Yêu cầu diện tích chuồng nuôi: + Kích thước: 2 m x 3m

Một phần của tài liệu Tài liệu Những câu hỏi thường gặp trong chăn nuôi trồng trọt - phần 1 doc (Trang 27 - 30)

+ Lợn 2-3 tháng tuổi yêu cầu : 0,4 m2 /con + 3-5 tháng tuổi yêu cầu : 0,8 m2/ con

- Định mức lao động: 1 lao động chăn nuôi : 400 con.

HỎI:Bò nhà tôi đẻ ra một con bê rất đẹp, bò mẹ rất nhiều sữa, bê bú sữa bình thường nhưng đã 10 tháng rồi mà gầy ốm, còi cọc chỉ có da bọc xương. Lông bê xù ra, vùng trước họng, ngực bị phù thũng, có lúc táo bón, ỉa chảy... Xin quý báo cho biết bê bị bệnh gì và cách điều trị?

(Lê Thị Thư thôn 1 xã Thuận Hòa, Hàm Thuận Bắc- Bình Thuận)

ĐÁP:Theo như triệu chứng của con bê này thì có rất nhiều nguyên nhân làm cho bê gầy ốm, còi cọc. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là các bệnh do ký sinh trùng gây nên như bệnh sán lá gan, giun đũa, giun xoăn... Dạng bê từ 8 – 12 tháng tuổi thường hay gặp là bệnh giun xoăn dạ múi khế. Theo chúng tôi bà nên tham khảo về căn bệnh giun xoăn dạ múi khế của bê để phòng và

điều trị sẽ có hiệu quả.

Nguyên nhân: Bệnh giun xoăn dạ múi khế do giun xoăn Hacmonchus Contortus và

Mecistocirus Digitatus gây ra, bệnh gặp phổ biến ở bê dưới một năm tuổi. Nguyên nhân chủ

yếu là do giun xoăn cư trú ở dạ múi khế của bê (dạ dày tuyến) và ruột non, giun xoăn có chiều dài từ 1,5 – 3cm. Cũng nên biết là bê có dạ dày 4 túi (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế). Giun cái đẻ 1 ngày 5000 – 10.000 quả trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện khí hậu thuận lợi nở ra ấu trùng. Các vùng cỏẩm thấp, các vũng nước tù đọng, bẩn là nơi chứa và truyền ấu trùng cho bê thông qua thức ăn, nước uống. Âëu trùng vào cơ thể theo đường tiêu hóa miệng, thực quản xuống dạ dày và từ 2 –3 tuần nở thành giun.

Triệu chứng: Giun xoăn tụ tập từng búi ở dạ múi khế và ruột non để hút chất dinh dưỡng của bê. Chúng bám chắc và chọc thủng niêm mạc dạ dày, làm vỡ mao mạch để hút máu, đồng thời nó tiết ra độc tố làm cho bê gầy ốm, còi cọc dần, bê bị phù thũng vùng trước họng và ngực. Phân bê táo bón, đôi khi bịỉa chảy xen lẫn nhau theo chu kỳ. Khi số lượng giun bị nhiễm trên 1.000 con thì triệu chứng càng thể hiện rõ hơn. Đặc biệt ở mùa khô do thiếu thức ăn, nước uống thì bê trở nên suy dinh dưỡng và bị chết hàng loạt.

Phòng bệnh: Tuân thủ quy trình chăn nuôi nghiêm ngặt, vệ sinh thức ăn, nước uống sạch sẽ. Cho bò ăn khu đồng cỏ sạch, không ẩm thấp, không cho uống nước tù đọng, ủ phân để tiêu diệt trứng giun.

