điểm sáng.
3.3.3.1 Tiết giảm công suất sử dụng chấn lưu 2 mức công suất
Hình 32:Sơ đồ chấn lưu 2 mức công suất.
Nguyên lý hoạt động giống như chấn lưu sắt từ thường nhưng có thêm một đầu ra. Được thiết kế với 2 công suất ra.
Ưu điểm: Giá thành rẻ, độ chống chịu với môi trường thời tiết cao, kể cả điều kiện thời tiết khắc nghiệt như ở Việt Nam. Dễ dàng lắp đặt bảo trì
Nhược điểm: số mức tiết giảm cố định (chỉ có 1 mức tiết giảm), do vẫn dựa trên nguyên lý cũ của chấn lưu sắt từ nên vẫn có tổn hao về điện dù đã được nhiều hãng nghiên cứu và tối ưu hoá thiết kế.
3.3.3.2 Tiết giảm công suất sử dụng bộ cắt pha Triac
Hình 33: Sơ đồ chấn bộ cắt pha Triac.
Dựa trên nguyên lý cắt pha bằng triac. Mục đích là giảm điện thế hiệu dụng qua đó giảm công suất tiêu thụ trên đèn.
Ưu điểm: Giá thành tương đối rẻ, dễ sản xuất, có nhiều mức tiết giảm công suất hơn sử dụng ballast sắt từ.
Nhược điểm: Do cắt pha nên dạng xung của điện áp đầu ra bộ tiết giảm bị méo dạng làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị chiếu sáng.
3.3.3.3 Tiết giảm công suất sử dụng các chấn lưu điện tử
Hình 35: Chấn lưu điện tử có khả năng tiết giảm của hãng Romlight.
Đây là công nghệ hoàn toàn khác biệt. Đang được các hiệp hội và các tổ chức chiếu sáng khuyến cáo sử dụng để đạt được độ khả năng tiết kiệm điện năng là tối ưu nhất.
Chấn lưu hoạt động dựa trên nguyên lý tương tự các bộ biến tần.
Ưu điểm: Hiệu suất chiếu sáng cao. Có nhiều mức tiết giảm công suất. Dạng sóng ra không bị méo dạng, giữ được tuổi thọ của đẹn. Tiết kiệm năng lượng ở mức tối ưu.
Nhược điểm: Giá thành tương đối cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam. Khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt còn hạn chế.
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIÊN ĐIỂM SÁNG TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ĐÔ THỊ