Điều trị lao kháng thuốc:

Một phần của tài liệu Tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP NỘI KHOA – HÔ HẤP (PHẦN 3 VÀ HẾT) pptx (Trang 25 - 27)

I- Viêm Phế Quản Mạn và COPD

Điều trị lao kháng thuốc:

Bệnh lao hiện nay là vấn đề y tế xã hội quan trọng và là bệnh nhiễm gây chết nhiều người ở Việt Nam và trên thế giới.

Hóa trị liệu lao cần tuân theo nguyên tắc điều trị lao “đúng đủ và đều”

+ Điều trị đúng phác đồđược Y tế Thế giới đã chứng minh là có hiệu quả tốt. Ngày nay phải điều trị lao với phác đồ hóa ngắn ngày có ít nhất là 3 thuốc lao chính R.H.Z kết hợp lại trong giai đoạn tấn công. Chương trình chống lao Việt Nam hiện

điều trị bệnh lao, lao phổi và lao ngoài phổi mới với phác đồ2SHRZ/6HE và tái điều trị với phác đồ 2SHRZE/1HRZE/5R3H3E3 (S.Streptomycine, H.Isoniazide, R.Rifampicine, Z.Pyrazinamide, E.Ethambitol).

+ Đúng liều lượng từng thuốc lao: đã qui định tính theo cân nặng của cơ thể

bệnh nhân, thuốc đúng chất lượng, còn hạn dùng, dùng liều thấp thì không hiệu quả, dùng liều cao thì gây ra tai biến.

+ Dùng đúng cách: thuốc lao phải được chích và uống thuốc cùng một lúc trong ngày đểđạt nồng độ thuốc cao nhất và phải uống lúc đói bụng đểđược hấp thụ tối đa.

+ Điều trị đều: điều trị lao phải “đều đặn liên tục” hàng ngày hay tuần 3 lần. Nếu tự ý ngưng thuốc, bỏ trị nửa chừng hay điều trị không đều đặn, điều trị không đủ

số và lượng thuốc qui định sẽ tạo ra bệnh lao kháng thuốc.

+ Điều trị đủ: dùng đủ các thuốc lao đã qui định của từng giai đoạn của phác đồ

và điều trị đủ thời gian qui định của phác đồ 6 hay 8 tháng đểđược lành bệnh và tránh tái phát.

1. Các thuốc lao chuẩn, thiết yếu còn lại có thể dùng:

SM: diệt khuẩn, sinh sản nhanh

PZA: khó làm test nhạy cảm, cũng như khó bị kháng. Dùng PZA nên phối hợp với SM hay các loại Aminoglycosid khác để có tác dụng tối đa.

EMB: kềm khuẩn nên dùng để ngăn ngừa kháng với những thuốc diệt khuẩn khác.

TB1: kềm khuẩn, không có vai trò trong điều trị đa kháng thuốc, vì khi phối hợp với Thioamid sẽ gây kháng chéo và tăng độc tính.

2. Các thuốc lao hàng thứ 2, dự trữ dùng trong điều trị lao đa kháng.Aminoglycosid: diệt khuẩn, nếu kháng với SM thì thay bằng Kanamycin (ít mắc tiền); Amikacin và Capréomycin rất mắc tiền.

Thioamid: diệt khuẩn: có 2 loại: Ethioamid và Prothioamid (dung nạp tốt hơn). Fluoroquinolon: Ofloxacin và Ciprofloxacin: diệt khuẩn yếu. Sparfloxacin gây phản ứng da.

Cyclosérin kềm khuẩn, ngăn ngừa kháng thuốc cho thuốc diệt khuẩn khác, độc tính cao.

Para-aminosalicylic acid (PAS) kềm khuẩn, ngăn ngừa kháng thuốc cho các thuốc lao khác.

Thuốc khác: không có- vị trí trong điều trị lao đa kháng thuốc như Rifabutin một dẫn xuất của Rifampicin (kháng chéo với RIF), Clofazimin chỉ tác dụng trên M. Leprae và M.Ulcerans.

3. Kháng thuốc chéo: Ðiều trị sẽ không hiệu quả khi dùng nhiều thuốc cùng một nhóm, hay dùng thuốc có kháng chéo với nhau.

Thioamid và TB1: VKL kháng Thioamid thì kháng TB1 trên 70% số trường hợp.

Aminoglycosid: Kháng SM thì dễ kháng Kanamycin và Amikacin. Nhưng kháng SM, Kana và Amikacin, VKL còn nhạy Capreomycin.

Fluoroquinolon: Ofloxacin, Ciprofloxacin gây kháng chéo với các Fluoroquinolon khác.

Cyscloserin và Terizidon: có kháng chéo.

Một phần của tài liệu Tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP NỘI KHOA – HÔ HẤP (PHẦN 3 VÀ HẾT) pptx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)