KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 79)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY THƢƠNG MẠI HÓA

HÓA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC CƠ ĐIỆN CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI

2.3.1. Hàn Quốc

Ở Châu Á, Hàn Quốc là nƣớc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp khá mạnh, chỉ sau Nhật Bản. Từ năm 1960 trở về trƣớc, sản xuất nông nghiệp Hàn Quốc chủ yếu dựa vào sức ngƣời và sức súc vật. Vào những năm 1970 và 1980, phong trào di dân tự do từ nông thôn ra thành thị đã gây ra tình trạng thiếu lao động nông nghiệp một cách nghiêm trọng, tiền công lao động ở nông thôn tăng lên rất cao. Những thay đổi này đòi hỏi phải ứng dụng những máy móc thay cho lao động thủ công, nhất là vào thời vụ khẩn trƣơng. Đầu những năm 1970, các nhà khoa học của Hàn Quốc đã bắt đầu đƣa ra những mẫu máy kéo tay và các thiết bị kèm theo đầu tiên và đƣợc nông dân tiếp thu. Cuối những năm 1970 bắt đầu đƣa ra mẫu máy cấy, máy gặt đập liên hợp và đƣợc ứng dụng rộng rãi. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, đã có khoảng 30% công việc sản xuất lúa đƣợc làm bằng cơ giới. Đến

những năm 90, hầu nhƣ toàn bộ công việc canh tác lúa đã đƣợc cơ giới hoá. Theo thống kê đến năm 2006, làm đất 99%, cấy 98%, phun thuốc bảo vệ thực vật 100%, thu hoạch 99%, sấy 53% (Bảng 8).

Bảng 8. Mức độ cơ giới hoá sản xuất lúa biến động qua các năm Trung bình Làm đất Cấy Phun thuốc Thu hoạch Sấy 1990 84 78 93 72 15 1992 75 91 89 92 84 18 1994 80 96 93 94 91 26 1996 85 98 97 98 96 34 1998 86 100 97 99 94 39 2000 87 100 98 99 98 42 2002 89 99 98 100 99 49 2004 90 99 98 100 99 53 2006 90 99 98 100 99 53

Nguồn: Agricultural Machinery Yearbook Republic Korea - 2007

So với các nƣớc tiên tiến khác, Hàn Quốc là nƣớc bắt đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp vào sản xuất nông nghiệp muộn, nhƣng đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng và vững chắc. Sở dĩ nhƣ vậy là do Chính phủ Hàn Quốc đã hoạch định đƣợc chiến lƣợc đúng đắn và có những chính sách phù hợp. Có thể nêu một số nét nổi bật sau:

Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến công tác nghiên cứu. Năm 1962, Viện Cơ điện nông nghiệp và Sử dụng đƣợc thành lập trực thuộc Cục quản lý Phát triển nông thôn (RDA). Vào cuối những năm 1970, Viện Nghiên cứu Cơ giới hóa nông nghiệp quốc gia đƣợc thành lập để tiến hành nghiên cứu tổng thể phát triển và cải tiến máy móc nông nghiệp, cơ giới hóa các công việc sau thu hoạch, và sử dụng máy móc. Ngoài ra còn có sự tham gia nghiên cứu của 17 trƣờng Đại học và nhiều cơ quan nghiên cứu thuộc các doanh nghiệp. Sự đóng góp của các cơ quan nghiên cứu vào sự nghiệp cơ giới hoá nông nghiệp Hàn Quốc là rất to lớn.

Các nhà khoa học Hàn Quốc cũng nghiên cứu phát triển một hệ thống máy làm đất kết hợp với gieo, cấy, bón phân, rắc thuốc diệt cỏ. Với hệ thống máy này, sẽ tiết kiệm đƣợc lao động, tránh đi lại nhiều lần trên ruộng làm cấu tƣợng đất bị phá hoại đồng thời bảo vệ đƣợc các nhóm sinh vật có lợi trong đất. Nhờ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa gieo cấy và sử dụng có hiệu quả các máy gặt đập liên hợp mà chi phí lao động giảm từ 297 h/ha trong năm 2001 xuống còn 180 h/ha trong năm 2010. Áp dụng các biện pháp sản xuất lúa chất lƣợng cao với chi phí thấp đã đem lại kết quả là sản xuất lúa chất lƣợng cao tăng từ 50% năm 2002 lên 80% vào năm 2005. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học giảm 30% trong năm 2004.

