Tiến hành thử nghiệm với modem PLC IOGEAR GHPU01

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc tính kênh truyền tốc độ cao và sự truyền dẫn thông tin đa sóng mang trên mạng điện lực (Trang 72 - 75)

Modem GHPU01 của hãng IOGEAR là một modem đa sóng mang hoạt động ở dải tần CENELEC với tốc độ bit cực đại tới 12Mbps và khoảng cách truyền tối đa là 300 mét. Modem này cho phép chúng ta kết nối các máy tính trong một căn phòng thành một mạng nội bộ và từ đó cho phép ta có thể truy cập, trao đổi dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Modem GHPU01 có thể được cài đặt trên nền các hệ điều hành thông dụng như Windows 98, 98SE, ME, 2000 và XP. Các modem này có hai cổng kết nối, một cổng kết nối với máy tính qua cổng USB và một cổng kết nối với mạng điện lực. Hình 2.23 là sơ đồ kết nối giữa hai máy tính với nhau qua mạng điện lực và qua modem GHPU01.

Hình 2.23: Sơ đồ kết nối giữa hai máy tính qua mạng điện lực và modem PLC Chúng ta có thể sử dụng modem để kết nối và xây dựng mạng máy tính trong một căn hộ thành một mạng nội bộ và có thể truy cập và trao đổi dữ liệu dễ dàng giữa các máy tính . Hình 2.24 là màn hình của một máy tính trong khi đang truy cập

Điện lưới Modem PLC GHPU01 Modem PLC GHPU01

Hình 2.24: Hình ảnh màn hình của một máy tính khi đang truy cập vào máy tính le1

a

b

Hình 2.25: Một máy tính đang chạy chương trình multimedia trực tiếp trên một máy tính khác

Việc truyền dữ liệu giữa các máy tính cho chất lượng rất cao thậm chí ta có thể truyền multimedia trực tiếp giữa các máy tính. Hình 2.25 a và b là hình ảnh về truyền multimedia trực tuyến giữa hai máy tính qua mạng điện lực.

Như vậy ta có thể thấy rằng mạng điện lực trong phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Điện tử & Viễn thông có thể sử dụng được cho mục đích truyền thông với chất lượng rất tốt.

2.7. Kết luận

Các phép đo được thực hiện cho thấy rằng nhiễu biểu thị trên mạng điện lực là không dừng. Mức độ và hình dáng của các nhiễu đo được ở các điểm đo khác nhau là giống nhau. Mức độ và phổ của các loại nhiễu này phụ thuộc vào số lượng của thiết bị điện nối hoặc không nối với mạng điện, phụ thuộc vào trạng thái hoạt động hoặc không hoạt động của nó. Các phép đo hàm truyền được thực hiện với các cấu hình khác nhau cho thấy rằng không thể mô hình hoá một kênh PLC. Hàm truyền giữa hai ổ cắm của PLC cũng không dừng trong tín hiệu có sự biến đổi các hoạt động của thiết bị nối trong mạng. Sự thay đổi của hàm truyền của loại kênh này rất chậm. Điều này cho phép ta coi loại kênh này như một loại kênh dừng trong thời gian truyền dẫn. Các hàm truyền cũng có có độ bằng phẳng trong phạm vi đủ nhỏ cho một kênh con. Sự sai khác trên dải của kênh con là nhỏ hơn 1dB. Nếu chuẩn ETSI liên quan đến công suất cực đại có thể được phát trong dải đã cho có giá trị thì việc truyền dẫn tốc độ cao với nhiều Mega bít/s là khả dĩ. Một điều thú vị cần ghi nhận là sự truyền dẫn giữa hai pha khác nhau của mạng có thể được thực hiện và hàm truyền của nó được biển thị trong hình 2.18-f. Cùng với những kết quả đã thử với modem đa sóng mang GHPU01 chúng ta có thể thấy rằng mạng điện lực trong phòng thí nghiệm của Trung tâm nghiên cứu Điện tử & Viễn thông nói riêng và mạng điện áp thấp ở Việt Nam nói chung có thể sử dụng được cho mục đích truyền thông tin với chất lượng tốt.

Chương 3: HỆ THỐNG THU PHÁT VÀ TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU SỐ.

Chương này trình bày các khái niệm kỹ thuật của một hệ thống thu phát và truyền dẫn số sử dụng các kỹ thuật điều chế đa sóng mang. Trước tiên trình bày sơ đồ nguyên lý của một hệ thống thu phát và truyền dẫn số và giải thích nguyên tắc hoạt động của mỗi khối. Giải thích các kỹ thuật điều chế đa sóng mang OFDM/DMT một cách tổng quát.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các đặc tính kênh truyền tốc độ cao và sự truyền dẫn thông tin đa sóng mang trên mạng điện lực (Trang 72 - 75)