TỰ HỌC THIỀN

Một phần của tài liệu sổ tay bài thuốc đơn giản, hiệu quả (Trang 76 - 77)

PHẦN II THAM KHẢO

8.TỰ HỌC THIỀN

PHƯƠNG PHÁP ANAPANASATI

Từ Anapanasati trong tiếng Pali có nghĩa là đem toàn bộ sự chú ý và tỉnh thức vào hơi thở tự nhiên, nhẹ nhàng của chính mình.

“ana… có nghĩa là… ‘hít vào’” “pana… có nghĩa là… ‘thở ra’”

“sati… có nghĩa là… ‘hợp nhất với hơi thở’”

Sự chú ý của tâm trí phải luôn được đặt vào hơi thở nhẹ nhàng và tự nhiên. Nhiệm vụđơn giản chỉ là tận hưởng và tỉnh thức với hơi thở.

Không có bất kỳ câu thần chú nào, không tụng niệm, không có bất kỳ vị Thánh nào trong tâm trí. Không cố ý hít thở cũng chẳng có bất kỳ tư thế uốn éo nào cả…

Ngồi ở bất kỳ tư thế nào cảm thấy thoải mái nhất. Càng thoải mái càng tốt. Đan các ngón tay lại. Mắt phải nhắm.

Điểm then chốt là làm cho tạp niệm lắng xuống, dừng các suy nghĩ lan man.

Đừng quan tâm đến bất kỳđiều gì. Nếu có điều gì tự nhiên đến hãy để nó tự nhiên đi bằng cách quay về quan sát hơi thở của chính mình.

Khi chúng ta dõi theo hơi thở, tâm trí sẽ trở nên gần như trống rỗng. Và,

một nguồn năng lượng vũ trụ to lớn sẽ tràn vào cơ thể. Dần dần, con mắt thứ 3

sẽ được khai mở. Các trải nghiệm của sự tỉnh thức toàn thể vũ trụ sẽ đến”

http://kimtuthap.org/tuhocthien.html

- Trước tiên, hãy biết rằng, để Thiền định, bạn không cần bất kỳ Minh sư hay vị thầy cụ thể nào, bởi vì Minh sư đã ở trong chính bạn, Minh sư chính là hơi thở của bạn. Hãy dõi theo vị thầy hơi thở của chính bạn. Chỉ có hơi thở mới có thể đưa bạn

vào sâu bên trong Thiền định. Bạn hoàn toàn có thể tự mình trải nghiệm Thiền định bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình tại nhà. (Bạn chính là Guru của bạn)

- Thiền định là thực hành, thực hành và thực hành. Thiền định là đơn giản và dễ dàng, ai cũng có thể tự tập được. Bạn hãy ngồi thật thoải mái, có thể ngồi dựa vào tường cũng được, không nhất thiết phải ngồi thẳng lưng (đừng tựa đầu vào tường sẽ

dễ bị ngủ quên). Bạn có thể ngồi ở bất kỳ tư thế nào, càng thoải mái càng tốt. Khi đã

ổn định, hãy bắt đầu quan sát hơi thở tự nhiên và nhẹ nhàng. Không cố ý hít thở, hãy

để cho hơi thở ra vào một cách tự nhiên. Điều bạn cần làm là đem toàn bộ sự chú ý vào nhịp điệu êm dịu này của hơi thở. Hãy quan sát hơi thở, quan sát năng lượng của hơi thở. Nếu có bất kỳ suy nghĩ nào đến, hãy để nó tự nhiên đi bằng cách quay về

quan sát hơi thở của chính bạn. Dần dần hơi thở sẽ càng lúc càng nhỏ lại. Càng nhiều thời gian bạn dõi theo hơi thở, việc Thiền định càng dễ dàng hơn. Dưới đây là các trải nghiệm có thể gặp khi thực hành Thiền định:

+ Cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng và thoải mái + Cảm thấy cơ thể nặng (đặc biệt là ở phần đầu) + Cảm thấy rung lắc, cơ thể tự dịch chuyển + Nhìn thấy các màu sắc

+ Cảm thấy đau (thường thì ở phần dưới lưng và các vùng cơ thể có vấn đề) + Cảm thấy cơ thể lâng lâng, bay bổng ở nơi nào đó

+ Thấy một số cảnh đẹp

- Càng nhiều thời gian bạn tỉnh thức với hơi thở tự nhiên, bạn càng dễ dàng đi vào Thiền định. Tất cả các trải nghiệm trong Thiền định đều tốt. Bạn chỉ đơn giản là tỉnh thức để chứng nghiệm và không bị cuốn theo.

- Thời gian Thiền định mỗi ngày ít nhất tương ứng với số tuổi của mỗi người (Ví dụ bạn 20 tuổi, Thiền ít nhất 20 phút mỗi ngày; bạn 50 tuổi, Thiền ít nhất 50 phút mỗi ngày...). Hãy Thiền liên tục 40 ngày, để tự mình trải nghiệm Khoa học Thiền

định.

- Trong cuộc sống hãy sống với hiện tại, tập trung vào những công việc, hoạt

động đang xảy ra. Nếu có suy nghĩ không cần thiết đến, hãy dừng lại. Bất cứ lúc nào bạn nhớ ra, hãy đưa sự chú ý trở về với hơi thở.

- Xem kỹ bộ phim "Sự thật tâm linh" để nắm rõ (bộ phim hoàn toàn đủ các kiến thức cần thiết):

https://www.youtube.com/watch?v=OG0U1yxyZJ4

- Và cuối cùng, chỉ bạn mới có thể đưa mình vào trong Thiền định bằng chính sự nỗ lực của bản thân. Chúc kiên định.

Một phần của tài liệu sổ tay bài thuốc đơn giản, hiệu quả (Trang 76 - 77)