1.Một số giải pháp tổng quát

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn “Một số giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN ở Việt Nam hiện nay” docx (Trang 31 - 33)

Một là:Tiếp tục sắp xếp lại DNNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Cần xác định chủ sở hữu đích thực đối với những tài sản thuộc DNNN, để việc sử dụng chúng có hiệu quả và tránh lãng phí. Cần

tiếp tục đẩy nhanh việc chuyển đổi một số DNNN không thiết yếu sang hình thức

đa sở hữu hoặc sang các hình thức kinh tế khác như: công ty trách nhiệm hữu

hạn, công ty cổ phần,….Nhà nước cần tạo môi trường pháp luật và thể chế thuận

lợi cho cổ phần hoá DNNN và coi đây là một trong những giải pháp cơ bản để tạo

Hai là: thực hiện lên doanh liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế khác. Nhờ đó có thể thu hút nguồn vốn, trình độ quản trị, công nghệ của những

đối tác này. Song nhà nước cần quan tâm hơn đến quyền lợi của DNNN trong liên

doanh. Hiện tại, hình thức liên doanh mới được triển khai với các đối tác nước

ngoài, nhưng quyền lợi phía bên Việt nam vẫn còn nhỏ, luôn bị đối tác liên doanh

chèn ép. Hình thức liên doanh, liên kết giữa DNNN với các thành phần kinh tế

khác trong nước chưa phát triển. Đây là vấn đề cần phải được chú trọng trong thời

gian tới.

Bên cạnh những giải pháp trên Nhà nước cần phải có chính sách tạo thuận lợi cho việc huy động vốn của các DNNN. Trước hết, Nhà nước cần đưa ra giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về tài sản thế chấp, cầm cố và quyền vay vốn của DNNN. Hiện nay, tài sản thế chấp của DNNN nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu vay

vốn, dẫn đến doanh nghiệp thiếu vốn, ngân hàng thừa vốn không cho vay được.

Một mặt, nhà nước cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho

ngân hàng hoạt động. Mặt khác, ngân hàng nên xem xét đến những yếu tố như năng lực quản trị của doanh nghiệp, khả năng sinh lời cũng như khả năng đối phó

với những bất lợi của doanh nghiệp, cuối cùng mới xem xét đến tài sản thế chấp

của doanh nghiệp.

Nhà nước nên kiểm kê, đánh giá lại tài sản của các DNNN để thấy được thực

trạng tài sản hiện nay tại các doanh nghiệp. Đồng thời nhà nước nên dành một tỷ

lệ vốn ngân sách để đầu tư thêm vốn điêu lệ cho các DNNN tương xứng với quy

mô và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao. Nhà nước cần cải tiến, đơn giản hoá thủ tục cho vay, bãi bỏ chế độ xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quền và xác nhận của cơ quan quản trị vốn khi đưa tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Nhà nước cũng nên bãi bỏ chế độ công chứng Nhà nước trong

mỗi lần vay vốn mà chỉ thực hiện một lần công chứng, chỉ công chứng lại khi doanh nghiệp thay đổi tài sản thế chấp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn “Một số giải pháp tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các DNNN ở Việt Nam hiện nay” docx (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)