Để so sánh tác dụng giữa các loài Gymnema với nhau, với mỗi đợt thử các mẫu thử được sử dụng với cùng một liều (10 gam dược liệu khô/ kg thể trọng), và cùng được so sánh với lô chứng trắng và lô chứng dương (uống gliclazid 20 mg/kg). Kết quả cho thấy:
- G.sylvestre và G.latifolium cho tác dụng hạ glucose máu tốt hơn
G.inodorum và G.yunnanense (hình 3.6).
- Các mẫu thử của 2 loài Gymnema inodorum và Gymnema yunnanense cho tác dụng thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với tác dụng của gliclazid.
- 2 loài Gymnema sylvestre và Gymnema latifolium có các mẫu cho tác
dụng tương đương với gliclazid. Các mẫu đó gồm G.sylvestre Phú Yên,
Quảng Ninh, Thái Nguyên và G.latifolium Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên
Quang, Gia Lai. Các mẫu còn lại của 2 loài này cũng cho tác dụng nhưng thấp hơn đáng kể so với chứng dương.
Từ kết quả so sánh trên có thể giúp lựa chọn một số mẫu Gymnema có tác dụng hạ glucose máu ưu thế trong các mẫu đã được thử nghiệm, đó là các mẫu: G.sylvestre (Phú Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên) và G.latifolium (Thái Nguyên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Gia Lai). Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ĐTĐ. Tuy nhiên, việc khai thác nguyên liệu cho các sản phẩm này chưa có một cơ sở khoa học mà chủ yếu dựa vào tính thuận tiện của nơi sản xuất, nên hiệu quả thực tế của các chế phẩm trên còn chưa ổn định và đồng nhất. Do đó, kết quả lựa chọn của đề tài này có thể được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm bảo tồn, nhân giống và khai thác có hiệu quả nguồn dược liệu quý trong điều trị ĐTĐ.
KẾT LUẬN
1. Đã đánh giá được tác dụng hạ glucose máu của lá các mẫu thu hái thuộc bốn loài Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult, Gymnema latifolium Wall. ex Wight, Gymnema yunnanense Tsiang, Gymnema inodorum (Lour.) Decne ở Việt Nam với liều 10 g/kg trên mô hình gây tăng
glucose máu thực nghiệm bằng STZ.
Tất cả các mẫu của các loài Gymnema đều có tác dụng hạ glucose máu. Trong đó, loài Gymnema sylvestre có ba mẫu Phú Yên, Quảng Ninh, Thái
Nguyên cho tác dụng tương đương gliclazid 20 mg/kg. Tương tự, G.latifolium cũng có tác dụng tốt với 4 mẫu có tác dụng tương đương với gliclazid 20 mg/kg. Các mẫu của hai loài còn lại G.yunnanense và G.inodorum cho tác
dụng thấp hơn có ý nghĩa so với gliclazid 20 mg/kg.
Các mẫu cho mức hạ glucose máu cao nhất của từng loài: G.sylvestre Phú Yên (42,24%), G.latifolium Hòa Bình (44,24%), G.inodorum Hà Nội
(32,82%), G.yunnanense Kon Tum (22,03%).
2. Lựa chọn được một số mẫu đại diện có tác dụng hạ glucose máu ưu thế trong chi Gymnema R.Br. ở Việt Nam: G.sylvestre Cô Tô, G.sylvestre Phú Yên, G.sylvestre Thái Nguyên, G.latifolium Thái Nguyên, G.latifolium Hòa Bình, G.latifolium Tuyên Quang, G.latifolium Gia Lai.
KIẾN NGHỊ
Nghiên cứu phát triển các mẫu có tác dụng hạ glucose máu ưu thế trong chi Gymnema R.Br. làm nguyên liệu sản xuất thuốc hoặc thực phẩm chức
năng, góp phần đưa ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân với hiệu quả cao và giá thành hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Trần Thế Bách (2007), Nghiên cứu phân loại họ Thiên lý ở Việt Nam,
Luận án tiến sỹ sinh học, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật.
2. Tạ Văn Bình (2006), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường – tăng glucose máu, NXB Y học.
3. Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
bệnh nội khoa, NXB Y học.
4. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr 396 –
397.
5. Nguyễn Thị Đông (2009), Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết thân cây ý dĩ trên một số mô hình thực nghiệm, Khóa luận tốt
nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
6. Phạm Văn Hải (2010), Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa
học và tác dụng sinh học của cây dây thìa canh lá to ở Hòa Bình, Khóa
luận tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, quyển 2, tr 738 –
740.