Điều trị: Dùng 1 trong các loại thuốc sau: Levamisol tiêm bắp 1ml/10kg trọng lượng cơ thể, Tayzu tiêm 1g/10kg trọng lượng cơ thể. Menbendazol 8 – 10g/100kg trọng lượng cơ thể. Định kỳ 6 tháng/lần tẩy giun cho gia súc bằng một trong các loại thuốc nêu trên. (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

HỎI:Tôi đang nuôi thỏ giống nhưng không có tài liệu hướng dẫn kĩ thuật. Xin cho tôi biết một số thông tin về kĩ thuật chăn nuôi thỏ (Trần Văn Anh Lan - 38 Trần Huỳnh, TX Bạc Liêu)

ĐÁP:Thỏ là gia súc có nhiều ưu thế: không ăn lương thực của người, đẻ khòe, phát triển nhanh, sản phẩm lại có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu. Thỏ thuộc bộ gậm nhấm (Rodentia), trên thề giới có rất nhiều giống như: Thỏ trắng khổng lố Bauxcat và Flandra (Pháp) trọng lượng 6,5 – 6,8 kg, Thỏ trắng Belie (Pháp), Thỏ trắng Nga (lớn và nhỏ), Thỏ Tân Tây Lan trắng, Thỏ California (Mỹ), Thỏ Chinchila (Anh)… Riêng tại Việt Nam, hiện nay không còn giống thỏ

thuần, phần lớn bị lai tạp, chỉ có 3 giống chính là: thỏ trắng Tân Tây Lan - Việt Nam (nhập từ

Hungari (1978)), thỏ xám Việt Nam, thỏđen Việt Nam.

Người nuôi thỏ cần lưu ý thỏ là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh; khả năng thích ứng với môi trường mới của cơ thể cũng rất kém. Vì vậy khi thay đổi đột ngột nơi nuôi nhốt, thức ăn, thời tiết khí hậu … đều dễ làm thỏ mắc bệnh hoặc chết đột ngột do sự mất cân bằng sinh học trong cơ thể.

Kích thước lồng nuôi thỏ 40 – 50 cm x 90 cm x 60 cm, làm bằng vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền như

tre nứa hoặc sắt thép. Lồng được đặt ở nơi thoáng mát, không khí lưu thông, sạch sẽ. Không nên đặt chuồng thỏở nơi (đã) nuôi heo, gà .. vì dễ ngột ngạt và hôi thối.

Chọn giống: Khi chọn giống lưu ý các chi tiết sau:

Tỷ lệ thụ thai đạt trên 70%, phối giống được 8 lần và đẻđược 5 – 6 lứa trong 1 năm. Số con sơ sinh sống sau 15 giờ phải đạt 6 con trở lên.

Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa (30 – 35 ngày) phải trên 80%.

Loại thải giống khi các chỉ tiêu sinh sản kém, lập lại 2 – 3 lần và mắc bệnh tật lâu ngày không khỏi, thể lực gầy yếu.

Thức ăn:

Thức ăn thô xanh: thỏăn được rất nhiều loại lá cây và quả củ. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thức

ăn cần được lưu ý: thức ăn thô xanh cần rửa sạch bằng nước giếng hoặc nước máy. Các loại củ

quả nên cắt thành miếng nhỏ, khoai tây nên luộc chín (để phòng chất độc khi củ khoai tây mọc mầm).

Bệnh thường gặp ở thỏ

Bệnh chướng hơi đầy bụng, đau bụng ỉa chảy, việm ruột truyền nhiễm, cầu trùng, viêm mũi, tụ

huyết trùng, tụ cầu trùng, viêm tuyến sữa, viêm núm vú, ghẻ, nấm da, bại liệt, cảm nóng, viêm kết mạc mắt.

Khai thác:

Ngoài việc ăn thịt, lông là da thỏ là sản phẩm rất có giá trị. Khi nuôi thỏ lấy da, người nuôi thỏ

cần chú ý đến kỹ thuật lột da, thuộc da để nâng cao hiệu quả của việc chăn nuôi. Bạn có thể xem thêm kĩ thuật nuôi thỏở trang trước chúng tôi đã trả lời

ĐÁP:Việc chích ngừa vitamin A, D, E cho heo thịt có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng trọng. Vì vitamin A, D, E là 3 loại vitamin có tác dụng kích thích tổng hợp các tế bào cho cơ thể, tạo xương và phát triển bắp. Chích ngừa vitamin A, D, E heo sẽ hồng hào, láng mướt da, mau lớn, chống còi cọc, xù lông hay tiêu chảy ở heo con...