Để ngăn chặn cỏ dại phát triển và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng do thuốc diệt cỏ, các nhà khoa học Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu công nghệ phủ lớp giấy, đồng thời thực hiện gieo sạ trực tiếp và kiểm soát sâu bệnh bằng máy bay trực thăng cỡ nhỏ không ngƣời lái . Để cạnh tranh đƣợc với các nƣớc khác về sử dụng lao động trong nông nghiệp, công nghệ tự động hóa đƣợc ứng dụng và trong tƣơng lai sẽ sử dụng robot với trí thông minh nhân tạo.

Một nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để cải thiện chất lƣợng gạo xay xát bằng cách cải tiến các máy xay xát gạo và giảm tỷ lệ gạo gẫy. Ngƣời ta cũng nghiên cứu loại máy sấy liên hợp sử dụng tia hồng ngoại và khí nóng để cải thiện hƣơng vị gạo, giảm chi phí năng lƣợng và thời gian sấy so với loại máy sây bằng khí nóng hiện đang sử dụng. Để định lƣợng các yếu tố chất lƣợng gạo, ngƣời ta hình thành một hệ thống đo lƣờng tự động và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng.

Để các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể có môi trƣờng phát triển, ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Vào đầu năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc công bố bản đề án phát triển nông nghiệp nông thôn. Năm 1978, ban hành nhiều đạo luật nhƣ: Luật thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp, luật xử lý đặc biệt, luật quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng, luật giao thông đƣờng bộ… Đồng thời thành lập Liên đoàn Hợp tác xã nông nghiệp Quốc gia (NACF) và Hiệp hội

Ngành máy nông nghiệp Hàn Quốc (KAMICO). Hai tổ chức này đóng vai trò trung gian kết nối giữa các các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Họ cũng chính là đơn vị đứng hàng đầu trong việc phân phối máy nông nghiệp trong phạm vi toàn quốc với sự hỗ trợ của chính phủ (Bảng 9).

Bảng 9. Số lƣợng máy nông nghiệp Số

TT

Loại máy 1985 1900 1995 2000 2005 2006

1 Máy kéo tay 588.962 751.236 868.870 939.219 819.684 802662 2 Máy kéo 4 bánh 12.389 41.203 100.412 191.631 227.873 236.707 3 Máy xới 50.699 239.496 378.814 392.505 399.226 4 Máy cấy 42.138 138.405 248.009 341.978 332393 325.351 5 Máy gặt đập liên hợp 11.667 43.594 72.268 8.982 86.825 86.492 6 Máy đóng kiện(bó) rơm 25.538 55.575 66.960 72.315 60.008 57.343 7 Máy gặt lúa 7.212 11.723 13.557 8 Máy đập lúa 301.717 266.608 121.970 58.766 9 Thiết bị phun thuốc bảo vệ thực vật 517.530 695.364 712.882 628.946 143.426 156.470 10 Máy bơm nƣớc 286.298 341.548 384.900 292.871 11 Máy sấy ngũ cốc 3.526 12.116 28.406 55.573 70.363 73.205 12 Máy sấy nông

sản

1.911 65.087 117.875 164.532 184.097 188.668

Nguồn: Agricultural Machinery Yearbook Republic Korea - 2007

Năm 2000, Hàn Quốc ban hành Luật thúc đẩy chuyển giao công nghệ. Để khuyến khích chuyển giao và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển bằng ngân sách nhà nƣớc, Luật này đã khuyến khích các trƣờng đại học và viện nghiên cứu công lập thành lập các văn phòng chuyển giao công nghệ. Ngoài ra Chính phủ Hàn quốc còn ban hành nhiều đạo luật liên quan đến

thƣơng mại hóa công nghệ, góp phần tạo môi trƣờng thuật lợi cho việc thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu.

Song song với các đạo luận trên, Chính phủ Hàn quốc còn ban hành nhiều chính sách sách hỗ trợ nông dân sử dụng máy móc nông nghiệp nhƣ: Ngƣời nông dân mua máy chỉ trả 20 - 30%, số còn lại đƣợc vay ngân hàng và đƣợc thế chấp bằng đất canh tác và trả hết vốn vay trong thời gian 5-8 năm với mức lãi suất 4 - 5%/năm, thấp hơn nhiều so với các ngành phi nông nghiệp khác. Ngoài việc hỗ trợ này, Chính phủ còn cung cấp một số loại dầu miễn thuế để sử dụng trong máy móc nông nghiệp.

