Hiện nay khi hoạt động ĐMTN đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới thì sự có mặt của tổ chức ĐMTN ở Việt Nam là rất cần thiết. Thứ nhất, thị trường tài chính của Việt Nam đang rất phát triển, những cơ hội đang mở ra cho các nhà đầu tư bao gồm: việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa kể cả các ngân hàng, các tổng công ty lớn, các rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài đang dần được dỡ bỏ … Tuy nhiên, hiện không có sự đồng bộ thông tin giữa các tổ chức phát hành và nhà đầu tư. Các quy định về công bố thông tin hoặc chưa đầy đủ, hoặc còn yếu ớt. Thứ hai, việc thu hút vốn nước ngoài đang là một nhu cầu lớn nhưng để làm được điều này thì cần phải có ĐMTN để các nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp. Thứ ba, quá trình hội nhập thị trường tài chính khu vực và quốc tế cũng đòi hỏi phải đáp ứng các chuẩn mực của quốc tế hoặc khu vực, trong đó có việc xây dựng ngành ĐMTN. Rõ ràng ĐMTN sẽ phục vụ cho sự phát triển lâu dài của thị trường tài chính, chính vì vậy mà việc học hỏi các nước trong việc xây dựng tổ chức ĐMTN là rất cần thiết. Để thực hiện được vai trò của tổ chức ĐMTN như là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy để đánh giá rủi ro, hệ thống này phải đưa ra được kế hoạch và công bố ra thị trường để thu hút được sự chú ý. Như vậy, quá trình thiết lập một hệ thống ĐMTN độc lập, đáng tin cậy rất phức tạp và đòi hỏi phải có thời gian để tổ chức hệ thống. Muốn cho hệ thống ĐMTN đóng góp một cách có hiệu quả vào sự phát triển của thị trường,chúng ta cần phải chú ý đến các nhân tố sau đây vì các nhân tố này có ảnh hưởng quan trọng không chỉ trong việc tạo ra nhu cầu của các nhà đẩu tư đối với hoạt động ĐMTN mà còn tạo dựng niềm tin đối với hệ thống và việc hình thành và phát triển của hoạt động ĐMTN và tổ chức ĐMTN.
Hạn chế các rào cản gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường tài chính:
Để giành được niềm tin của nhà đầu tư, tổ chức ĐMTN phải giữ vị thế độc lập và khách quan trên thị trường, phải có hệ thống công bố thông tin hiệu quả, chuyên nghiệp và công bố các kết quả một cách kịp thời, rõ ràng đến nhà đầu tư. Tổ chức ĐMTN cũng cần phải đảm bảo rằng đã có một số lượng nhà đầu tư đủ để tạo ra nhu cầu định mức. Một thị trường sơ cấp phát triển sẽ tạo ra nhu cầu của nhà đầu tư về ĐMTN, bên cạnh đó thị trường thứ cấp phát triển sẽ tạo tính
khoán có ĐMTN tốt để hy vọng kiếm lời từ chênh lệch giá. Để đạt được điều này cần:
Gỡ bỏ các tiêu chuẩn cứng nhắc làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường như phát hành phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước …
Khuyến khích cho sự phát triển của các công cụ thị trường mới như thương phiếu, hoặc cơ cấu tài chính.
Tự do hóa các quy tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thị trường thứ cấp.
Giới thiệu về cơ cấu thị trường:
Với khía cạnh kinh doanh, thông tin của tổ chức ĐMTN dường như là tốt hơn so với các nguồn thông tin khác, giúp cho các nhà đầu tư có thể hạn chế và quản lý được rủi ro, bởi vì nhà đầu tư sử dụng kết quả của ĐMTN phải phụ thuộc vào rủi ro. Tuy nhiên nhà đầu tư có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro vì họ cho rằng ở một thị trường hiệu quản thì khả năng lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ cũng tương ứng với rủi ro. Vì vậy việc đánh giá đúng rủi ro có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhà đầu tư không thể thấy rõ được tầm quan trọng của việc ĐMTN nếu không ý thức được rủi ro. Khi đó chất lượng tín dụng sẽ không phải là nhân tố để đưa ra quyết định đầu tư, và sản phẩm của tổ chức ĐMTN cũng không có chỗ đứng trên thị trường, tổ chức ĐMTN sẽ không có thu nhập để duy trì vị trí độc lập và chuyên nghiệp của mình trên thị trường. Như vậy, hệ thống ĐMTN sẽ không góp phần vào tính hiệu quả và sự phát triển của thị trường. Chính vì vậy, mục tiêu cho Việt Nam đó là cải tổ lại hệ thống và thông lệ áp dụng tại thị trường vốn Việt Nam, tạo ra một thị trường hiệu quả, rộng mở và tự do hóa dựa trên cơ chế thị trường. Để làm được điều này thì Việt Nam phải tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi để các nhà đầu tư cá nhân có phát huy được nguyên tắc khả năng của họ. Vì thế việc nhà đầu tư ý thức được rủi ro sẽ làm tăng nhu cầu của họ về ĐMTN và những thay đổi trên thị trường cho phép nhà đầu tư có thể tính toán được khả năng của họ.