Tuy nhiên, nếu chích ngừa không đúng liều sẽ phản tác dụng làm cho heo kém ăn, còi cọc, chậm lớn... Bởi vì thừa vitamin A làm cho gan bị phù, tiết dịch vị kém gây biếng ăn; thừa vitamin D làm tăng calci huyết, làm mềm xương gây bại liệt; thừa vitamin E sẽ hạn chế quá trình sinh sản của heo. Vì vậy, nếu đã dùng Premix sinh tố có ADE trộn vào thức ăn theo tỉ lệ

quy định thì không được chích bổ sung vitamin A, D, E. Chỉ nên chích vitamin A, D, E cho heo không được bổ sung Premix sinh tố hoặc có bổ sung nhưng không thường xuyên.

Với những loại vitamin A, D, E dạng chích hiện nay đang sử dụng trong thú y, loại 1ml vitamin A có 500.000UI, D có 75.000UI, E có 50UI, có thể chích cho heo theo quy trình sau:

Tháng thứ nhất trọng lượng từ 15-25kg chích 0,5ml/con. - Tháng thứ 2 trọng lượng từ 25-40kg chích 0,5ml/con. - Tháng thứ 3 trọng lượng từ 40-60kg chích 1ml/con. - Tháng thứ 4 trọng lượng từ 60-80 chích 1ml/con. - Tháng thứ 5 trọng lượng từ 80-100kg chích 1ml/con.

HỎI:Nhờ các anh chị tư vấn: 1. Nhà có ao rộng 100m2. 2. Có thể nuôi loại cá nào: + dễ nuôi, dễ tiêu thụ, hiệu quả kinh tế chấp nhận được. 3. Gia đình đang có ý định nuôi cá chép, trôi, trắm ... nếu có thể thụ, hiệu quả kinh tế chấp nhận được. 3. Gia đình đang có ý định nuôi cá chép, trôi, trắm ... nếu có thể

nhờ các Anh, chị tư vấn giúp và gửi theo địa chỉ trunghnpc@yahoo.com. Xin cảm ơn (Chu Vinh - Bắc Giang)

ĐÁP:Diện tich ao 100m2 qúa nhỏ nên chỉ nuôi được cá rô phi từ 200 -250 con/100m2,có thể

nuôi thêm vài con cá chép và cá trôi. Nếu nuôi cá trắm thì dễ bị bệnh vì diện tích ao quá nhỏ. Nhưng nếu chuyển sang nuôi ếch thì cũng được.

HỎI:Gia đình tôi nuôi hơn một chục con dê lấy sữa. Hiện nay có một con bị hiện tượng bầu vú sưng to, 4- 5 ngày bầu vú sưng tấy đỏ, bây giờ tím bầm. Sữa tiết ra có màu vàng đục, lẫn những vệt máu đỏ, 4- 5 ngày bầu vú sưng tấy đỏ, bây giờ tím bầm. Sữa tiết ra có màu vàng đục, lẫn những vệt máu đỏ, mùi sữa hôi. Lấy tay bóp nhẹ vào bầu vú thấy cứng, dê mẹ tỏ ra rất đau, giãy mạnh, dê bỏăn. Năm ngoái trong đàn có một con cũng bị như vậy, chúng tôi lấy khăn nóng chườm bầu vú cho dê thì khỏi, lần này cũng làm như vậy nhưng không khỏi. Xin hỏi đó là bệnh gì và cách phòng chữa.