Để việc sử dụng máy móc một cách hiệu quả, Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân tham gia Hợp tác xã với các tổ chức khác nhau. Đầu năm 1980, chính phủ thành lập một hệ thống hợp tác xã sử dụng máy nông nghiệp. Ở mỗi tỉnh thành lập Tổ hợp cơ giới hóa nông nghiệp tổng hợp (IFMC) .

Về công nghệ sau thu hoạch, chính phủ đã hỗ trợ để xây dựng và đƣa vào hoạt động 324 tổ hợp chế biến lúa gạo (RPC), 367 trung tâm chế biến lúa gạo quy mô lớn, gồm hệ thống silo bảo quản và dây chuyền xay xát gạo.

Ngoài ra Chính phủ Hàn quốc còn phê duyệt một loạt các chƣơng trình liên quan đến thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu của các tổ chức nghiên cứu khoa học nhƣ:

Chƣơng trình trợ giá chuyển giao công nghệ là một hệ thống trợ giá một phần chi phí triển khai công nghệ khi công nghệ có thể thƣơng mại hóa đƣợc chuyển giao từ các tổ chức KH&CN của nhà nƣớc. Sự trợ giá này có thể lên tới 70% hoặc 50 triệu Won của hợp đồng chuyển giao công nghệ trả cho ngƣời cung cấp công nghệ khi công nghệ đƣợc chuyển giao từ các viện nghiên cứu, trƣờng đại học… Chƣơng trình phát triển công nghệ chuyển giao cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một chƣơng trình mà ở đó một phần tài trợ phát triển công nghệ đƣợc chuyển giao từ các viện nghiên cứu, trƣờng đại học. Sự trợ giá này có thể lên tới 75% hoặc là 100 triệu Won của tổng chi phí phát triển công nghệ.

Chƣơng trình thúc đẩy chuyển giao các sáng chế công nghệ có bằng bảo hộ hỗ trợ việc thƣơng mại hóa các sáng chế công nghệ bằng việc cho vay hoặc hỗ trợ các sáng chế công nghệ có thể thƣơng mại hóa trong vòng 3 năm. Chƣơng trình hỗ trợ đăng ký văn bằng bảo hộ sáng chế trợ giá cho các viện nghiên cứu, trƣờng đại học đăng ký văn bằng bảo hộ sáng chế.

Hàn Quốc là nƣớc bắt đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp muộn so với các nƣớc tiên tiến trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Trung Quốc.., nhƣng đến nay, Hàn quốc đã trở thành nƣớc có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đứng ở vị trí cao ở Châu Á chính là do Chính phủ Hàn Quốc đã hoạch định đƣợc chiến lƣợc đúng đắn và có những chính sách phù hợp thúc đẩy sự phát triển của KH&CN trong sản xuất nông nghiệp.

2.3.2. Trung quốc

Những năm đầu mới thành lập nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, các máy nông nghiệp do Trung Quốc chế tạo chủ yếu chép mẫu của Liên Xô. Chính phủ Trung Quốc rất quan tâm đến công tác nghiên cứu. Năm 1956, Viện cơ khí nông nghiệp Trung quốc (CAAMS) đƣợc thành lập. Viện này có chức năng nghiên cứu và phát triển công nghệ cơ khí nông nghiệp quốc gia trong đó có lĩnh vực cơ điện nông nghiệp. CAAMS có một phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia; hai phòng thí nghiệm kỹ thuật quốc gia, hai trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật quốc gia, hai trung tâm quốc gia giám sát và kiểm tra máy móc nông nghiệp về các công cụ và máy móc thực phẩm. Viện là đơn vị chủ trì cho việc liên minh và đổi mới công nghệ máy móc nông nghiệp (TIPAAMI), Hội đồng xúc tiến đổi mới công nghệ cho thực phẩm máy móc công nghiệp (TIPCFMI) và Trung tâm Đổi mới công nghệ Xúc tiến Liên minh Công nghiệp Năng lƣợng sinh khối (CTIPABEI). Với từng bƣớc hoàn thiện cơ sở hạ tầng trang thiết bị các nhà máy và thị trƣờng, CAAMS đã hình thành năm khu công nghiệp, mƣời hai cơ sở sản xuất công nghiệp và một công viên hậu cần công nghệ ở phía đông, tây, nam, bắc và trung tâm của

