BÀI 9: EM LÀ NGƯỜI XUẤT SẮC (36) I MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN THIẾT KẾ GIÁO ÁN MẪU THEO SÁCH MỚI NĂM 2015 DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 2 Ở TIỂU HỌC. (Trang 35 - 44)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *HĐ1: Giới thiệu nội dung bà

BÀI 9: EM LÀ NGƯỜI XUẤT SẮC (36) I MỤC TIÊU

I. MỤC TIÊU

- HS luôn tự tin vào bản thân.

- Thực hành tạo dựng thói quen xuất sắc. - Giáo dục cho HS thói quen xuất sắc.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài

*HĐ2: Tìm hiểu bài: «Vượt qua nỗi sợ». - Gọi 2 HS đọc to truyện «Vượt qua nỗi sợ». - Cả lớp đọc thầm ở SGK.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi bài tập 1 dưới dạng đánh dấu X trước ý đúng, sau 7 phút các nhóm trình bày:

1- Câu chuyện trên giúp em hiểu được nhằm? (ý 3: Cả hai ý trên)

2- Nếu chưa biết bơi, em sẽ? (ý 1 và 3)

3- Khi gặp bài toán khó, em sẽ làm gì? (ý 1) 4- Mẹ có việc phải đi, em ở nhà một mình? (ý 2)

5- Gặp người già qua đường, đường rất đông xe cộ, em sẽ làm gì? (ý 3)

6- Em làm vỡ bình hoa của lớp, em sẽ? (ý 1)

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất phương án đúng.(Kết quả trong vòng đơn)

*HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập 2 trang 37.

+ Học sinh kể về một việc làm thể hiện mình là người xuất sắc. Cảm xúc của em khi hoàn thành việc xuất sắc (học sinh kể thực tế)

+ H/S chia sẻ ý kiến của mình; H/S khác nhận xét.

+ G/V tuyên dương học sinh có những ý kiến chia sẻ hợp lí.

*HĐ 5: Đọc những điều cần ghi nhớ. Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 38-139.

1- Lời nói của người xuất sắc. Những biểu hiện của người xuất sắc.

2- Một số câu mà người xuất sắc không nói. 2- Một số hành vi mà người xuất sắc không làm.

*HĐ7: Em tự đánh giá.

+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em tự tin, dũng cảm, quyết tâm và phấn đấu ở mức độ nào.

+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện là người tự tin, dũng cảm, quyết tâm và phấn đấu vươn lên.

*HĐ8: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ đánh giá em thể hiện em tự tin, dũng cảm, quyết tâm và phấn đấu ở mức độ nào.

*HĐ9: Tổng kết, dặn dò:

+ 1 HS nhắc lại bài học. GV nhận xét tiết học .

+ Dặn dò: Luôn thể hiện là người tự tin, dũng cảm, quyết tâm và phấn đấu vươn lên.

Thực hành kĩ năng sống BÀI 10: NÊU Ý KIẾN CÁ NHÂN (40) I. MỤC TIÊU

- HS luôn tự tin và chủ động nêu ý kiến của mình với mọi người.

- Rèn luyện thói quen nêu ý kiến của mình với mọi người. - Giáo dục cho HS thói quen nêu ý kiến của mình với mọi người.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài

*HĐ2: Tìm hiểu bài: «Hộp bút màu của Hoa». - Gọi 2 HS đọc to truyện «Hộp bút màu của Hoa». - Cả lớp đọc thầm ở SGK.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4, trả lời hai câu hỏi bài tập 1, sau 7 phút các nhóm trình bày:

1- Vì sao lúc đầu mẹ lại mua bút màu nước? (Vì mẹ Hòa đã hứa mua cho Hòa)

2- Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? (Mạnh dạn nói nên ý kiến của mình)

- Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất phương án đúng.(Kết quả trong vòng đơn)

*HĐ 3: Thực hành.

+ Em đang có những mong muốn gì? Hãy viết ra cho bố mẹ biết. (học sinh viết thực tế)

+ H/S chia sẻ ý kiến của mình; H/S khác nhận xét.

+ G/V tuyên dương học sinh có những ý kiến chia sẻ hợp lí.

*HĐ 4: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 41. Đánh dấu X vào ô trước ý đúng.

1- Những lợi ích của việc nêu ý kiến cá nhân. (ý 2 và ý 5) 1- Em thường làm những việc nào dưới đây? (ý 1, ý 2 và ý 3) + H/S chia sẻ ý kiến của mình; H/S khác nhận xét.

+ G/V tuyên dương học sinh có những ý kiến chia sẻ hợp lí.

*HĐ 5: Đọc những điều cần ghi nhớ. Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 38-139.

