Một số giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 25 - 29)

3.1 Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư

Để thực hiện được vấn đề này. cần kiên đẩy mạnh hơn chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng vào xuất khẩu. ưu tiên phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động có hàm lượng vốn thấp và có cơ sở tăng trưởng chủ yếu ở hoạt động xuất khẩu kết hợp với sự phát triển đi tắt. đón đầu để có những sản phẩm xuất khẩu hiện đại. Sự chuyển đổi này phải thể hiện bằng các hành động thực tế như quán triệt việc thay đổi định hướng cơ cấu đó vào qui trình phê duyệt. thẩm định các dự án đầu tư như một quy định mang tính pháp lý.

Về cơ cấu thành phần kinh tế. nguyên tắc chung cần quán triệt trong quá trình phân bổ nguồn vốn và các nguồn lực khác là xây dựng và triển khai các giải pháp tạo các điều kiện thuận lợi để dòng vốn có thể chảy vào khu vực có năng lực sử dụng vốn có hiệu quả và tạo nhiều việc làm. hay nói cụ thể là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn. Theo tiêu chí này. để đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo hướng tăng mạnh tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực sử dụng vốn hiệu quả. nhất là khu vực kinh tế tư nhân nội địa. khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực sử dụng công nghệ - kỹ thuật cao.

Tạo môi trường thuận lợi để các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao phát triển mạnh mẽ. trong đó có vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. bởi các doanh nghiệp này có khuynh hướng đầu tư và phát triển trong những ngành dùng nhiều

lao động so với các doanh nghiệp nhà nước và công ty nước ngoài. Chi phí để có một việc làm mới bình quân ở các doanh nghiệp tư nhân trong nước là thấp nhất. Nhưng các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn như khó tiếp cận được vốn ngân hàng. các thủ tục rắc rối về hành chính và chi phí trung gian gia tăng do phải nhập các mặt hàng thay thế nhập khẩu này từ khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài… Do vậy. việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam là chiến lược đúng đắn và có hiệu quả rõ rệt cho mục tiêu mở rộng việc làm và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. cũng như cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.

Thực hiện tốt các giải pháp tăng qui mô và nâng cao hiệu quả đầu tư; tập trung các giải pháp tăng qui mô và hiệu quả đầu tư; điều chỉnh cơ cấu đầu tư trên cơ sở tiếp tục phát huy nội lực. đồng thời chú trọng diến thu hút nguồn lực bên ngoài. nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

- Tiếp tục thực hiện phát hành trái phiếu đô thị hay trái phiếu công trình. hợp vốn các

ngân hàng để đầu tư phát triển.

- Tiếp tục thực hiện chương trình kích cầu thông qua đầu tư; thực hiện việc xã hội hóa

đầu tư trong ngành giáo dục. y tế và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất. đổi mới công nghệ - thiết bị.

- Di dời doanh nghiệp ô nhiễm kết hợp với đổi mới công nghệ - thiết bị.

- Tập trung các giải pháp kiên quyết đẩy mạnh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà

nước (DNNN) theo đúng tiến độ.

- Đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn trong nước. nhất là nguồn vốn tư nhân cho phát

triển kinh tế:

 Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận chính sách khuyến khích và chương trình

hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư và tín dụng. mặt bằng sản xuất. thông tin thị trường. tư vấn kỹ thuật. đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…

 Thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp. tiến tối thực hiện một mặt bằng pháp lý về

điều kiện sản xuất kinh doanh cho mọi loại hình doanh nghiệp.

 Tăng cường công tác hậu kiểm theo tinh thần vừa tạo điều kiện để Nhà nước có khả

năng quản lý và định hướng. vừa tại thuận lợi cho doanh nghiệp tự do kinh doanh trong những ngành mà luật pháp không nghiêm cấm.

- Tập trung thực hiện nhanh việc giải ngân nguồn vốn ODA:

 Đẩy nhanh công tác đền bù. tái định cư và giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư; đảm

bảo cân đối đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA.

 Củng cố tổ chức bộ máy nhân sự Ban quản lý các dự án; hình thành tổ chức thống nhất

để quản lý các dự án ODA; ban hành quyết định về tổ chức quản lý các dự án ODA; triển khai công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án.

- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư. cải tiến thủ tục hành chính. tháo gỡ vướng mắc

để thu hút FDI.

