ thuật và tính thẫm mỹ. - Biết sữa chữa các pan thông thường của máy biến áp hàn . II.Tóm tắt lý thuyết.
Hình dáng bên ngoài của máy biến áp hàn.
Máy biến áp hàn được thiết kế với dạng máy biến áp thường, dùng dạng mạch từ cột để có tổn thất từ tản lớn. Nhờ thế đặc tuyến Vol-Amp của cuộn thứ cấp xuống dốc nhanh khi phần tử cắt lúc mới chạm que hàn vào mass làm ngắn mạch, để tạo tia hồ quang. Dòng điện thứ cấp lúc ngắn mạch được xác định :
22 2 2 Z E I =
Trong máy biến áp hàn, điện áp thứ cấp thay đổi từ U20=70V đến U2nm=0 V lúc mới mồi hồ quang. Dòng điện mồi hồ quang cho phép không vượt quá từ 20%-40% dòng điện I2dm. Đặc tuyến Vol-Ampe xuống dốc không ổn định, bởi điện trở tia hồ quang không ổn định. Để giữ dòng điện hàn I2 ổn định, bảo đảm chất lượng mối hàn tốt, người ta mắc nối tiếp với phần thứ cấp một cuộn cảm kháng có điện kháng đo từ tản rất lớn bằng cách dùng mạch từ hở(kiểu loại cột).
Máy biến áp hàn có phần điều chỉnh dòng hàn nhờ lõi sắt di động.
Hiệu suất của máy biến áp hàn khoảng 83-90% và hệ số công suất cosϕ khoảng từ 0,52-0,62.
Ngoài cơ cấu máy hàn trên còn có loại máy hàn công suất nhỏ với cường độ hàn không quá I2dm = 200A(hình vẽ).
+Phần thứ cấp có điện áp U20: 40-70V. Còn phần sơ cấp sử dụng với nguồn điện 1
U =110/220V và được thiết kế các bậc điều chỉnh ở phần sơ cấp để hiệu chỉnh cường độ hàn I2. Vì nếu điện áp ra U2 thay đổi thì dòng điện I2 cũng thay đổi theo.
Chú ý khi máy hàn trên sử dụng với điện áp 110 V, khi muốn điều chỉnh dòng điện hàn nên diều chỉnh cả hai núm chỉ cùng bậc để tránh sự chênh lệch tổng trở Z1’
và 2
Z
’
trong 2 cuôn dây sơ cấp mắc song hàng, gây ra sự chênh lệch dòng điện trong 2 cuộn này, làm chóng hỏng dây quấn cuộn sơ cấp bị chịu dòng quá tải
Cơ cấu máy hàn bấm.
Nguyên lý làm việc dựa trên cơ sở điện trở của mối hàn, không tạo ra tia hồ quang, điện áp tại mối hàn khoảng vài vôn đến 20V. Phát nhiệt rất lớn tại mỏ hàn, nên cần sự giải nhiệt tích cực bằng dòng đối lưu nước.
Cơ cấu máy hàn bấm cũng tương tự máy hàn điện nói trên. III.Nội dung thực hành:
Quan sát sự làm việc của máy biến áp hàn,sử dụng và tiến hành sửa chửa các pan thông thường.
1.Chuẩn bị dụng cụ và vật tư.(2 học sinh / 1máy ổn áp ). - Kềm đầu bằng. - Bút thử điện. - Mỏ lết. - Tút vít 2 chấu, 4 chấu. - Bộ mũi hàn - Sắt - Đồng hồ vạn năng. - Nguồn điện. 2.Sơ đồ.
3. Các bước thưcû hiện.
a.Tháo nắp máy biến áp hàn để quan sát cấu tạo bên trong.
Mạch từ kiểu cột, dây quấn có tiết diện lớn.
Phần thứ cấp mắc nối tiếp với một cuộn cảm kháng có điện kháng đo từ tản rất lớn.
Ngoài ra còn có tay quay điều khiển dòng từ 10A,20A,25A,50A, 100A,150A,200A.
b.Cung cấp nguồn điện cho ổn áp,ì quan sát máy ổn áp làm việc,lấy các dòng khác nhau cấp từ máy để hàn một số thiết bị.
Cách sử dụng: Trong cơ cấu của máy hàn điện cuộn sơ cấp được mắc vào nguồn điện với điện áp U1=220V hoặc U1=380V. Còn nguồn thứ cấp được mắc nối tiếp với cuộn cảm kháng. Lúc chưa hàn điện áp ra U20=70V, khi hàn thì điện áp U2=30V với cường độ dòng điện hàn I2dm. Sự điều chỉnh tăng giảm cường độ hàn nhờ một mạch từ di động, được bố trí rẽ nhánh mạch từ chính. Nếu tiết diện rẽ nhánh bé thì cường độ hàn càng cao, ngược lại tăng tiết diện rẽ nhánh lớn thì cường độ hàn giảm đi.
Đối với máy hàn bấm, cách sử dụng:
Khi hàn, đặt chi tiết cần hàn vào giữa hai điện cực bằng đồng, hiệu chỉnh chính xác điểm cần muốn hàn, xong đạp cần điều khiển cho hai điện cực kẹp chặt chi tiết cần hàn. Xong đâu đấy mới ấn công tắc cho máy hàn bấm hoạt động. Thông thường loại máy hàn bấm có bộ phận điều khiển dòng điện hàn qua mối hàn không quá 2 giây, vì nếu thời gian lâu, với cường độ dòng điện quá lớn (từ hàng trăm ampe đến cả chục ngàn ampe) có thể làm cháy máy biến áp hàn.
b).Một số pan trong máy biến áp hàn :
-Máy hàn quá yếu không đủ sức làm chảy que hàn tạo mối hàn xấu .Trường hợp này có thể do công suất máy hàn nhỏ ,do điện áp nguồn xuống quá thấp hoặc đầu cọc nối ở phần thứ cấp tiếp xúc xấu , lỏng lẻo dễ phát hiện khi thấy nẩy tia lưả ở cọc nối lúc hàn . Cuối cùng do sự thiết kế máy hàn chưa đúng ,điện áp thứ cấp U2 quá thấp (dưới 30 V) hoặc trở kháng cuộn sơ cấp lớn.
-Máy hàn vận hành rung và phát nhiệt .Do hàn cắt quá tải , khung siết mạch từ chưa chặt và các cuộn dây chưa nêm chặt . Có thể do cách thiết kế dây quấn có cở dây quá bé hoặc lớp cách điện dây quấn bị lão hóa , phẩm chất lá sắt làm mạch từ xấu.
.