CHỐNG GIAN LẬN GIÁ TRỊ ĐỒNG TIỀN.
3.3.1. Giới thiệu giải pháp.
Tính ẩn danh là đặc tính quan trọng của phƣơng thức thanh toán bằng tiền điện tử, đây là ƣu điểm của phƣơng thức này so với những phƣơng thức khác. Nhƣ đã trình bày ở trên, để giải quyết vấn đề này, ngƣời ta dùng kỹ thuật chữ ký “mù”. Chữ ký “mù” đảm bảo ngân hàng không có đƣợc bất cứ mối liên hệ nào giữa đồng tiền điện tử và chủ sở hữu của nó.
Tuỳ theo từng hệ thống tiền điện tử, sẽ áp dụng những sơ đồ chữ ký “mù” khác nhau. Chẳng hạn, trong lƣợc đồ Chaum-Fiat-Naor dùng sơ đồ chữ ký mù RSA, lƣợc đồ Brand dùng sơ đồ chữ ký Schnorr. Mỗi lƣợc đồ có những ƣu nhƣợc điểm khác nhau.
Mặc dù đạt đƣợc yêu cầu ẩn danh, nhƣng giải pháp chữ ký mù làm nảy sinh một vấn đề: làm sao để ngăn chặn Alice đƣa cho ngân hàng ký một đồng tiền không trung thực. Ví dụ: Alice yêu cầu rút 1$, nhƣng lại đƣa cho ngân hàng ký lên đồng tiền có giá trị 100$.
Vì ngân hàng ký mù lên đồng tiền, nên không thể biết đƣợc nội dung của nó. Để giải quyết trƣờng hợp gian lận này, có hai giải pháp đƣợc đƣa ra:
1/. Giải pháp thứ nhất:
Ngân hàng có thể sử dụng các bộ khoá công khai khác nhau cho mỗi loại tiền. Nghĩa là, nếu có k đồng tiền khác biệt, thì ngân hàng phải có k bộ khoá. Do vậy, nếu Alice muốn lấy 100$, Alice phải đề nghị ngân hàng ký với khoá công khai tƣơng ứng với lƣợng tiền đó. Vì vậy, Alice không thể lừa bất cứ ai về giá trị thật của đồng tiền.
2/. Giải pháp thứ hai:
Alice và ngân hàng có thể thực hiện giao thức “cắt và chọn” (cut and choose). Ý tƣởng của giao thức có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Để có một đồng tiền có giá trị thì Alice phải tạo k đồng tiền, ký hiệu C1, C2,…,Ck. Mỗi đồng tiền đều đƣợc gắn cùng một định danh, sự khác nhau duy nhất giữa chúng là số seri.
Alice làm mù các đồng tiền này và gửi đến cho ngân hàng.
Ngân hàng chọn ngẫu nhiên k-1 đồng tiền và yêu cầu Alice cung cấp các thông tin tƣơng ứng để khử mù những đồng tiền này. Sau đó, ngân hàng khử mù và kiểm tra tính hợp lệ của các đồng tiền này. Nếu tất cả đều hợp lệ, ngân hàng ký mù lên đồng tiền còn lại Ci và gửi lại cho Alice.
Ngân hàng có sự đảm bảo cao rằng đồng tiền còn lại cũng hợp lệ, vì nếu Alice gửi kèm đồng tiền bất hợp pháp trong số k đồng tiền, thì xác suất Alice bị phát hiện ít nhất là k-1/k. Xác suất này càng cao nếu k càng lớn. Tuy nhiên, nếu k quá lớn thì hệ thống xử lý phải trao đổi nhiều dữ liệu.
Luận văn sẽ trình bày hai lƣợc đồ Chaum-Fiat-Naor và Brand. Đây là hai lƣợc đồ vừa giải quyết đƣợc bài toán ẩn danh, gian lận giá trị đồng tiền, đồng thời còn có thể ngăn chặn đƣợc “double-spending”.