CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM
3.3 Một số giải pháp phát triển kinh tế biển đến năm
Từ những kết quả đạt được về phát triển trong những năm qua, có thể nhận thấy mặc dù đã được tiến hành khai thác từ lâu nhưng kinh tế biển vẫn thực sự chưa mang lại giá trị kinh tế cao, những thành tựu mang lại chưa cân xứng với tiềm năng kinh tế biển Việt Nam, đời sống nhân dân vùng ven biển còn rất nhiều khó khăn. Mặc dù được đánh giá là vùng biển có tiềm năng khai thác lớn, có vị trí địa lý về kinh tế- chính trị trọng yếu nhưng đến nay Việt Nam vẫn chưa được coi là một quốc gia phát triển về kinh tế biển.
Vấn đề được đặt ra là cần phải phát triển kinh tế biển bền vững, một số giải pháp được đưa ra gồm:
-Vùng biển Việt Nam không chỉ chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên tai mà còn bị ảnh hưởng mạnh bởi việc biến đổi khí hậu, đổng thời lại là một vị trí chiến lược giúp phát triển kinh tế trong tương lai vì vậy khó tránh khỏi sự nhòm ngó từ những thế lực thù địch bên ngoài.
Giải pháp quan trọng được đặt ra là phải nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo, xem đây là ba mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau.
- Tiềm năng kinh tế biển Việt Nam vô cũng lớn tuy nhiên cho đến nay do tình hình khai thác tự phát, chưa theo quy mô vì vậy mà chưa khai thác tối đa được lợi thế vốn có làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn.
Cần phải xây dựng đề án tái cơ cấu ngành kinh tế biển, các cơ chế, chính sách
nhằm phát huy quyền chủ động của các ngành, các cấp, các địa phương và vùng lãnh thổ, có sự quản lý, tập trung của trung ương, tạo nên bước đột phá về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, theo chiều rộng và chiều sâu. Bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển ngành theo nội dung mới gắn phát triển kinh tế biển với phòng ngừa thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng tuyến đảo, hệ thống cảng biển, đô thị ven biển, các ngành dầu khí, đóng tàu, giao thông, du lịch, khai thác nuôi trồng thủy hải sản, … đồng thời thúc đẩy liên kết hợp tác giữa các ngành, các địa phương và vùng lãnh thổ, hiện đại hóa các doanh nghiệp, các hợp tác xã, xây dựng các thương hiệu biển quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài và đầu tư tư nhân vào phát triển kinh tế biển...
- Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản đang bị giảm sút, vẫn chưa có sự tham gia phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan địa phương với ngư dân
Cần khẩn trương xây dựng chiến lược thích ứng cho sinh kế ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, xác định và tiếp cận cho từng lĩnh vực như: Vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, … có sự tham gia của đại diện các cơ quan ở địa phương, các chuyên gia kỹ thuật, các tổ chức quần chúng, các hộ gia đình, lập bản đồ về các mối hiểm nguy, kế hoạch lưu giữ nước ngọt, áp dụng cách tiếp cận vùng để quản lý tài nguyên thiên nhiên ven biển dựa trên cộng đồng. Huy động cộng đồng tham gia vào việc kiên cố hóa đê điều, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tạo hành lang bảo vệ đê biển, ngăn ngừa nước biển dâng và nước mặn lấn sâu vào đồng ruộng. Tổ chức các tổ đoàn kết, hợp tác xã vận tải trên biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy hải sản, … để có điều kiện hỗ trợ nhau trong sản xuất ứng phó với bão tố, sóng thần...
- Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển ở ven biển còn nhỏ bé, trang bị còn thô sơ.
Tiếp tục triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực: tuyển chọn, lai tạo giống cây lương thực, cây công nghiệp, giống nuôi thủy, hải sản, … Đổi mới cơ cấu nghề nghiệp, phát triển các nghề mới thích ứng với các vùng mặn hóa, hạn hán, ngập nước; áp dụng công nghệ mới hiện đại vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí, băng cháy, đóng tàu và chế biến các sản phẩm của biển,… Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao công nghệ, thu hút các nguồn vốn ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước...
