Kết quả thực hiện hệ thống trên các bo mạch DSP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng máy thu tín hiệu số dựa trên vi mạch TMS320C6713 (Trang 39 - 46)

Luận văn tập trung vào việc xây dựng máy thu (trên nền tảng đã thiết kế hệ thống phát trước đó) sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM, mô hình truyền dẫn của kênh truyền, phân tích tỷ lệ lỗi bit và tốc độ truyền dẫn để chuẩn bị tốt nhất cho việc đưa tín hiệu OFDM lên cao tần. Đồng thời, luận văn cũng dựa trên phương pháp đồng bộ mới để tăng hiệu suất trong việc truyền dữ liệu. Trên cơ sở đó, luận văn đã đạt được những kết quả sau :

 Xây dựng thành công hệ thống thu OFDM trên card TMS320C6713 khi đã tiến hành xây dựng hệ thống phát trước đó.

 Truyền multimedia như file text, ảnh với giao diện được xây dựng và thiết kế bằng ngôn ngữ Visual Basic 2005.

 Đo được tín hiệu trong miền thời gian bằng Matlab, DSP,và ossilosope

 Đo được phổ tần số OFDM.

 Đưa ra kỹ thuật ghép nối bộ nhớ để tối ưu bộ nhớ DSP.

Trong quá trình thử nghiệm hệ thống trên bo mạch thực tế, luận văn đã xây dựng giao diện thu và phát dựa trên ngôn ngữ Visual Basic để thực hiện quy trình truyền nhận dữ liệu thông qua việc lựa chọn dữ liệu từ máy tính và lưu trữ dữ liệu trên máy tính nhận.

Đồng thời, để kiểm chứng một số kết quả thực tế thì luận văn cũng tiến hành mô phỏng bài toán trên Matlab và CCS để thay đổi cũng như đánh giá cho hệ thống thực tế trên bo mạch.

Hình 5-1 Giao diện thu phát của hệ thống truyền dữ liệu vô tuyến

Sau đây là các kết quả mô phỏng bằng phần mềm CCS và Matlab trước khi thực hiện hệ thống trên các bo mạch số DSP (nhận thấy dạng tín hiệu tại 2 phép mô phỏng này là khá giống nhau)

Thời gian(μs) (a)Tín hiệu trên kênh truyền được mô phỏng

bằng Matlab

(b)Tín hiệu trên kênh truyền được vẽ trên DSP

(c)Tín hiệu kênh truyền được đo bằng Osciloscope 600 700 800 900 1000 1100 700 800 900 1000 1100 A(v) 0,10 0,05 0 -0,05 -0,10 A(v) A(v) Thời gian(μs) Thời gian(μs)

Hình 5-2 So sánh dạng tính hiệu giữa CCS và Matlab f(kHz) P (dB) -60 24 0

Hình 5-3 Phổ của tín hiệu đo đƣợc

Dải thông tín hiệu OFDM là 24 KHz do tần số lấy mẫu của DSP là . Một số kết quả truyền file dữ liệu của hệ thống OFDM:

Hình 5-5 Kết quả truyền file ảnh của hệ thống OFDM trên DSP. 5.2 Kết luận chƣơng

Kết quả nghiên cứu tại chương này cũng đã được nêu tại báo cáo [1], [2] cho thấy hệ thống đã sử dụng thuật toán khá tối ưu để đồng bộ, cũng như khối thu phát vô tuyến đã lựa chọn được những tham số phù hợp. Tuy nhiên, để đánh giá kết quả được tốt hơn thì việc tối ưu hệ thống vô tuyến phải được xem xét kỹ hơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Luận văn tập trung vào việc xây dựng modem thu sử dụng kỹ thuật điều chế OFDM, mô hình truyền dẫn của kênh truyền, phân tích tỷ lệ lỗi bit và tốc độ truyền dẫn để chuẩn bị tốt nhất cho việc đưa tín hiệu OFDM lên cao tần. Đồng thời, chúng tôi cũng đề xuất một phương pháp đồng bộ mới để tăng hiệu suất trong việc truyền dữ liệu. Trên cơ sở đó, đề tài đã đạt được những kết quả sau :

 Xây dựng thành công hệ thống máy thu OFDM trên card TMS320C6713 sau khi đã thiết kế khối phát OFDM

 Truyền multimedia như file text, ảnh với giao diện được xây dựng và thiết kế bằng ngôn ngữ Visual Basic 2005.

