- TTCK Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng về quy mô qua các năm và có vai tròn ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Quy mô vốn hóa thị trường hiện từ 0% năm 2000 nay đã tăng lên tương đương 32% GDP vào 2013.
- Huy động vốn thông qua thị TTCK tăng giúp thực hiện chức năng huy động và luân chuyển vốn trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. - Thanh khoản trên TTCK cũng đã cải thiện so với thời gian đầu hình thành mặc dù có
nhiều biến động.
- TTCK đã thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia thị trường, tăng khả năng luân chuyển vốn trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Cơ sở hạ tầng của TTCK sự phát triển về quy mô, số lượng, công nghệ, dịch vụ, khung pháp luật, khả năng quản lý nhà nước đang dần được hoàn thiện.
2.3.2. Những hạn chế của TTCK Việt Nam
- Nhìn chung quy mô TTCK Việt Nam tương đối nhỏ so với quy mô nền kinh tế và so với TTCK thế giới.
- Tính thanh khoản của TTCK vẫn còn thấp làm giảm sức hút của TTCK Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
- Hàng hóa TTCK vẫn chưa thực sự đa dạng, thị trường chứng khoán phái sinh chưa phát triển ... hạn chế chức năng đa dạng hóa và phòng ngừa rủi ro của TTCK Việt Nam. - Số lượng hàng hóa (chứng khoán) nhiều nhưng chất lượng còn thấp, đơn cử như số
lượng công ty niêm yết trên HSX là gần 400 công ty chiếm trên 50% số lượng công ty niêm yết nhưng giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch bình quân chỉ chiếm khoảng 20% tổng giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch bình quân thị trường.
- TTCK giao dịch không ổn định, có thời kỳ phát triển nóng như 2007 tuy nhiên cũng có thời kỳ suy giảm như 2012 khi giá trị giao dịch chỉ còn 2% so với GDP.
- Các yếu tố về cơ sở hạ tầng của TTCK như khuôn khổ pháp lý, khả năng can thiệp của nhà nước, hệ thống công nghệ thông tin, dịch vụ do CTCK, SGD cung cấp, trình độ quản lý của UBCK NN… mới chỉ phát triển ở mức trung bình, đặc biệt là tính minh bạch của TTCK.
Chương 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN TTCK VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam
Nhận thức được vai trò quan trọng của TTCK đối với nền kinh tế vào tháng 3/2012 Chính Phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam 2011 – 2020 với mục tiêu cụ thể như sau:
- Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa trị trường cổ phiếu đạt khoảng 70% GDP vào năm 2020;
- Đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế;
- Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích đầu tư nước ngoài dài hạn và đào tạo nhà đầu tư cá nhân.
- Tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán thông qua tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán
3.2. Một số khuyến nghị về vấn đề phát triển TTCK Việt Nam
Trên cơ sở phân tích sự phát triển của TTCK được trình bày ở chương 2 đề tài đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển TTCK Việt Nam như sau:
Về vấn đề quy mô và thanh khoản thị trường:
- Chính phủ nên đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước không cần kiểm soát có hoạt động kinh doanh tốt, tiềm năng tăng trưởnghoặc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được phép năm giữ ở CTCP nhằm tăng hàng hóa chứng khoán và tăng chất lượng chứng khoán cho thị trường;
- Xây dựng lộ trình để phát triển các chứng khoán phái sinh, trái phiếu doanh nghiệp nhằm tăng sự lựa chọn để đa dạng hóa đầu tư và hạn chế rủi ro khi đầu tư.
- Tăng cường hoạt động của các định chế trung gian như các dạng quỹ đầu tư, quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư theo chỉ số, kiểm soát và thu hút các luồng vốn đầu tư quốc tế nhằm phát triển nhà đầu tư tổ chức.
- Cần có cơ cấu kinh tế vĩ mô thích hợp như kiểm soát lạm phát, lãi suất, tỷ giá, chính sách kinh tế ổn định, khung pháp lý và quy định thích hợp rõ ràng, đảm bảo môi trường cho thị trường tài chính phát triển.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chuẩn mực và giám sát trên TTCK nhằm mục đích tăng tính minh bạch của thông tin trên TTCK, tăng khả năng xử phạt can thiệp của nhà nước trên thị trường thúc đẩy TTCK phát triển.
- Cơ quan chức năng cần có đầy đủ hệ thống phòng ngừa rủi ro, xử lý sự cố, đặc biệt là cho hệ thống thanh toán để đảm bảo cho TTCK hoạt động hiệu quả, an toàn.
- Đảm bảo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho TTCK phát triển; tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ của cơ quan chức năng.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách cho việc thành lập và hoạt động của tổ chức tín nhiệm trên TTCK Việt Nam, thúc đẩy minh bạch thông tin và đánh giá chất lượng hàng hóa trên TTCK.
