Đánh giá hiệu năng của các giải pháp tách tín hiệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu năng của các phương pháp tách sóng trong hệ MC - CDMA (Trang 75 - 77)

Hiệu năng của các giải pháp thu được bằng mô phỏng sử dụng phương pháp Monte-Carlo. Trên hình 4.5 chỉ ra đường cong tỉ lệ lỗi bit trung bình BER thông qua tính tỷ lệ tín trên tạp (SNR) theo dB của hệ thống MC-CDMA với các giải pháp cân bằng EGC, MRC, MMSEC với số người dùng trong hệ thống là 32, 8 kênh và chiều dài mã Walsh là 64. Kết quả mô phỏng cho hệ MC-CDMA không sử dụng mã sửa lỗi. Tín hiệu dữ liệu nguồn được điều chế QPSK độc lập, trải phổ, và được truyền trên các sóng mang tại đầu phát, sau tín hiệu được đưa qua kênh truyền phading Rayleigh. Chúng ta giả thiết rằng, có thể ước lượng được đáp ứng tần số tốt và máy thu đã biết ma trận kênh H, do vậy ta có thể tính trực tiếp ma trận nghịch đảo.

Hình 4.5 biểu thị hiệu năng của hệ thống MC-CDMA khi có một nửa số người dùng cùng hoạt động trong hệ thống này (tức là số người dùng bằng ½ độ dài mã trải phổ Walsh-Hadamard

4 6 8 10 12 14 16 18 20 10-4 10-3 10-2 10-1 100 SNR (dB) A v e ra g e B E R

BER with EGC BER with MRC BER with MMSEC

Hình 4.5: So sánh BER của hệ thống MC-CDMA theo 3 phương pháp tổ hợp khác nhau: EGC, MRC, MMSEC: K=32, N=8, L=64

Khi sử dụng giải pháp tổ hợp tỷ số cực đại MRC, hiệu năng của hệ thống tồi nhất. Giải pháp này chỉ cho hiệu suất BER nhỏ nhất trong trường hợp hệ thống có một người dùng, vì khi số người dùng tăng thì sự mất tính trực giao của mã Walsh sẽ gây ra nhiễu, và nhiễu này được nhân lên trong quá trình tổ hợp.

Giải pháp EGC không làm tăng tạp âm nhưng lại không tính đến nhiễu MAI gây ra do mất trực giao giữa các tín hiệu người dùng dẫn đến lỗi nền cao. Vì giải pháp này không làm tăng nhiễu nên nó có thể giữ hiệu suất BER ở mức chấp nhận được nếu đồng bộ các sóng mang con.

Giải pháp MMSEC trên sóng mang cho ta hiệu năng của hệ thống tốt nhất trong các kỹ thuật tách sóng trên, mặc dù giải pháp này yêu cầu biết tổng số người dùng đang hoạt động trong hệ thống và biết công suất nhiễu. Sở dĩ giải pháp MMSEC có hiệu năng tốt hơn là do giải pháp này tránh được việc tăng cường thêm tạp âm ở những vùng có tỷ số SNR thấp và khôi phục được sự trực giao giữa các tín hiệu của người dùng ở vùng có tỷ số SNR cao.

Hình 4.6 minh họa hiệu suất BER của hệ thống MC-CDMA sử dụng giải pháp MMSEC có cải thiện đáng kể khi số kênh thu xếp được nhỏ hơn 8. Đó là nguyên nhân mà giải pháp này thể tổ hợp tất cả năng lượng tín hiệu thu được nằm rải rác trên miền tần số một cách có hiệu quả. Do đó, giải pháp MMSEC được chọn là giải pháp cho hiệu suất BER tốt nhất.

4 6 8 10 12 14 16 18 20 10-4 10-3 10-2 10-1 100 SNR (dB) A v e ra g e B E R

8 paths, Nu=64 user 4 paths, Nu=64 user

Hình 4.6: So sánh BER của hệ thống MC-CDMA sử dụng phương pháp tách sóng MMSEC với số kênh khác nhau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiệu năng của các phương pháp tách sóng trong hệ MC - CDMA (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)