Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Huế (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền với đất

Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó đƣợc bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cƣợc, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trƣờng hợp tín chấp và bên có quyền đƣợc ngân hàng thanh toán, bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp ký quỹ (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP).

Trong quan hệ thế chấp, bên nhận thế chấp là bên có quyền và các bên ràng buộc nhau bởi quan hệ tài sản. Bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay, bên nhận thế chấp nhận thế chấp tài sản, cho bên thế chấp hoặc bên thứ ba vay vốn đồng thời thu lãi từ việc cho vay trên. Việc nhận tài thế chấp là biện pháp bảo đảm cho quan hệ cho vay.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (khoản 16 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Theo quy định tại BLDS năm 2005, Luật đất đai năm 2003, Luật tổ chức tín dụng năm 2010, bên nhận thế chấp có thể là tổ chức tín dụng, ngân hàng đang đƣợc phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Đối với Ngân hàng, tổ chức tín dụng đƣợc nhận thế chấp của tất cả các loại đất, tổ chức kinh tế, cá nhân là công dân Việt Nam chỉ đƣợc nhận thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân không phải là đất thuê, hộ

gia đình, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc cho thuê đất trƣớc ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực mà đã trả tiền thuê đất thời gian còn lại ít nhất là năm năm thì đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất. Trƣờng hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã thì cũng đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không thu tiền sang đất có thu tiền sử dụng đất cũng đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất.

Hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng trong vai trò là bên nhận thế chấp, bên cho vay. Hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại (với tƣ cách là chủ nợ) và ngƣời đi vay (khách hàng vay) là một hợp đồng tín dụng, ghi nhận những thoả thuận cơ bản ràng buộc ngƣời vay phải tuân thủ trƣớc khi giao kết hợp đồng tín dụng: VD: Điều kiện về tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi của dự án, phƣơng án kinh doanh, mức độ tin tƣởng lẫn nhau giữa khách hàng và ngân hàng… và để đảm bảo cho Ngân hàng thƣơng mại tồn tại và phát triển bền vững thì hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại phải tuân thủ mục đích: An toàn lợi nhuận, và tính cạnh tranh. Việc cho vay đƣợc tiến hành theo một quy trình cho vay. Hoạt động cho vay không thể tách rời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thế chấp quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất tại ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Huế (Trang 29 - 30)