Tổ chức hoạch toán kinh tế trong nhà máy.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 32 - 34)

Hoạch toán kinh tế là phương pháp tô chức hoạt động sản xuất - kinh tế của nhà máy nhằm tạo ra lợi nhuận, phát triển sản xuất, hoàn thành các nhiệm vụ, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần của toàn thể cán bộ công nhân viên nhà máy.

Bản chất của tô chức hoạt động của nhà máy trên cơ sở hoạch toán kinh tế là: mỗi người lao động thực hiện nhiệm vụ của mình cần phải tiết kiệm chi phí sản xuất, tuân theo chế độ kinh tế, sử dụng tối đa thời gian lao động của mình để đảm bảo hiệu quả kinh tế của nhà máy

Tô chức hoạt động của nhà máy trên cơ sở hoạch toán kinh tế toàn phần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

- Thanh toán được vốn sản xuất - Tự chủ về kinh tế

- Đảm bảo lợi nhuận của tất cả các bộ phận sản xuất - Trách nhiệm và quyền lợi vật chất của người lao động - Tạo điều kiện để người lao động tham gia vào quản lý sản xuất - Tô chức quản lý nhà máy trên cơ sở tập chung dân chủ. Những nguyên tắc này cũng được sử dụng để tô chức hoạt động cho cả ngành công nghiệp (các cơ sở sản xuất) và các viện nghiên cứu.

Tô chức hoạch toán kinh tế của nhà máy và của các bộ phận trong nhà máy là khác nhau. Hoạch toán kinh tế của nhà máy có nhiệm vụ chế tạo sản phẩm cho khách hàng, sử dụng vốn vay của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận, Các phân xưởng trao đôi bán thành phẩm cho nhau mà không cần thanh toán, quan hệ giữ các phân xưởng được xác định bằng kế hoạch của nhà máy và của các phân xưởng không có nhiệm vụ chế tạo ra sản phẩm.

Hiệu quả hoạt động của các phân xưởng được đánh giá theo mức độ giảm giá thành sản xuất hoặc theo tông lợi nhuận của nhà máy.

Sử dụng nguyên tắc hoạch toán kinh tế trong quản lý nhà máy đòi hỏi phải thành lập ở nhà máy hệ thống sản xuất và quản lý riêng, đó là cơ cấu hoạch toán kinh tế bên trong (thuộc các bộ phận khác nhau của nhà máy). Cơ cấu này có những thành phần cơ cấu sau đây:

- Tự chủ về sản xuất và tài sản của các bộ phận trong nhà máy, xác định rõ chức năng, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bộ phận sản xuất, của từng người lanh đạo và từng công nhân thuộc các bộ phận đó.

- Lập kế hoạch kinh tế - kỹ thuật, xác định nhiệm vụ sản xuất, vị trí và vai trò của từng bộ phận sản xuất trong việc thực hiện kế hoạch

của nhà máy. Cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng để theo đó có thể lập kế hoạch, tính toán và đánh giá công việc của từng bộ phận sản xuất (hay bộ phận hoạch toán kinh tế).

- Định mức chi phí lao động và chi phí vật tư, xác định số lượng vật liệu sản xuất và bán thành phẩm được chuyển giao từ phân xưởng này sang phân xưởng khác.

- Hoạch toán kinh tế và các tính toán chính xác phải phản ánh đúng thực trạng sản xuất, đồng thời phản ánh đúng đóng góp thực tế của từng bộ phận sản xuất vào kết quả chung của nhà máy.

- Điều chỉnh mối quan hệ giữa các bộ phận hoạch toán kinh tế (bộ phận sản xuất)

- Phân tích hoạt động và kiểm tra kết quả công việc của từng bộ phận sản xuất, đánh giá khách quan kết quả hoạt động của từng bộ phận này và nhanh chóng chuyển thông tin kết quả tới mọi người lao động của bộ phận sản xuất.

- Khuyến khích bằng vật chất và tinh thần đối với những kết quả tốt đẹp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật nghiên cứu phương pháp tổ chức sản xuất trong các nhà máy cơ khí (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w