8. Phùng Thanh Hương (2010), Nghiên cứu tác dụng hạ glucose huyết và
ảnh hưởng trên chuyển hóa glucose của dịch chiết lá bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa L. Pers.) ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ dược học,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
9. Phùng Thanh Hương, Nguyễn Xuân Thắng (2002), “Tác dụng hạn
chế tăng glucose huyết của thân mướp đắng (Momordica charantia) trên một số mô hình tăng glucose huyết thực nghiệm”, Tạp chí Dược học, số 1, tr 22 – 35.
10. Hoàng Thị Kim Huyền, Brouwer J.R.B.J. (2012), Những nguyên lý cơ
bản và sử dụng thuốc trong điều trị, NXB Y học, tập 2.
11. Nguyễn Thị Phương Lân (2009), Tác dụng hạ glucose huyết của cây Diệp hạ châu trên chuột nhắt trắng, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Dược Hà Nội.
12. Vũ Ngọc Lộ (2005), “Những dược liệu có tác dụng hạ glucose máu điều
trị bệnh tiểu đường”, Tạp chí Dược học, số 9, tr 6, 7, 8.
13. Huỳnh Văn Minh (2008), Giáo trình bệnh học nội khoa, NXB Y học,
Đại học Y Dược Huế, tập 2.
14. Hoàng Thị Bích Ngọc (2001), Hóa sinh bệnh đái tháo đường, NXB Y
học.
15. Đào Văn Phan, Nguyễn Khánh Hòa, Phạm Đức Điền (2005), “Tác
dụng hạ glucose huyết của bạch truật, câu kỷ tử và cam thảo trên chuột nhắt trắng”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 38(5), tr. 40.
16. Trương Thị Tâm (2008), Nghiên cứu thành phần hóa học và bước đầu
thử hoạt chất các phân đoạn dịch chiết của cây dây thìa canh (Gymnema sylvestre R.Br. ex Schult), Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học
Dược Hà Nội
17. Phạm Văn Thanh (2001), Nghiên cứu thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tử quả của cây mướp đắng (Momordica charantia), Luận án tiến
sỹ dược học, Viện dược liệu.
18. Phạm Hà Thanh Tùng (2012), Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và thành phần hóa học của các loài trong chi Gymnema R.Br. ở Việt Nam,
Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.
19. Đỗ Anh Vũ (2007), Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng hạ glucose máu của cây dây thìa canh (Gymnema sylvestre R. Br. Ex Schult), Khóa luận tốt nghiệp dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
20. Viện dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
21. Ahmed AB., Rao AS., Rao MV. (2010), “In vitro callus and in vivo leaf
extract of Gymnema sylvestre stimulate β-cells regeneration and anti-
diabetic activity in Wistar rats”, Phytomedicine, 17(13), p 1033 - 1039. 22. Alfred Goodman Gilman, Lee E. Limbird, Joel G. Hardman (2007),
Goodman and Gilman’s the pharmacological of therapeutic 10th edition,
Mc Graw Hill.
23. American Diabetes Association (2007), “Diagnosis and classification
of diabetes mellitus”, Diabetes care, 30(1), p 42 – 47.
24. Baskaran et al. (1990), “Antidiabetic effect of a leaf extract from
Gymnema sylvestre innon-insulin-dependent diabetes mellitus patients”, Journal of Ethnopharmacology, 30(3), p 295 - 300.
25. El Shafey AM., El-Ezabi M., Seliem ME., Ouda HM., Ibrahim S.
(2012), “Effect of Gymnema sylvestre R.Br. leaves extract on certain
physiologycal parameters of diabetic rats”, Journal of King Saud University , 25, p 135 - 141.
26. Gerhard Vogel H. (2002), “Drug discovery and evaluation:
Pharmacological Assay 2nd”, Springer-Verlag Berlin Heidelberg, p 947 - 1051.
27. Gurav S., et al. (2007), “Pharmacognosy, phytochemistry,
pharmacology and clinical applications of Gymnema sylvestre R.Br.”,
Pharmacognosy Reviews , 1, p 338 - 343.
28. Harada S., Kasahara Y. (2000), “Inhibitory effect of gurmarin on
palatal taste responses to amino acids in the rat”, Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol, 278(6), p 1513 - 1517.
29. International diabetes feredation (2010), Diabetes Atlas 4th edition,
30. King H., Aubert RE., Herman WH. (1998), “Global burden of
diabetes 1995 – 2025”, Diabetes care, 21, p 1414 – 1431.