 Đo được tín hiệu trong miền thời gian bằng Matlab, DSP,và ossilosope

 Đo được phổ tần số OFDM

 Đưa ra kỹ thuật ghép nối bộ nhớ để tối ưu bộ nhớ DSP.

Với mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống máy thu dữ liệu vô tuyến sử dụng công nghệ OFDM cho phát thanh số và truyền số liệu. Luận văn đã xây dựng được hệ thống OFDM áp dụng trên DSPs TMS320C6713, kết nối DSPs với máy tính thông qua giao thức thời gian thực RTDX để thu thập dữ liệu, thiết kế được giao diện kết nối giữa máy tính và DSPs. Việc thử nghiệm thành công với môi trường hữu tuyến là cơ sở để các nghiên cứu tiếp theo của luận văn trên môi trường vô tuyến được thực hiện trong thời gian tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các tài liệu tiếng Việt

[1] Trần Văn Tuyên, “Xây dựng hệ thống máy phát dữ liệu vô tuyến sử dụng công nghệ OFDM cho phát thanh số và truyền dữ liệu”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2011.

[2] Trương Vũ Bằng Giang, “Xây dựng hệ thống thu phát dữ liệu vô tuyến sử dụng công nghệ OFDM cho phát thanh số và truyền dữ liệu”, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Đại học Quốc Gia Hà Nội, Mã số: QG.10.43, 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[3] Nguyễn Văn Đức, Lý thuyết và các Ứng dụng của Kỹ thuật OFDM, Tuyển tập "Kỹ thuật Thông tin số", tập 2, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2006.

[4] Nguyễn Văn Đức, Lý thuyết về kênh vô tuyến, Tuyển tập "Kỹ thuật Thông tin số", tập 3, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, 2006.

2. Các tài liệu tiếng Anh

[1] S.M. Kuo and B.H. Ley, Real-time Digital Signal Processing, Implementations, Applications, and Experiments with the TMS320C55x, John Willey & Sons, 2001.

[2] N. Kehtarnavaz, Real-time Digital Signal Processing Based on TMS320C6000, Elsevier, 2004.

[3] J.J.VD. Beek, M. Sandell and P.O. Borjession, On Synchronization in OFDM Systems Using the Clyclic Prefix, in Proc. the 1996 SNRV and NUTEK Conference on Radio Sciences and Telecommunications in Luleå and Kiruna, 1996: RVK 96.

[4] J.Liu, E. Bergenudd, V. Patmanathan and R. Masson, 2E1367- “Project Course in Signal Processing and Digital Communiaction”, KTH, Stockholm, May 2005.

[5] R. Chassaing, Digital Signal Processing and Applications with the C6713 and C6416 DSK, Wiley-Interscience, 2004.

[6] V.D. Nguyen, V.L. Pham, V.X. Hoang, H.D. Han, H.T. Nguyen, and T.H. Nguyen

“Implementation of an OFDM system based on the TMS320C6416 DSP”, in Proc. 2009 International Conference on Advanced Technologies for Communications, pp. 74-77, Haiphong, Vietnam, Oct. 2009.

Systems”, in Proc. 7th

International Workshop on DSP Techniques for Space Communication, Sesimbra, Portugal, Oct. 2001.

[8] S.B. Weistein, P.M. Ebert, "Data Transmission by Frequency-Division Multiplexing Using the Discrete Fourier Transform", IEEE trans. Communications, vol. 10, pp. 628- 634, Oct. 1971.

[9] T.H. Nguyen, T.H. Nguyen, V.T. Tran, T.V.B.Giang and V.D. Nguyen, “A Scheme of Dual Carrier Modulation with Soft-Decoding for MB-OFDM MIMO Systems”, in Proc. 2011 International Conference on Advanced Technologies for Communications (ATC 2011), pp. 220-223, Danang, Vietnam, Aug. 2011.

[10] V.D. Nguyen, Q.K. Dinh, M.H Nguyen, V.T. Pham, C. Kuperschmidt, T. Kaiser, T.V.B. Giang and T.H Nguyen, “A Synchronization Method for Implementing an OFDM System Based on the TMS320C6416 DSP”, in Proc. 5th International Conference on Ubiquitous Information Management and Communication (ACM ICUIMC 2011), Seoul, Korea, Feb. 2011.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng máy thu tín hiệu số dựa trên vi mạch TMS320C6713 (Trang 39 - 46)