Bùi Thị Dự (Hoà Bình)

ĐÁP:Từ câu hỏi của bạn, chúng tôi có thể khẳng định, con dê nhà bạn bị mắc bệnh viêm vú do nhiễm các tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Năm trước bạn chữa bằng cách chườm khăn nóng khỏi vì lúc đó dê mới bị nhẹ. Hiện nay con dê của bạn bị mắc bệnh nặng hơn. Việc làm bây giờ, bạn cần bỏ sữa không dùng, không cho dê con bú sữa này vì có nguy cơ lây nhiễm sang dê con. Nguyên nhân của bệnh có thể do chuồng trại kém vệ sinh; thao tác vắt sữa không

đúng kỹ thuật, tác động cơ học mạnh vào vú dê, làm tổn thương bên trong tiến tới bị viêm nhiễm, hoặc có thể do bầu vú dê bị cọ sát vào vật cứng trong chuồng hay khi chăn thả, sau đó bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Với bệnh này, có thể phòng và chữa trị như sau.

Phòng bệnh: Chuồng nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, khô ráo, thoáng; trước khi vắt sữa cần dùng khăn sạch lau khô bầu vú, núm vú, vắt sữa đúng kỹ thuật, kiểm tra loại bỏ

các vật cứng có khả năng gây sây sát bầu vú dê trong chuồng nuôi. Đối với những con dê sắp

đẻ hay đang tiết sữa không nên chăn thảđể tránh sây sát bầu vú.

Chữa trị: Có thể dùng cao tan thuốc nam dán vào chỗ sưng viêm, mỗi ngày thay một lần. Hàng ngày vắt bỏ sữa trong bầu vú 3 lần, chườm bằng nước nóng. Bị nặng dùng kháng sinh

HỎI:Tôi muốn lập 1 trại nuôi bò lấy thịt ở H.Bình Chánh TP HCM. Xin cho hỏi tôi có thể mua bò con ởđâu? Giá mua khoảng bao nhiêu ? Xin cảm ơn (Tran Chi Cuong - Q.7 -TP HCM) đâu? Giá mua khoảng bao nhiêu ? Xin cảm ơn (Tran Chi Cuong - Q.7 -TP HCM)

ĐÁP:Vì ở TP HCM nên bạn có thể tham khảo giá và mua bò tại - ông Lê Hoàng Tùng – cư ngụ ở quận 1, TPHCM và đang là chủ một trang trại ở xã Minh Đức, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Hiện ông đang thực hiện lai ghép, tạo ra những giống bò mới có chất lượng cao để cung cấp cho các trung tâm giống ở nhiều tỉnh.

HỎI:Tôi muốn mở trang trại nuôi thỏ, xin cho biết nơi cung cấp thỏ giống chất lượng cao, nuôi tăng trọng nhanh, mắn đẻ và kỹ thuật nuôi ra sao? Tôi nghe nói co giống thỏ lai của Đức, vậy nêu có xin cho trọng nhanh, mắn đẻ và kỹ thuật nuôi ra sao? Tôi nghe nói co giống thỏ lai của Đức, vậy nêu có xin cho biết địa chỉ bán giống. Chân thành cám ơn.(Lê Văn Duyên - Phường Mỹ Long - Long Xuyên - An Giang)

ĐÁP:Nuôi thỏ thì chỉ cần vài trăm ngàn, thức ăn dễ kiếm, đa số tận dụng rau xanh, lương thực trong nhà, chi phí cho chuồng trại, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc cũng không cao.

Đàn thỏ nái giống lai Đức rất mắn đẻ. Sau khi "vượt cạn" 2 - 3 ngày thỏ mẹ lại đòi "đực", nó có thể vừa nuôi con mọn, vừa mang thai.

Chọn giống: Trước hết phải chọn lọc con giống từ các cơ sở giống tốt và ổn định:

- Thỏ giống phải có tính dục hăng hái, nhanh nhẹn, lông bóng và nhiều, to con, dài đòn, ngực sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết... sâu và nở, lưng rộng, mông, đùi nở nang, không đồng huyết...

- Tỷ lệ thụ thai trên 70%, phối giống 8 lần và đẻđược 5-6 lứa/năm, mỗi lứa 6-7 con. - Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa trên 80% (mỗi lứa cai sữa trên 5-6 con), thích nghi

Một phần của tài liệu Tài liệu Những câu hỏi thường gặp trong chăn nuôi trồng trọt - phần 1 doc (Trang 27 - 30)