 Rà soát và điều chỉnh qui hoạch phát triển ngành trên địa bàn Thành phố. tập trung thu

hút vào các ngành công nghệ cao. cơ sở hạ tầng. công nghiệp chế biến. viễn thông… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Rà soát lại danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài để điều chỉnh. bổ sung

những dự án qui mô lớn cần kêu gọi đầu tư nước ngoài.

 Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài.

- Nâng cao hiệu quả đầu tư theo hướng giảm dần thời gian đầu tư. tăng chất lượng công

3.2 Tăng cường đầu tư cho giáo dục

Đổi mới giáo dục đại học là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước tăng cường đầu tư cho giáo dục đại học. đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá. tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các tổ chức. cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục đại học.

Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học. tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng. hiệu quả và quy mô. đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá. hiện đại hoá đất nước. hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020. giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao. thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Hoàn chỉnh mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi toàn quốc. có sự phân tầng về chức năng. nhiệm vụ đào tạo. bảo đảm hợp lý cơ cấu trình độ. cơ cấu ngành nghề. cơ cấu vùng miền. phù hợp với chủ trương xã hội hoá giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của các địa phương.

- Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Xây dựng một vài trường đại học đẳng cấp quốc tế.

- Mở rộng quy mô đào tạo. đạt tỷ lệ 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010. trong đó khoảng 70 - 80% tổng số sinh viên theo học các chương trình nghề nghiệp - ứng dụng vào khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng. có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. có trình độ chuyên môn cao. phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên của hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 25% đạt trình độ tiến sỹ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sỹ và 35% đạt trình độ tiến sỹ.

- Nâng cao rõ rệt quy mô và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Các trường đại học lớn phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh của cả nước; nguồn thu từ các hoạt động khoa học và công nghệ. sản xuất và dịch vụ đạt tối thiểu 15% tổng nguồn thu của các cơ sở giáo dục đại học vào năm 2010 và 25% vào năm 2020.

- Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học. sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát. đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học.

Trong một số dịch vụ công. nhất là giáo dục và y tế - Nhà nước không thể không nắm lấy vai trò chủ thể. NSNN phải dành cho nó thoả đáng. Trường công. bệnh viện công nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản và tối thiểu của mọi người dân. thể hiện sự bình đẳng công dân và sự công bằng xã hội. Đó phải thực sự trở thành chỗ dựa cho những người không đủ điều kiện hưởng dịch vụ tư về học tập. chăm sóc sức khoẻ. Mà đã gọi là trường công. bệnh viện công ai lại "thu" chứ nói chi đến "tăng". Nhà nước ta đã miễn thuế nông nghiệp. miễn thuỷ lợi phí và cần tính tới chuyện miễn học phí. miễn viện phí và các khoản đóng góp khác.

"Xã hội hoá" giáo dục không phải là tăng đóng góp của dân qua học phí. mà phải là khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ. Đó sẽ là một giải pháp thiết thực. hợp lòng dân và cũng phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước một cách bền vững.

3.3 Tăng cường đầu tư cho công nghệ

Đầu tư cho công nghệ thông tin là một yêu cầu bức thiết của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm này khi mà thương mại điện tử và công nghệ số tự động hoá đã trở nên phổ biến trong các hoạt động kinh doanh toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam. đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Trong số 730.000 doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam. chỉ có 11% là có sử dụng máy tính trong kinh doanh.

Các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đang trong giai đoạn đầu ứng dụng công nghệ thông tin. giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản. Trong giai đoạn đầu. việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện toán cơ bản nên tập trung theo hướng triển khai ứng dụng máy tính cá nhân. máy in và các bộ sản phẩm nâng cao hiệu suất kinh doanh. đặc biệt là máy tính cá nhân. trong đó chú trọng trang bị máy tính để bàn nhằm tiết kiệm chi phí.

Luật Giao dịch điện tử đã được ban hành và chính thức có hiệu lực từ 1/3/2006. nghĩa là giao dịch qua mạng. chữ ký điện tử đã được mặc nhiên công nhận. Tuy nhiên. theo kết quả của cuộc điều tra do VCCI công bố tháng 3-2006. có đến 97.3% doanh nghiệp Việt Nam đứng bên lề thương mại điện tử (TMĐT). Con số trên là đáng báo động khi TMĐT phi giấy tờ đã trở thành một công cụ phổ biến của thế giới từ lâu và gặt hái không ít thành công tại châu Á.