Trung Quốc, với rất nhiều sản phẩm đƣợc sản xuất bằng công nghệ có giá trị gia tăng cao, cung cấp hơn 3000 sản phẩm cơ khí nông nghiệp cho xã hội từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, máy bảo vệ thực, thu hoạch, máy móc nông nghiệp chế biến sản phẩm và nhiều máy móc thiết bị khác đã chiếm vị trí hàng đầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Từ 1980-2000 là thời kỳ đổi mới cơ chế quản lý, phát triển theo cơ chế thị trƣờng, ƣu tiền đổi mới ứng dụng KH&CN vào các ngành sản xuất trong đó có sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Để phục vụ công tác nghiên cứu chính phủ Trung Quốc đã cho nhập nhiều mẫu máy của các nƣớc phƣơng Tây để Viện khoa học công nghệ và cơ khí Trung Quốc nghiên cứu, học tập. Cũng thời kỳ này Quốc vụ viện Trung Quốc phê duyệt và giao cho Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện “Chƣơng trình Đốm lửa”, với hàm ý KH&CN có thể làm bùng lên cả cánh đồng kinh tế nông thôn Trung Quốc và là động lực thúc đẩy phát triển nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện cải cách mở cửa, các xí nghiệp hƣơng trấn tự chủ phát triển ồ ạt. Sản lƣợng của các xí nghiệp này đã chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm xã hội cả nƣớc, chiếm 28% tổng sản phẩm công nghiệp và 57% tổng sản phẩm của nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ của các xí nghiệp này đã mở ra một thị trƣờng tiềm năng cho việc thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu ở khu vực nông thôn, đƣa công nghệ ứng dụng vào sản xuất làm cho ngƣời dân cảm nhận đƣợc vai trò và hiệu quả của KH&CN. Chƣơng trình này đã gây đƣợc sự chú ý, thu hút đầu tƣ của các nƣớc đang phát triển tự nguyện hỗ trợ kỹ thuật cho chƣơng trình.

Song song với chƣơng trình này chính phủ Trung Quốc cho phép ngƣời nông dân đƣợc quyền quản lý và sử dụng đất, đƣợc mua và sử dụng máy nông nghiệp. Vì thế các loại máy nhỏ nhƣ máy kéo tay, máy vận chuyển nông thôn tốc độ thấp phát triển rất nhanh. Cơ cấu đầu tƣ cho cơ khí nông

nghiệp thay đổi cơ bản. Đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc: 2%, từ các tổ chức trang trại tập thể: 1,9%, từ các gia đình ở nông thôn chiếm hơn 96%. Năng lực chế biến nông sản và cơ giới hóa sản xuất ngũ cốc tăng mạnh.

Từ năm 2000 đến nay là thời kỳ toàn cầu hóa. Sau khi Trung quốc gia nhập WTO, chính phủ Trung Quốc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ việc mua máy móc và ứng dụng các công nghệ mới về cơ điện nông nghiệp nhằm phát triển bền vững các khâu: chế biến ngũ cốc, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến hát giống, sản xuất rau quả, làm vƣờn và các công việc dịch vụ khác. Số lƣợng và công suất máy đều tăng nhanh: Tổng công suất máy nông nghiệp năm 2000 trên 500.000KW, năm 2009 gần 900.000KW. Tổng số máy kéo các loại có đến năm 2009 là 20 triệu chiếc, tăng hơn 2 lần. Mức độ ứng dụng công nghệ cơ điện nông nghiệp nhanh vào các khâu làm đất đạt 64%, gieo cấy 40%, thu hoạch 37%. Cơ cấu máy có sự cải thiện: Máy kéo cỡ lớn và cỡ trung tăng 20%/năm thì máy nhỏ chỉ tăng 5%. Tạo ra một thị trƣờng rộng lớn cho công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp và máy chế biến. Đến nay tổng số nhà máy chế tạo máy nông nghiệp ở Trung Quốc hiện có khoảng 8.000, trong đó có khoảng 6.500 nhà máy nhỏ. Cùng với sự phát triển của KH&CN đối với lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển cơ điện nông nghiệp và cũng nhƣ phát triển công nghiệp chế tạo máy nông nghiệp. Năm 2004 đã ban hành Luật khuyến khích cơ giới hóa nông nghiệp tăng cƣờng công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp. Đƣa mục tiêu phát triển cơ điện nông nghiệp vào 1 trong 5 mục tiêu của Nhà nƣớc, phấn đấu đến năm 2020 mức độ ứng dụng công nghệ cơ điện vào sản xuất nông nghiệp đạt 70%.

2.4. Một số bài học kinh nghiệp từ các nƣớc trên thế giới

Một là, để thúc đẩy thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, các nƣớc đã xây dựng các đề án, chiến lƣợc phát triển cơ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)