Các công cụ nợ trên thị trường phải đa dạng và phong phú:
Đối tượng của hoạt động của tổ chức ĐMTN là các hàng hóa trên thị trường tài chính. Do đó, nếu hàng hóa trên thị trường khan hiếm, phạm vi hoạt động của tổ chức ĐMTN là hẹp thì bản thân các tổ chức ĐMTN cũng hoạt động không có hiệu quả, khi đó nguồn thu của tổ chức ĐMTN cũng không bảo đảm làm ảnh hưởng kết quả ĐMTN và sự tồn tại của tổ chức này là vô cùng khó khăn. Rõ ràng, một thị trường tài chính đa dạng về các công cụ nợ, khi đó nhu cầu của nhà đầu tư về ĐMTN cũng tăng mà đối tượng xếp hạng của các tổ chức ĐMTN cũng
phát triển góp phần nâng cao hiệu quả của thị trường. Hàng hóa trên thị trường có thể là trái phiếu chính phủ, trái phiếu địa phương và có thể là trái phiếu của các công ty, tập đoàn lớn. Tuy nhiên cũng có thể mở rộng thị hàng hóa của thị trường với các công cụ nợ khác như hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi …
Hệ thống pháp lý hỗ trợ cho việc định mức tín nhiệm:
Tại các nước phát triển thì hệ thống ĐMTN hoạt động trên cơ sở tự nguyện định mức, tuy nhiên cũng có các điều luật bắt buộc các tổ chức huy động tiền từ dân cư không được đầu tư vào các công cụ nợ có mức tín nhiệm thấp dưới mức cho phép. Còn tại các thị trường mới nổi thì thường có những quy định cụ thể về loại hình công cụ nợ phải được ĐMTN với phạm vi rộng hẹp là tủy vào mỗi nước. Với hệ thống pháp lý hỗ trợ được thực thi có thể làm cho hệ thống ĐMTN phát triển được nhanh hơn. Mặc dù vậy, hệ thống pháp lý không thể ép buộc các đối tượng tham gia trên thị trường tài chính sử dụng dịch vụ ĐMTN, đặc biệt là nếu ĐMTN chỉ phục vụ cho một số lượng hạn chế hàng hóa trên thị trường.
Các quy định về công bố thông tin:
Một chế độ công bố thông tin tốt là hết sức cần thiết cho tổ chức ĐMTN. Khi nhà đầu tư dự đoán rủi ro thanh toán tăng lên họ yêu cầu phải có đủ thông tin để ra quyết định đầu tư. Tổ chức ĐMTN là một nhà quan sát độc lập, dựa trên những nguồn thông tin chính xác và trung thực tổ chức ĐMTN mới có thể đánh giá, phân tích, xếp hạng và cung cấp kết quả chính xác cho nhà đầu tư, tức là duy trì được lòng tin đối với công chúng đầu tư. Do đó, vấn đề công bố thông tin là vấn đề sống còn đối với ĐMTN. Để làm được điều này thì cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng trong việc đưa ra các quy định, quy chế về vấn đề công bố thông tin, vì điều này quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các tổ chức ĐMTN.