1- Khi thể hiện ý kiến cá nhân, em nên:

2- Những việc em nên tránh khi nêu ý kiến cá nhân của mình. 2- Ích lợi của việc ý kiến cá nhân.

*HĐ7: Em tự đánh giá.

+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện em tự tin nêu ý kiến cá nhân, em có thói quen nêu ý kiến của mình với mọi người ở mức độ nào.

+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện là người tự tin nêu ý kiến cá nhân và có thói quen nêu ý kiến của mình với mọi người

*HĐ8: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ đánh giá em thể hiện em tự tin nêu ý kiến cá nhân, em có thói quen nêu ý kiến của mình với mọi người ở mức độ nào.

*HĐ9: Tổng kết, dặn dò:

+ 1 HS nhắc lại bài học. GV nhận xét tiết học .

+ Dặn dò: Luôn có thói quen nêu ý kiến của mình với mọi người.

Thực hành kĩ năng sống BÀI 11: LÒNG TRUNG THỰC (44) I. MỤC TIÊU

- HS hiểu được thế nào là lòng trung thực. - Tự giác rèn luyện tính trung thực hằng ngày. - Giáo dục, rèn cho HS tính trung thực hằng ngày.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:*HĐ1: Giới thiệu nội dung bài *HĐ1: Giới thiệu nội dung bài

*HĐ2: Tìm hiểu nội dung mẩu chuyện: «Bài học về lòng trung thực».

- Gọi 2 HS đọc to truyện «Bài học về lòng trung thực» - Cả lớp đọc thầm ở SGK.

- Thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi bài tập 1, sau 7 phút các nhóm lần lượt trình bày:

+ Hòa không trung thực ở điểm nào? (Nói dối cô giáo là để sách ở nhà, lúc làm bài kiểm tra loay hoay giở sách ra chép) + Nếu nhìn thấy Hòa giở sách để chép, em sẽ làm gì? (Nhắc nhở bạn nhẹ nhàng…)

+ Kể ra những biểu hiện thiếu trung thực có thể có trong giờ kiểm tra? (Chép bài của bạn, giở sách ra chép, chép tài liệu…) - Học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ Giáo viên chốt ý đúng (phần trong ngoặc đơn).

*HĐ 3: Thảo luận nhóm đôi: Hoàn thành bài tập 2 trang 45. + Học sinh thảo luận lựa chọn hình ảnh đúng thể hiện các bạn trung thực.

+ G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 2 trang 45.

+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi đại diện học sinh các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

+ GV tuyên dương nhóm có kết quả chính xác. (hình ảnh đúng là: hình 2, 3, 4.);

*HĐ 4: Thực hành. Làm việc cá nhân: Hoàn thành bài tập 3, bài tập 4 trang 45.

*Bài tập 3. G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 2 trang 45 bằng việc viết ra những biểu hiện của lòng trung thực.(nói đúng sự thật, dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm…)

+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi một số học sinh trình bày, H/S khác nhận xét.

+ GV tuyên dương học sinh làm bài tốt. (Kết quả trong ngoặc đơn)

*Bài tập 4. G/V hướng dẫn các nhóm HS làm bài tập 4 trang 45 bằng việc: Kể một tình huống em có thể hiện lòng trung thực của mình cho các bạn hoặc bố mẹ nghe? (Theo ý của mỗi học sinh..)

+ Sau khi HS làm xong, Giáo viên gọi một số học sinh trình bày, H/S khác nhận xét.

+ GV tuyên dương học sinh làm bài tốt.

*HĐ 5: Đọc những điều cần ghi nhớ trang 46 và trang 47. + Giáo viên cho nhiều học sinh đọc nội dung SGK trang 46 và trang 47.

1. Những điều em cần tránh. 2. Rèn luyện tính trung thực.

+ Học sinh dùng bút màu tô vào các ô mặt người thể hiện: Em rèn luyện tính trung thực hằng ngày và em chia sẻ với bạn bè về lòng trung thực ở mức nào.

+ Giáo viên tuyên dương em có 5 mặt được tô màu và tư vấn cho những em có từ 1 đến 3 mặt được tô màu cách thể hiện lòng trung thực.

*HĐ7: Giáo viên đánh giá và hướng dẫn học sinh cho cha mẹ đánh giá em về: Em rèn luyện tính trung thực hằng ngày và em chia sẻ với bạn bè về lòng trung thực ở mức nào.

*HĐ8: Tổng kết, dặn dò:

+ 1 HS nhắc lại bài học cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. + Dặn dò: Thực hành luôn rèn luyện tính trung thực hằng ngày.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN THIẾT KẾ GIÁO ÁN MẪU THEO SÁCH MỚI NĂM 2015 DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 2 Ở TIỂU HỌC. (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w