Với 13.34% dân số Việt Nam sử dụng Internet và đang tăng nhanh. hành lang pháp lý TMĐT đang được hoàn thiện. và quan trọng là hạ tầng công nghệ đã ổn định và rất sẵn sàng ở các cổng giao dịch trung tâm. Có thể khẳng định đây là thời điểm tham gia TMĐT thuận lợi và dễ dàng.

Công nghệ thông tin và TMĐT đã trở thành yêu cầu tất yếu của hội nhập. nếu mở cửa nền kinh tế mà chỉ dùng các phương thức kinh doanh truyền thống thì cơ hội mở rộng thị trường là vô cùng khó khăn. không khác nào tự bó buộc mình trong một vòng luẩn quẩn nhỏ hẹp trong khi đó ngay trong khu vực. đã có nhiều quốc gia triển khai thành công TMĐT như Xingapo. Thái Lan. Trung Quốc. Hàn Quốc…

3.4. Bảo vệ môi trường

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT cho các tổ chức cá nhân để nâng cao nhận thức cộng đồng và ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về BVMT, để toàn xã hội tham gia bảo vệ môi trường, trong đó có các tổ chức quần chúng và doanh nghiệp là quan trọng.

Hai là, hoàn thiện các chế tài xử phạt nghiêm minh, nghiêm khắc với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước về BVMT, góp phần tạo môi trường pháp lý cần thiết cho sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Nhiều quy định pháp luật liên quan đến môi trường như Bộ luật Hình sự..., thanh tra, kiểm tra cũng cần được nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Ba là, có những chính sách giải quyết việc làm cho những lao động, những hộ gia đình nghèo, để họ không chạt phá rừng làm nương rẫy…

3.5. Chú trọng đến khía cạnh phân phối thành quả tăng trưởng

Những diễn biến thực tế đó đã đặt dấu hỏi lớn cho các nhà kinh tế và từ cuối thập kỷ 90 chất lượng tăng trưởng bắt đầu được chú ý nhiều hơn khi nghiên cứu tính bền vững của tăng trưởng. Từ giữa thập kỷ 90 (thế kỷ 20). trong các Báo cáo về phát triển con người. UNDP đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau như tăng trưởng mất gốc. tăng trưởng không có tương lai v.v. nhằm cảnh báo về tăng trưởng không gắn với phân phối thành quả của tăng trưởng. đồng thời cũng đưa ra khái niệm “tăng trưởng công bằng”3. Điểm chung của các khái niệm này là chỉ xoay quanh một ý. đó là tăng trưởng cần gắn với chất lượng.

Qua đó cho thấy có khá nhiều cách hiểu khác nhau về “Chất lượng tăng trưởng”. Theo cách hiểu rộng nhất thì chất lượng tăng trưởng có thể tiến tới nội hàm của quan điểm về phát triển bền vững. chú trọng tới tất cả ba thành tố kinh tế. xã hội và môi trường. Theo cách hiểu hẹp. khái niệm có thể chỉ được giới hạn ở một khía cạnh nào đó. ví dụ chất lượng đầu tư. chất lượng giáo dục. chất lượng dịch vụ công. quản lý đô thị v.v. Dù hiểu theo cách nào thì các khái niệm và nghiên cứu cho đến nay đều toát lên một ý chung mang tính cảnh báo. đó là không chỉ có mức và tốc độ tăng trưởng là quan trọng. mà làm cách nào để đạt và giữ được tăng trưởng cao (ví dụ thông qua tăng chất lượng đầu tư. nâng cao chất lượng giáo dục. quản lý đô thị tốt hơn v.v.) không kém phần quan trọng. Vế “khó diễn tả” hơn đó của tăng trưởng dường như cũng xoay quanh một chủ đề. đó là tăng trưởng cần gắn với chất lượng.

Như vậy. cho đến nay chưa có một khái niệm chính thức về chất lượng tăng trưởng tương tự như khái niệm “tăng trưởng kinh tế”. Trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực tiễn. một số nhà kinh tế. ví dụ Vinod et al. (2000) đã nhất trí đưa ra hai khía cạnh của chất lượng tăng trưởng là: (1) tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn và (2) tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững phúc lợi xã hội. cụ thể là phân phối thành quả của phát triển và xoá đói giảm nghèo. Với khái niệm này. cách nhìn nhận về tăng trưởng kinh tế trở nên toàn diện hơn và được nâng lên một bước so với trước. Nói đến tăng trưởng giờ đây không chỉ đơn thuần là tăng thu nhập bình quân đầu người. mà hai mục tiêu khác không kém phần quan trọng là duy trì tốc độ tăng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 25 - 29)