Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với mặt hàng thép nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội (Trang 26 - 30)

TỪ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ HÀ NỘI 3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Kim khí Hà Nộ

3.2Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nộ

độ chuyên môn

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

3.2 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội Nội

3.2.1: Tình hình sản xuất kinh doanh

Do sự biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là do xu hướng hội nhập kinh tế nên ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thép. Không chỉ có các doanh nghiệp trong ngành mà hiện còn có các doanh nghiệp ngoài ngành, các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nước ngoài cũng tham gia kinh doanh trên thị trường này. Chính vì vậy, trong những năm gần đây công ty đã gặp nhiều khó khăn trên thị trường.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội từ năm 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nhìn vào kết quả trên ta thấy, trong ba năm liên tiếp tốc độ phát triển của công ty có phần không ổn định. Cụ thể: so với năm 2011, doanh thu năm 2012 giảm 6,5%, doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 12,48%. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là 14.201 triệu đồng, năm 2012 là 11.845 triệu đồng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2013 tăng so với năm 2012 lên mức 14.849 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2012 thị trường thép thế giới có nhiều biến động về giá làm ảnh hưởng đến họat động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đặc biệt là việc Công ty thực hiện mua nhiều lô hàng với mức giá cao trong khi bán ra với mức giá thấp hơn mức giá mua vào do sự sụt giá trên thị trường.

3.2.2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Bảng 3.3: Kết quả tiêu thụ sản phẩm kim khí qua các năm

Đơn vị tính: Tấn

Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm thép qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm thép của Công ty có nhiều biến động song biến động theo xu hướng tăng về sản lượng tiêu thụ. Lượng thép tiêu thụ vào năm 2011 là 113.459 tấn, năm 2012 lại tiêu thụ với số lượng nhỏ hơn là 96.993 tấn, năm 2013 thì tăng số lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể là 160.221 tấn. Năm 2012 lượng thép tiêu thụ giảm hơn so với năm 2011 bởi vì nguyên nhân chính là biến động giá thép trên thị trường thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường. Đặc biệt, Trung Quốc là nhà cung cấp sản phẩm thép chủ yếu cho Công ty nói riêng và thị trường thép Việt Nam nói chung luôn gây biến động về giá. Sang năm 2013, lượng thép tiêu thụ của Công ty tăng hơn hai năm 2011 và 2012 là do sự phát triển của ngành công nghiệp khai khoáng

trong nước nên chúng ta dần chủ động được nguồn phôi thép để sản xuất song vẫn phải nhập khẩu một lượng khá lớn.

3.2.3: Hoạt động nhập khẩu thép của Công ty

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần Kim khí Hà Nội là mặt hàng thép nhập ngoại. Sản phẩm Công ty nhập khẩu là phôi thép và các sản phẩm thép thương phẩm. Các mặt hàng chiếm tỷ trọng cao là phôi thép, thép tấm và thép lá. Ngoài ra để đa dạng hóa mặt hang nhập khẩu, công ty cũng nhập khẩu một số mặt hàng thép khác như thép hình, thép tròn xây dựng…. Công ty chủ yếu nhập khẩu thép từ các đối tác như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc…Trong đó Trung Quốc là thị trường chiếm tỷ trọng nhập khẩu thép lớn nhất của Công ty bởi lý do rất thuận lợi trong vận chuyển và giá rẻ, đồng thời chất lượng ngày càng được cải thiện.

Bảng 3.4: Tình hình nhập khẩu thép của Công ty từ Trung Quốc năm 2011-2013

Năm 2011 2012 2013 1. Thép lá (tấn) 10.841 8.467 9.145 2. Thép tấm (tấn) 7.249 5.934 6.062 3. Phôi thép (tấn) 5.948 3.127 3.178 4. Loại khác (tấn) 4.944 1.339 1.661 5. Khối lượng (tấn) 28.982 18.867 20.046 6. Giá trị (triệu đồng) 213.156 80.196 106.243

Nguồn: Phòng kinh doanh

Trung Quốc đã và đang trở thành đối tác lớn nhất của công ty, tuy tình hình kinh doanh tại thị trường này có khó khăn trong năm 2012 với khối lượng nhập giảm 34,9%, giá trị nhập giảm 62% so với năm 2011. Nguyên nhân chính vẫn là biến động giá trên thị trường thế giới, nhưng sức phát triển của thị trường này có thể thấy là rất lớn vì chất lượng thép nhập từ Trung Quốc là đảm bảo yêu cầu cung ứng trong nước và ngày càng được nâng cao trong khi giá rẻ và chi phí vận chuyển rất thấp. Tình hình năm 2013 đã chứng minh cho điều đó.

Các nhà cung cấp lớn tại thị trường Trung Quốc của Công ty là Shagang, Taiyuan Iron & Steel Co. (Tisco), Wuyang Iron and Steel Co. (Wugang).

Tại thị trường này, việc giao dịch giữa công ty với các bạn hàng Trung Quốc vẫn chủ yếu là giao dịch trực tiếp không qua trung gian. Vận tải đường sắt là phương thức vận tải tối ưu nhất, tiết kiệm được chi phí, hạn chế rủi ro được công ty lựa chọn.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro trong quá trình thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ đối với mặt hàng thép nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Công ty cổ phần kim khí Hà Nội (Trang 26 - 30)