31. Liu X., et al. (2004), “Two new flavonol glycosides from Gymnema sylvestre and Euphorbia ebracteolata”, Carbohydrat Reseach 339.
32. Luo H., et al. (2007), “Decreased bodyweight without rebound and
regulated lipoprotein metabolism by gymnemate in genetic multifactor syndrome animal”, Molecular and Cellular Biochemistry 299.
33. Lu F. Y., Kao M. T., et al. (1998), Flora of Taiwan – Asclepiadaceae
(2nd edition), Editorial Committee of the flora of Taiwan.
34. Miles JM., Rule AD., Borlaug BA. (2014), “Use of metformin in
diseases of aging”, Curr Diab Rep, 14(6), p 490.
35. Mukhopadhyay B., Field RA. (2006), “Convergent synthesis of a trisaccharid as its 2-(trimethylsilyl)ethyl glycosid related to the flavonoid triglycosid from Gymnema sylvestre”, Carbohydrat Research, 341(10), p 1697 - 1701.
36. Prabhakar PK., Doble M. (2012), “Mechanism of action of natural
products used in the treatment of diabetes mellitus”, Chinese Journal of Integrative Medicine, 17(8), p 563 - 574.
37. Prabhu S., Vijayakumar S. (2014), “Antidiabetic, hypolipidemic and
histopathological analysis of Gymnema sylvestre (R. Br) leaves extract on streptozotocin induced diabetic rats”, Biomedicine & Preventive Nutrition. 38. Romaiyan A., King AJ., Persaud SJ., Jones PM. (2013), “A novel
extract of Gymnema sylvestre improves glucose tolerance in vivo and
stimulates insulin secretion and synthesis in vitro”, Phytotherapy Research, 27(7), p 1006 – 1011.
39. Sahu N. P., et al. (1996), “Triterpenoid saponines from Gymnema sylvestre”, Phytochemmistry, 41(4), p 1181 - 1185.
40. Sathya S., Kokilavani R., Gurusamy K. (2008), “Hypoglycemic effect
of Gymnema sylvestre (retz.) R.Br leaf in normal and alloxan induced
diabetic rats”, Ancient Science of Life, 28(2), p 12 - 14.
41. Shailendra G., et al. (2007), “Pharmacognosy, phyto chemistry,
pharmacology and clinical application of Gymnema sylvestre”, Pharmacognosy reviews, 1(2), p 338 - 343.
42. Shigematsu N., et al. (2001),”Effect of administration with the extract
of Gymnema sylvestre R.Br. Leaves on lipid metabolism in rats”, Biol. Pharm. Bull., 24(6), p 713 - 717.
43. Shimizu K., Ozeki M., Iino A., Nakajyo S., Urakawal N., and Atsuchi M. (2001), “Structure-Activity Relationships of Triterpenoid Derivatives Extracted From Gymnema inodorum Leaves on Glucose
Absorption”, Japanese journal of pharmacology, 86, 223 – 229.
44. Shimizu K., Ozeki M., Tanaka K., Itoh K., Nakajyo S., et al. (1997),
“Suppression of glucose absorption by extract from the leaves of
Gymnema inodorum”, J. Vet. Med. Sci., 59(9), p 753 - 757.
45. Takhtajan (2009), Flowering phants, Spring verlag.
46. Tiwari P., Mishra B. N., Sangwan N. S. (2014), “Phytochemical and pharmacological properties of Gymnema sylvestre: an important medicinal plant”, BioMed Research International.
47. Ulbricht C., Baseh E., et al. (2011), “An evidence – based systematic
review of Gymnema (Gymnema sylvestre R.Br.) by the Natural Standard Reseach Collaboration”, Journal of dietary supplements, 8, p 311 – 330. 48. Xie J. T., Wang A., Mehendale S., Wu J., Aung H. H., Dey L., et al.
(2003), “Anti-diabetic effects of Gymnema yunnanense extract”, Pharmacological Research: The official journal of Italian Pharmacological Society, 47, 323 – 329.
49. Zhu XM., Xie P., Di YT., Peng SL., Ding LS., Wang MK. (2008),
“Two new triterpenoid saponins from Gymnema sylvestre”, Journal of Integrative Plant Biology, 50(5), p 589 - 592.
PHỤ LỤC
Hình P.1. Đặc điểm hình thái loài Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult.
Hình P.3. Đặc điểm hình thái Gymnema latifolium Wallich ex Wight