Chương trình tính bao đóng và kiểm tra tính BCNF của sơ đồ quan
hệ được xây dựng trên VISUALBASIC 5.0 trong môi trường WINDOWS
Cho nêu chương trình tận dụng được những ưu điểm của WINDOWS .
Bước1: Xây dựng các Form
Chương trình gồm 7 Form
1). Form chính (FrmMain)
Form này cho phép chọn các chức năng của hệ thống như: - Nhập vào một sơ đồ quan hệ (Nhập S).
- Tính bao đóng từ một sơ đồ quan hệ đã cho (Bao đóng).
- Hiển thị kết quả của chương trình có nghĩa là hiển thị kết quả bao đóng
(A+) và BCNF của sơ đồ quan hệ đã cho (Hiển thị).
- Hướng dẫn sử dụng chương trình (Trợ giúp) - Và cuối cùng là thoát khỏi chương trình ( Thoát).
2) Form nhập s = < R, F > (FrmNhaps)
Form này gồm các chức năng sau:
♦ Nhập vào một sơ đồ quan hệ s = < R, F >, hay nói cách khác là: + Nhập vào tập thuộc tính R = {A1, A2, ..., An}, với n = {1,2,3,4,5,6,7,8,9,10}, tức là tập thuộc tính R tối đa là 10 phần tử.
+ Nhập vào tập phụ thuộc hàm F = {{ A1} → {B1},..., {At → Bt}} với t = {1, ..., 10}, tức là tập phụ thuộc hàm chỉ tối đa là 10 phụ thuộc hàm.
♦ Cho phép nhập, sửa, xoá, nhập lại sơ đồ quan hệ.
3). Form tính bao đóng (FrmBdong).
Form này thực hiện chức năng tính bao đóng từ sơ đồ quan hệ đã cho ( các bước tính chỉ giới hạn 10 bước )
4). Form tính BCNF (FrmBCNF).
Form này làm nhiệm vụ kiểm tra sơ đồ quan hệ đã nhập có phải là BCNF hay không?.
5). Form hiển thị ( FrmHiểnthị ).
Chức năng của Form này là hiển thị kết quả tính bao đóng và BCNF.
6). Form giúp đỡ ( FrmHelp ). 7). Form hướng dẫn sử dụng.
Hai Form (6) và (7) chứa nội dung chi tiết hướng dẫn người sử dụng sử
Bước 2:Hiển thị các Form 1). Form chính (FrmMain)
Khi bắt đầu chạy chương trình màn hình sẽ suất hiện Form chính của chương trình như sau:
Khi Form này mới suất hiện thì các nút Bao đóng, BCNF, Hiển thị chưa được kích hoạt (mờ).
- Bấm nút NhậpS: Sau đó sẽ suất hiện một Form để bạn nhập vào một sơ đồ quan hệ.
- Bấm nút Trợ giúp : Sau đó sẽ suất hiện một Form Giúp bạn cách sử dụng chương trình.
- Bấm vào nút Thoát: Sau đó chương trình được đóng lại.
- Trong trường hợp này nếu chúng ta bấm vào nút NhâpS, sau đó trên màn hình sẽ suất hiện Form sau:
Giả sử chúng ta nhập vào một sơ đồ quan hệ như trên sau đó chúng ta bấm vào nút Trở về, lúc này chương trình lại quay trở lại Form chính.
Lúc này trên Form chính hai nút Bao đóng và BCNF sẽ được kích hoạt (sáng lên).
Sau đó chúng ta ấn vào nút Bao đóng hay nút BCNF tùy ý, nếu chúng Form Bao đóng sẽ suất hiện như sau:
Nếu chúng ta tính bao đóng của { A6}, thì kết quả sẽ là như trên màn hình.
Nếu chúng ta bấm vào nút BCNF thì Form Kiểm tra sơ đồ quan hệ có phải là BCNF hay không sẽ suất hiện như hình sau:
Sau đó chúng ta ấn vào ô chọn BCNF ở cuối màn hình sẽ suất hiện kết quả của sơ đồ quan hệ
Khi mà chúng ta đã tính song bao đóng và BCNF rồi, ở Form chính nút Hiển thị sẽ được bật sáng, nếu chúng ta bấm vào nút đó thì Form hiển thị sẽ suất hiện như sau:
Trên Form Hiển thị suất hiện kết quả bao đóng và BCNF của sơ đồ quan hệ.
Trong bài luận văn này, đã trình bầy được những kiến thức, những khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ như là quan hệ, phụ thuộc hàm, khoá,...và một số thuật toán thiết kế chúng, đồng thời cũng trình bầy được các dạng chuẩn trong hệ cơ sở dữ liệu hiện có và các thuật toán liên quan đến dạng chuẩn.
Về phần chương trình tính bao đóng và kiểm tra tính BCNF của sơ đồ quan hệ tuy đã đáp ứng được yêu cầu, song chưa được thực sự tối ưu.
Vì thời gian eo hẹp và vốn kiến thức hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy và các bạn .
1. Cơ sở dữ liệu kiến thức và thực hành - PGS Vũ Đức Thi - Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội 1997
2. Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ - Lê Tiến Vương - Nhà xuất bản thống kê - Hà Nội 1999