Xây dựng cơ cấu sở hữu và mô hình tổ chức cho phù hợp:
Về cơ cấu sở hữu: Từ thực tiễn xây dựng tổ chức ĐMTN của các quốc gia như đã nêu ở trên, ta có thể rút ra rằng không nước nào áp dụng mô hình tổ chức ĐMTN thuộc sở hữu nhà nước hoàn toàn,bởi vì mô hình này tồn tại rất nhiều nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự độc lập và minh bach của tổ chức ĐMTN. Có thể thấy rằng ở hầu hết các nước, mô hình sở hữu tổ chức ĐMTN đều thuộc hai trường hợp sau: thuộc sở hữu tư nhân hoàn toàn ví dụ như mô hình của Mỹ và có sự tham gia góp vốn của nhà nước như mô hình của Thái Lan. Nhưng dù có sự tham gia của nhà nước thì tỉ lệ
một giới hạn nhất định. Quy định này đã góp phần trong việc không cho bất kì một tổ chức nào có quyền chi phối làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức ĐMTN. Bởi vì, tổ chức ĐMTN có tồn tại được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào tính khách quan và minh bạch trong hoạt động đánh giá của nó. Nếu tồn tại bất kì một sự chi phối nào trong hoạt động cũng như trong kết quả của tổ chức ĐMTN thì sẽ gây ra sự mất tin tưởng trong tâm lý của nhà đầu tư, theo đó tổ chức ĐMTN khó có thể tồn tại trong sự chi phối như vậy.
Về mô hình tổ chức: Từ nghiên cứu về tổ chức ĐMTN ở các nước, ta có thể thấy rằng sản phẩm mà các tổ chức ĐMTN ở các nước cung cấp cho nhà đầu tư không chỉ đơn thuần là xếp hạng tín nhiệm cho các công cụ nợ mà tổ chức này còn cung cấp hàng loạt các dịch vụ khác như phân tích tín dụng, nghiên cứu thị trường, quản lý rủi ro, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cung cấp thông tin có liên quan đến ĐMTN … Vì vậy, hoạt động của tổ chức ĐMTN mà chúng ta cần xây dựng không chỉ dừng lại ở việc xếp hạng các công cụ nợ trên thị trường mà còn là xây dựng một tổ chức ĐMTN với các phòng chức năng, thực hiện tất các dịch vụ có liên quan đến ĐMTN. Mặc dù vậy, mỗi thị trường tài chính ở các nước khác nhau lại mang các đặc điểm riêng. Chúng ta không thể máy móc xây dựng một tổ chức ĐMTN giống như ở các nước khác, điều này là không thể. Trên cơ sở kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, chúng ta xây dựng một tổ chức ĐMTN phù hợp với quy mô và yêu cầu của thị trường Việt Nam, sau đó sẽ từng bước khắc phục các hạn chế còn tồn tại, sửa chữa, xây dựng theo đúng yêu cầu từ sự phát triển ngày càng cao của thị trường.
Xây dựng pham vi hoạt động phù hợp và phương pháp xếp hạng thông dụng:
Về phạm vi hoạt động: Nói chung, toàn bộ các công cụ tài chính đều có thể là mục tiêu để xếp hạng, bao gồm các công cụ nợ ngắn hạn, trái phiếu công ty, các công cụ tài chính tài trợ và các cổ phiếu ưu đãi. Bên cạnh đó tổ chức ĐMTN cũng phải đáp ứng được nhu cầu về xếp hạng khi xuất hiện các sản phẩm tài chính cao cấp, nếu tổ chức ĐMTN không có khả năng này thì rất khó cho nhà đầu tư tiếp cận những công cụ như vậy, ngay cả đối với nhà đầu tư có tổ chức. Thông thường khi mới thành lập, các tổ chức ĐMTN tiến hành xếp hạng trong phạm vi hẹp như xếp hạng trái phiếu, sau đó khi trình độ xếp hạng được nâng cao thì có thể mở rộng phạm vi xếp hạng rộng hơn. Hiện nay trên, thế giới cũng tồn tại hai mô hình ĐMTN đó là tổ chức ĐMTN đa năng và chuyên doanh.
Về phương pháp xếp hạng: Nói chung các tổ chức ĐMTN đều sử dụng phương pháp truyền thống là sử dụng hệ thống chỉ tiêu định tính, định lượng. Trong đó tập trung vào phân tích:
Phân tích ngành.
Phân tích hoạt động kinh doanh.
Phân tích hoạt động tài chính.
Sau đó, các chuyên gia tiến hành cho điểm, có thêm bớt trọng số tùy theo tình hình thị trường và nhận định của họ, tổng điểm được cho sẽ tương ứng với một biểu tượng xếp hạng nhất định. Biểu tượng này thường là các kí tự theo chữ Latinh.
Thông qua sự tìm hiểu về mô hình tổ chức, cơ cấu sở hữu, phạm vi hoạt động và phương pháp xếp hạng thông dụng của một số tổ chức ĐMTN ở một số quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản … những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng tổ chức ĐMTN cũng được rút ra cho Việt Nam. Đó là nền tảng để chúng ta đánh giá những thuận lợi và khó khăn cũng như cơ sở cần thiết cho việc hình thành tổ chức ĐMTN.