Tăng cường đầu tư xây dựng mới và củng cố các hệ thống quan trọng: hệ thống đê biển, nâng cấp hệ thống thông tin truyền thông, hệ thống cảnh báo sớm sóng thần và dự báo thời tiết, phát triển hệ thống rừng và rừng ngập mặn, trước mắt triển khai sớm
hệ thống đê biển ở vùng thấp và vùng ngập nước. Ưu tiên giải quyết di dời cơ sở hạ tầng, dân cư ở những vùng có nguy cơ ngập nước, bổ sung lực lượng lao động có chất lượng cho huyện đảo và quần đảo.
- Năng lực quản lý của các cán bộ của vùng ven biển, biển, hải đảo còn hạn chế chưa đưa ra được những chính sách tốt nhất giúp phát triển kinh tế biển.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu quản lý các ngành kinh tế biển và cộng đồng cư dân ven biển không những có trình độ chuyên môn mà còn có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%. Đồng thời đề nghị Chính phủ giao cho các ngành chức năng đưa nội dung giáo dục về kinh tế biển, biến đổi khí hậu, bảo vệ chủ quyền biển đảo và chương trình giảng dạy ở các cấp học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học thuộc hệ chính quy về không chính quy.
- Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng biển, ven biển và các hải đảo.
Trong tương lai gần, ngành kinh tế biển sẽ giữ vai trò chủ yếu để đảm bảo cho nhu cầu đời sống của nhân dân, đảm bảo cho dân tộc ta giàu mạnh và phát triển.
Việt Nam, đất nước nằm bên bờ Biển Đông, là một đất nước đã có lịch sử phát triển lâu dài luôn gắn liền với biển. Ngày nay, biển chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên khoáng sản và nguồn lực con người. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, nhận thức tầm quan trọng của biển đối với sự phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành và thực thi nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm khai thác các tiềm năng, các lợi thế của biển để phát triển kinh tế và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. So với thời kỳ trước, kinh tế biển của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới vừa qua đã có bước chuyến biến đáng kể. Cơ cấu ngành, nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống, đã xuất hiện nhiều ngành, kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại. Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu. Kinh tế biển đã được chú ý hơn và các công việc về biển đã làm được nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát triển các hải đảo kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển)…
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các lĩnh vực kinh tế biển còn kém phát triển ở nhiều mặt, việc quản lý và khai thác biển kém hiệu quả, gây lãng phí tiềm năng của biển… Thế kỷ 21 được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”, nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng mạnh ra biển để phát triển, để hội đủ ba thế mạnh: mạnh về kinh tế biển; mạnh về khoa học biển; và mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển. Việt Nam không phải là ngoại lệ, việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X thông qua Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã cho thấy quyết tâm của Việt Nam đi theo xu hướng trên. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn.
Để thực hiện thắng lợi Chiến lược biển, cần nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng cơ sở luật pháp và lực lượng nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên biển; đẩy mạnh điều tra cơ bản và phát triển khoa học – công nghệ biển; triển khai công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các vùng biển và ven biển; tiếp tục xây dựng đồng bộ khung khổ pháp lý về biển và hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển và vùng ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước có hiệu lực, hiệu quả đối với mọi vấn đề liên quan đến biển; tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế về biển; phát triển nguồn nhân lực và phát triển một số tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực kinh tế biển.
Riêng về phát triển kinh tế biển, cần tập trung vào một số định hướng biện pháp chính sau đây:
- Huy động và phát huy tốt tất cả các nguồn lực để khai thác tối đa mọi tiềm năng và lợi thế nhiều mặt của biển, tạo sự chuyển biến cơ bản.
- Tạo bước “nhảy vọt" trong phát triển kinh tế biển, kết hợp kinh tế ven biển, kinh tế trên biển và kinh tế hải đảo theo một chương trình liên kết có hiệu quả và hiệu lực cao.
- Phát triển và hiện đại hoá có trọng tâm, trọng điểm và bước đi thích hợp, có tính tới hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.
- Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với an ninh quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững của vùng biển, ven biển và các hải đảo.