b) Mô phỏng khi hệ thống kết nối SVC
4.2.2. Mô hình sử dụng bộ lọc tích cực kết hợp SVC
Theo tiêu chuẩn về thành phần sóng hài trên lưới điện IEEE std 519 (tham khảo chương 2 về nội dung tiêu chuẩn), với hệ thống điện được sử dụng với mục đích đặc biệt, hệ số sóng hài cho phép là THD không được vượt quá 5%. Đối chiếu với kết quả mô phỏng ở trên, ta có thể thấy bộ lọc tích cực không những thực hiện được nhiệm vụ lọc sóng hài bậc cao như ở hệ SVC mà nó còn thực hiện rất tốt nhiệm vụ này khi hệ số THD trên lưới luôn được đảm bảo nhỏ hơn 3%. Kết quả khả quan này cho phép ta nghĩ tới việc ứng dụng rộng rãi bộ lọc tích cực cho lưới điện nước ta.
Sơ đồ mô phỏng sự kết hợp bộ lọc tích cực với SVC được thể hiện trong hình 4.21.
Các khối chức năng trên sơ đồ vẫn được giữ như trong mô hình mô phỏng hệ thống bù tĩnh SVC; bộ lọc tích cực được mắc song song với hệ thống bù tĩnh có điều khiển SVC ban đầu. Do công suất của các thiết bị bán dẫn bị hạn chế bởi giới hạn dòng
và áp nên bộ lọc tích cực chưa thể thay thế toàn bộ các bộ lọc thụ động mà chỉ có thể thay thế một trong các bộ lọc hay góp phần lọc sóng hài cùng các bộ lọc thụ động.
Hệ thống điện này có điện áp nguồn được điều khiển thay đổi theo thời gian, tại các thời điểm nhất đinh (0,1s; 0,4s; 0,7s) nguồn sẽ cấp những giá trị điện áp khác nhau (1,025pu; 0,92 pu; 1,0 pu) từ đó tạo ra những biến động về điện áp trên lưới. Nhiệm vụ của hệ thống SVC-AF này là thực hiện ổn định điện áp trên lưới đồng thời lọc các thành phần sóng hài bậc cao của tải, và sóng hài sinh ra do chính khối TCR.
Hình 4.21. Bộ lọc tích cực sử dụng cùng thiết bị SVC
Nhằm tìm hiểu ưu điểm của sự kết hợp này, ta tiến hành phân tích hai trường hợp sau: bộ lọc tích cực không được nối với hệ thống SVC và bộ lọc tích cực mắc song song hệ thống SVC, thu được kết quả mô phỏng về dòng điện và điện áp.