Bộ nguồn chuyển mạch Bộ nguồn chuyển mạch có năm khối cơ bản: mạch lọc nhiễu cao tần, mạch chỉnh lưu lọc sơ cấp, phần chuyển mạch, chỉnh lưu lọc thứ cấp và khố

Một phần của tài liệu Tài liệu Mạch cung cấp nguồn pptx (Trang 27 - 30)

điều khiển. Vấn đề cơ bản của bộ nguồn chuyển mạch là phần tử chuyển mạch. Nó là một tranzito công suất làm việc ở chế độ khoá đóng mở, dưới tác dụng của xung điều khiển do khối điều khiển đưa đến. Do chuyển mạch làm việc ở tần số cao trong khoảng 15KHz đến 50KHz nên kết cấu biến áp nhỏ gọn, tranzito làm việc ở chế độ khoá đóng mở nên tổn hao trong bộ nguồn thấp, bộ nguồn có hiệu suất cao. Nguyên lý làm việc của bộ nguồn này là: khi điện áp xoay chiều đầu vào tăng, qua nắn chỉnh lưu sơ cấp điện áp một chiều cũng tăng, qua nắn lọc thứ cấp cho Ur tăng. Lập tức qua mạch hồi tiếp, khối điều khiển tạo ra xung điều khiển làm phần tử chuyển mạch có thời gian đóng giảm xuống (thời gian mở tăng lên) tạo xung đầu ra hẹp lại , qua nắn lọc thứ cấp cho Ur giảm xuống. Ngược lại, khi điện áp đầu

209

vào giảm, qua nắn lọc sơ cấp điện áp một chiều giảm, đầu ra Ur giảm. Lập tức qua mạch hồi tiếp khối điều khiển tạo xung điều khiển đóng chuyển mạch thời gian dài hơn (thời gian mở ít hơn), qua chuyển mạch xung ra có độ rộng rộng hơn, qua nắn lọc thứ cấp cho Ur tăng lên. Như vậy mạch tự động giữ cho Ur ổn định khi điện áp đầu vào thay đổi do thời gian đóng mở của chuyển mạch thay đổi, dưới tác dụng của xung điều khiển.

Trong khối điều khiển có mạch tạo dao động tạo xung tam giác, mạch điều chế độ rộng xung. Mạch điều chế tạo ra xung điều khiển có độ rộng tỷ lệ nghịch với độ lớn của điện áp ra. Điện áp ra tăng độ rộng xung hẹp lại, điện áp ra giảm độ rộng xung tăng lên.

Ưu điểm của bộ nguồn chuyển mạch là gọn nhẹ, ổn định điện áp ra tốt, giải ổn định điện áp đầu vào rộng và hiệu suất cao.

CÂU HI VÀ BÀI TP

7-1. Nhiệm vụ của mạch cung cấp nguồn ?

7-2. Sơ đồ khối của một bộ nguồn đầy đủ và nhiệm vụ từng khối? 7-3. Nêu các loại mạch chỉnh lưu? So sánh các mạch chỉnh lưu đó? 7-4. Mạch chỉnh lưu bội áp? Khi nào dùng nó?

7-5. Nêu ý nghĩa của hệ số đập mạch Kđ , hệ số lọc q của bộ lọc? 7-6. Nêu các kiểu mạch lọc san bằng? ứng dụng từng kiểu?

7-7. Sơ đồ khối của một mạch ổn áp một chiều? Nguyên tắc chung của mạch? 7-8. Nguyên lý ổn áp của mạch ổn áp điốt dùng Zene?

7-9. Nguyên lý ổn áp của mạch ổn áp dùng tranzito?

7-10. Khi nào dùng mạch ổn áp có phần tư hiệu chỉnh là cặp tranzito Darlingtơn ? 7-11. Ưu điểm của mạch ổn áp dùng vi mạch KĐTT làm mạch khuếch đại so sánh?

7-12. Giải thích nguyên lý bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá điện áp của mạch nguồn đã học hình 7-21?

7-13. Trình bày mạch ổn áp dùng vi mạch ổn áp?

7-14. Sơ đồ khối của bộ nguồn chuyển mạch? Nhiệm vụ từng khối? 7-15. Tại sao bộ nguồn chuyển mạch làm việc ở tần số chuyển mạch cao?

7-16. Nguyên tắc ổn định điện áp đầu ra của bộ nguồn chuyển mạch khi điện áp đầu vào thay đổi?

7-17. Cho hình P7-17 là một sơ đồ ổn áp đơn giản dùng điốt Zene. Biết Iz max = 60mA, Iz min=10mA, U01 = 20 V, U02 = Uz = 12 V; Rz = 7Ω, Rt = 240Ω.

a) Xác định giá trị điện trở R1?

b) Xác định giá trị điện áp gợn sóng lối ra khi điện áp gợn sóng đặt ở đầu vào ΔU01 = 10% của U01? R IZ ZD U02 I = IZ+ It U01 It Rt

210

Hình P7-17.

7.18. Nêu tác dụng của mạch chỉnh lưu?

a. Chuyển điện áp xoay chiều thành điện áp xoay chiều thấp hơn. b. Chuyển điện áp xoay chiều thành điện áp một chiều.

c. Chuyển điện áp một chiều thành điện áp xoay chiều. 7.19. Nêu tác dụng của mạch lọc?

a. Giữ cho điện áp ra ổn định. b. San bằng điện áp một chiều. c. San bằng điện áp xoay chiều. 7.20. Nêu tác dụng của mạch ổn áp?

a. Giữ cho điện áp ra ổn định. b. Giữ cho dòng điện ra ổn định. c. Giữ cho điện áp vào ổn định.

7.21. Thời gian ngắt của tranzito chuyển mạch trong bộ nguồn chuyển mạch thay đổi thế nào khi điện áp vào tăng?

a. Thời gian dài hơn. b. Thời gian ngắn hơn. c. Không đổi.

7.22. Độ rộng xung đầu ra của tranzito chuyển mạch trong bộ nguồn chuyển mạch thay đổi thế nào khi điện áp vào giảm?

a. Độ rộng hẹp hơn. b. Độ rộng rộng hơn. c. Độ rộng không đổi.

7.23. . Thời gian thông bão hòa của tranzito chuyển mạch trong bộ nguồn chuyển mạch thay đổi thế nào khi điện áp vào tăng?

a. Thời gian ngắn hơn. b. Thời gian dài hơn. c. Thời gian không đổi.

211

7.24. Độ rộng xung đầu ra của tranzito chuyển mạch trong bộ nguồn chuyển mạch thay đổi thế nào khi điện áp vào tăng?

a. Độ rộng không đổi. b. Độ rộng hẹp hơn. c. Độ rộng rộng hơn.

7.25. Giá trị điện trở của phần tử hiệu chỉnh trong mạch ổn áp một chiều thay đổi thế nào khi điện áp vào tăng?

a. Giảm xuống. b. Tăng lên. c. Không đổi.

7.26. Sụt áp trên phần tử hiệu chỉnh trong mạch ổn áp một chiều thay đổi thế nào khi điện áp vào giảm xuống?

a. Không đổi. b. Giảm xuống. c. Tăng lên.

7.27. Biên độ, độ rộng xung ra sau tranzito chuyển mạch trong bộ nguồn chuyển mạch biến đổi như thế nào khi điện áp vào tăng?

a. Biên độ tăng, độ rộng giảm. b. Biên độ tăng, độ rộng tăng. c. Biên độ giảm, độ rộng tăng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Mạch cung cấp nguồn pptx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)