KẾT LUẬN
Sự ra đời của TTCK tại Việt Nam là một quá trình tất yếu của tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Mặc dù TTCK vẫn còn nhiều hạn chế nhưng sự ra đời của TTCK Việt Nam đã tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước. Kích cỡ, sự đa dạng của hàng hóa, tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ và cần thời gian để phát triển với các nước trong khu vực cũng như thế giới.
Để TTCK Việt Nam lớn mạnh phát triển cần thu hút nguồn vốn đầu tư vào thị trường đặc biệt là dòng vốn đầu tư nước ngoài. Tái cấu trúc TTCK là cần thiết để tăng tính hấp dẫn của TTCK Việt Nam. Bởi vì TTCK phát triển bền vững mới phát huy hiệu quả vai trò và chức năng đối với nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. Là công cụ dẫn vốn cho nền kinh tế, giảm vai trò đầu tư công, giảm áp lực cho tín dụng ngân hàng, tạo thuận lợi cho tiến trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước cũng như tái cấu trúc nền kinh tế.
1. Bank of International Settlements (BIS), 2012,Principle for financial market infrastructures, BIS.
2. International Finance Corporation (2009), Finacial Infrastructure: Building access through transparent and stable financial system, World Bank (WB).
3. International Capital Market Association (2011), Principles for financial market infrastrucutre, BIS.
4. Ross Levine, Sara Zervos (1996), Stock market development and Long-run Growth, WB.
5. Vũ Thị Kim Liên (2012), Phát triển và hoàn thiện TTCK Việt Nam trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống tài chính.
WEBSITE THAM KHẢO
1. www.hsx.vn 2. www.hnx.vn 3. www.ssc.gov.vn 4. www.google.com.vn 5. Cafef.vn 6. www.ndh.vn.
Bài nghiên cứu: Đánh giá mức độ phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế
1. Phương pháp sử dụng để nghiên cứu có phù hợp không?
Phương pháp nghiên cứu của tác giả phù hợp với đề tài nghiên cứu.
2. Hình thức và kết cấu của bài nghiên cứu
Hình thức trình bày đầy đủ như quy định của bài nghiên cứu cao học. Kết cấu hợp lý đối với đề tài nghiên cứu.
3. Các số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu
Số liệu trong bài nghiên cứu phần lớn tập hợp từ World Bank, số liệu được xử lý và trình bày trong báo cáo hợp lý. Một số số liệu từ HOSE và HNX là hình ảnh, số liệu được tham khảo từ nguồn nghiên cứu khác.
Số liệu khảo sát rất ý nghĩa với bài nghiên cứu.
4. Nội dung của bài nghiên cứu
Cơ sở lý luận rõ ràng, chi tiết theo đề tài nghiên cứu. Phần liên hệ thực tiễn để phân tích , đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam bằng các chỉ tiêu được dẫn dắt trên phần cơ sở lý luận. Nội dung phân tích được trình bày rõ ràng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu không thực sự có nhiều ý nghĩa về mặt khoa học, chủ yếu tập trung dưa trên cơ sở lý luận được tập hợp từ các nghiên cứu trước đó, từ đó tập hợp số liệu để phân tích dưa trên lý luận có sẵn. Điều này hỗ trợ các nghiên cứu khoa học trước đó được chứng minh trên thị trường Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu cho thấy các điểm tích cực và tiêu cực của thị trường chứng khoán Việt Nam, cho thấy quá trình phát triển của thị trường so sánh với các thị trường lân cận. Từ đó có thể cho nhận xét tương đối làm nền tảng động lực cho việc hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển hơn nữa từ các cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền.
6. Các điểm khuyến nghị bổ sung, sửa chữa
Phần 3 của bài nghiên cứu có thể bổ sung thêm nội dung của tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó thị trường chứng khoán là một phần quan trọng trong quá trình tái cấu trúc. Qua diễn đàn kinh tế mùa thu 2014, thì việc tái cấu trúc hiện rất cấp bách bởi vì quá trình hội nhập quốc tế như TPP, AEC… đang dần tới giai đoạn cuối. Vì thế các biện pháp và hành động cần thực hiện đối với thị trường chứng khoán có tác động qua lại như thế nào đến tái cấu trúc các mặt của nền kinh tế nên được thảo luận trong bài nghiên cứu.
7. Kết luận
Đề tài nghiên cứu phù hợp, nội dung trình bày tương đối đầy đủ, cách trình bày và kết cấu theo quy định của một bài nghiên cứu Thạc sĩ. Bên cạnh đó, bài nghiên